[Hồ sơ doanh nhân] Hành trình trở thành “ông vua thép” của tỷ phú Trần Đình Long

Doanh nhân Trần Đình Long, hiện là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG), được biết đến là “ông vua thép”. Hồ sơ của vị tỷ phú đô la này mặc dù không ‘gai góc’ nhưng có nhiều chi tiết đặc biệt về sở thích máy bay, bóng đá và văn học hay  câu chuyện từ tình bạn thân thiết trên thương trường đến việc tố nhau ra tòa với Bầu Kiên…

  1. Tên đầy đủ: Trần Đình Long
  2. Ngày sinh:  20 tháng 2 năm 1961
  3. Quê quán: Hải Dương
  4. Trình độ: Cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân
  5. Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  6. Sở thích: Cà phê, đọc truyện trinh thám xem tivi, phim tâm lý xã hội nước ngoài và xem bóng đá. Ông Long hồi học phổ thông rất giỏi văn.

7. Quá trình sự nghiệp

Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về, sau 6 năm bôn ba tìm hiểu về thị trường. Và cũng kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu.

Bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1996, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

Và từ năm 1996 đến năm 2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.

Phải sau đến 8 năm, bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, vào năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát.

Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát.

Đây cũng là năm mà Hòa Phát lập kỷ lục với kết quả kinh doanh ấn tượng đồng thời giá cổ phiếu công ty cũng tăng vọt đã giúp tập đoàn Hòa Phát vươn lên khẳng định vị thế doanh nghiệp thép số 1 trên thị trường. Trong năm 2007, Hòa Phát xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016.

Trong suốt hơn 10 năm qua, doanh thu Hòa Phát đã tăng trưởng tới 10 lần. Năm 2007, doanh thu ở mức 5.734 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đã là gần 47.000 tỷ đồng, lợi nhuận cao kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng.

Năm 2018, Hòa Phát tiến hành triển khai dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất với tổng vốn đầu tư 60.000 tỉ đồng, công suất thiết kế 4 triệu tấn thép/năm, chế biến thép theo công nghệ lò cao khép kín.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn, hoàn thành trong vòng 4 năm. Giai đoạn 1 có công suất 2 triệu tấn thép/năm, thời gian hoàn thành 24 tháng kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2 có công suất 2 triệu tấn thép dẹp/năm, thời gian hoàn thành 18 tháng sau khi hoàn thành giai đoạn 1.

Khi dự án hoàn thành sẽ cho doanh thu 2 tỉ USD/năm, đóng góp cho ngân sách 4.000 tỉ đồng mỗi năm sau khi hoạt động hết công suất và tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động. Thời hạn hoạt động của dự án này là 50 năm kể từ ngày dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.

Và cũng như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nông nghiệp, bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại,…

  • Năm 1995, công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát được thành lập, đay là nhà sản xuất nội thất hàng đầu Việt Nam, liên tục dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng với hàng loạt dự án lớn khắp mọi miền đất nước.
  • Năm 2001, công ty Điện lạnh Hòa Phát được thành lập, cho đến nay đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2019, là năm đầu tiên trong 18 năm phát triển, vượt mốc doanh thu 1.100 tỷ.

“Tôi làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!”.

“Mọi người nếu làm nông nghiệp và để ý các doanh nghiệp đầu tư ngành này thì sẽ thấy đây là lĩnh vực làm rất lâu. Khác với sản xuất công nghiệp khi anh làm xong máy móc là xong, lĩnh vực này còn phải có chu kỳ sống của con vật. Vì thế, khi bắt tay vào mảng nông nghiệp tôi cũng xác định trước là phải đến năm 2019-2020 mới xong được “chu kỳ dựng lên ban đầu” – Theo chia sẻ của ông Long.

Quan điểm này đúng với những gì ông đã và đang thể hiện. Họ nói nông nghiệp khó khăn những ông vẫn quyết định đầu tư và khẳng định sẽ kiên định đến cùng, và đã đạt được những kết quả ấn tượng.

  • Năm 2004, Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát (thuộc Công ty CP Phát triển nông nghiệp Hòa Phát) được thành lập, và đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng. Năm 2019 sản lượng tiêu thụ bò Úc chiếm trên 50% thị phần toàn quốc. Với việc nâng thị phần bò Úc từ 42% từ cuối 2018 lên 50% năm 2019, Hòa Phát tiếp tục khẳng định vị thế, giữ thị phần số 1 về cung cấp bò Úc trên cả nước.
  • Chỉ sau 1 thời gian ngắn gia nhập thị trường, đến cuối 2019, sản lượng trứng gà của Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát cũng dẫn đầu trong số các doanh nghiệp cung cấp trứng gà phía Bắc với sản lượng 450.000 quả/ngày
  • Bên cạnh đó, mảng Bất động sản khu công nghiệp Hòa Phát khởi sắc, liên tiếp “đón sóng” nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước thuê đất làm nhà xưởng, đưa mảng bất động sản nhà ở, khu đô thị và kinh doanh hạ tầng KCN.

Ngoài ra, về đóng góp cho xã hội của doanh nhân. Năm 2017, đóng góp của Hòa Phát là 5.000 tỷ đồng, chưa kể những chính sách, hoạt động xã hội khác.

Cho đến ngày hôm nay, tại Hòa Phát vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng “biết gì về thép mà làm” của một trùm buôn thép những năm cuối 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, ông Long chỉ là tay mơ. Lấy khó khăn làm cơ hội để trở nên khác biệt, ông Trần Đình Long không ngại những thử thách, ông dám nghĩ, dám làm, vững chãi từng bước đưa Hòa Phát và ngành thép Việt tiến lên phía trước.

“Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi” – ông nói. Câu nói ấy như một minh chứng cho cái “chất” thép của vị doanh nhân đầy bản lĩnh, vị tỷ phú USD, và là “ÔNG VUA” của ngành thép Việt.

Ông Trần Đình Long hiện nắm giữ 700 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát, ước tính giá trị hiện tại 17 nghìn tỷ đồng. Năm 2016, ông là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Đầu tháng 3 năm 2019, ông được vinh danh trong danh sách tỷ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với khối tài sản 1 tỷ USD, xếp thứ 1756 thế giới.

8. Người phụ nữ “bí ẩn” bên cạnh ông Trần Đình Long

Bà Vũ Thị Thu Hiền có thể gọi là người phụ nữ “giàu có và bí ẩn” nhất sàn chứng khoán vì ngoài việc là vợ ông Trần Đình Long, không có thêm bất cứ một thông tin nào về bà Hiền.

Tính đến 16/6/2017, bà Vũ Thị Hiền có 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỉ đồng. Năm 2013, bà là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng ông Trần Đình Long.

9. Người con trai đầy tài năng và bản lĩnh

Ông Trần Đình Long có hai người con, lần lượt tên là Trần Huyền Linh và Trần Vũ Minh.

Mặc dù vợ chồng ông Trần Đình Long đang sở hữu khối tài sản xấp xỉ 1 tỷ USD thông qua cổ phần nắm giữ tại Hoà Phát, tuy nhiên, hai người con không hề nắm cổ phần nào. Mới đây, công ty riêng của con trai ông Long bất ngờ mua vào 1 triệu cổ phiếu HPG, gián tiếp đánh dấu sự có mặt của Trần Vũ Minh tại tập đoàn này.

“Con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp” là nguyên tắc mà ông Long đề ra. Đây cũng là lý do mà vì sao mà hai ngời con của ông không hề nắm cổ phần nào trong công ty.

Bởi vậy, trước đây, Trần Vũ Minh bước chân vào Hòa Phát khi còn đang học năm thứ 3 đại học, nhưng cũng chỉ có xuất phát điểm là nhân viên. “Tôi rất ghét chuyện con ông, cháu cha. Đã đi làm tại Hòa Phát là theo đúng giờ, ăn cơm trưa như các nhân viên khác và không có bất cứ chuyện ưu tiên, ưu đãi gì cả”, ông Long thẳng thắn chia sẻ.

Có thể thấy, “cha truyền con nối” ở đây không phải nằm ở khối gia tài đồ sộ mà nằm ở sự tài năng, bản lĩnh và gai góc mà ông Trần Vũ Minh “kế thừa” từ người cha của mình – ông Trần Đình Long. Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong – là công ty riêng của ông Trần Vũ Minh, đã mua 1 triệu cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Để thực hiện được cuộc giao dịch này, ông Minh đã mạnh tay chi hơn 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Trần Vũ Minh cũng được biết đến là một tỷ phú trên sàn chứng khoán.

11. Thú vui tậu “máy bay riêng”

Chia sẻ về ý định sắm máy bay riêng, ông từng nói: “Tôi đang có ý định đấy, nhưng bị mọi người can quá. Nếu mua máy bay, tôi sẽ mua phản lực vì hoạt động ở khu Dung Quất phải đi lại nhiều. Tôi đang xem xét thôi.”

Đến năm 2010, ông Trần Đình Long đã bỏ ra 5 triệu đô la để sở hữu chiếc máy bay riêng trực thăng riêng. Sau đó, ông còn phải tiêu tốn thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để “nuôi” chiếc máy bay triệu đô này. Và ông chính là người thứ 2 ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng.

Sau đó, chiếc trực thăng loại 6 chỗ ngồi này đã được đổi bằng máy bay mới loại 12 chỗ cùng chủng loại, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của vị doanh nhân này. Được biết, chiếc máy bay mới này có giá trị 7 triệu USD.

So với phi cơ riêng mang mã hiệu VN-D686 mà ông Long bỏ hơn 5 triệu đôla Mỹ để mua hồi tháng 6/2010, chiếc trực thăng loại 12 chỗ ngồi vừa được vị chủ tịch này đưa về Việt Nam hiện đại hơn rất nhiều, có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.

Năm 2019 Ông Long cho biết đang có ý định mua máy bay trở lại và nếu mua máy bay, ông sẽ mua phản lực vì hoạt động ở khu Dung Quất phải đi lại nhiều. Tôi đang xem xét thôi.

12. Trần Đình Long – Bầu Kiên: Từ tình bạn thân thiết trên thương trường đến việc tố nhau ra tòa

Sự kiện bắt Bầu Kiên đã gây chấn động thị trường tài chính ngân hàng thời điểm đó. Vụ án này được coi là đại án trong giai đoạn 2012 – 2014, tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và được sự quan tâm lớn của dư luận. Và 1 phần của câu chuyện thu hút dư luận chính là việc ông Trần Đình Long tố Bầu Kiên ra tòa, dù 2 người được xem là đôi bạn thân thiết trên thương trường.

Tháng 5/2014, trước toà, ông Kiên đã khai về mối quan hệ giữa ông và ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Ông Nguyễn Đức Kiên lấy quyền là Chủ tịch HĐQT chỉ đạo Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) hoán đổi 30 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (Thép Hòa Phát).
Tháng 5/2010, ACBI thế chấp hơn 22,4 triệu cổ phần này cho ACB để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.

Tháng 4/2012, ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, đề nghị bán lại 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát (tương ứng 264 tỷ đồng) nhằm tăng sở hữu vốn của tập đoàn này tại các công ty thành viên.

ACBI đề nghị cho giải chấp 20 triệu cổ phần của Thép Hòa Phát đang thế chấp tại ACB song không được đồng ý. Dù vậy, Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo nhân viên soạn quyết định của HĐQT để ông ký, thể hiện việc đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát. Sau đó, ACBI ký hợp đồng bán 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát và nhận 264 tỷ đồng.

Bầu Kiên khai: “Anh Long nhiều lần nói với tôi muốn cơ cấu lại cổ phần của công ty Thép Hòa Phát. Tôi không muốn bán cổ phần của ACBI. Sau đó anh Long nhờ tôi giúp đỡ, muốn mua lại cổ phần từ công ty tôi. Tôi và anh Long thống nhất với nhau sẽ hoán đổi cổ phiếu. Anh Long nói tôi xác định giá, tôi giao việc này cho cấp dưới”.

“Tôi với anh Long và Dương là bạn bè nhiều năm, không có ý thức việc ai lừa ai. Trong suốt quá trình điều tra, trong các phần cung, tôi không tin Hoà Phát tố cáo tôi và tôi cũng không bao giờ tố cáo Hoà Phát”, bầu Kiên nói.

Tuy nhiên, khi được tòa hỏi, ông Long đã chối bỏ, nói rằng không biết số cổ phiếu trên đang bị thế chấp. Ông Long giải thích mói quan hệ của mình: “Tôi và anh Kiên quen biết nhau từ năm 2001, qua việc có cùng sở thích bóng đá. Chính tôi là người đứng ra tiến hành đàm phán về giá cả để mua số cổ phần này”.

Bán cổ phiếu cho Trần Đình Long đã khiến bầu Kiên bị truy tố. Dù ông Long nói ngược lại lời khai của mình song bầu Kiên không ngừng nhắc đến tình bạn giữa hai người và nói: “Uy tín của chúng tôi không nằm ở 264 tỷ đồng. Lời nói của chúng tôi bằng hàng ngàn chữ ký”.

Ông Trần Đình Long xác nhận: “Tôi thấy sự việc rắc rối nên chỉ đạo tàm dừng đăng ký quyền sở hữu và có đơn gửi cơ quan CSĐT đề nghị làm rõ”.

Ông Long đã nhận lại được toàn bộ số tiền 264 tỷ đồng do cơ quan điều tra chuyển. Ông Kiên với ông Long được biết đến là những người bạn thân thiết trong làng thể thao khi đều từng là những ông bầu nổi tiếng của các đội bóng. Giờ đây, ông Long là tỷ phú đô la còn ông Kiên đang thụ án trong trại giam.

Trả lời