[Nhịp đập thị trường 4/2/2021] Thị trường tăng điểm nhẹ, thị trường phân hóa mạnh – Tiêu điểm DRC

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/2/2021, chỉ số VNInex đóng cửa ở mức 1112.9 điểm, tăng nhẹ 0.9 điểm, tương ứng tăng 0.08%. Thanh khoản thị trường đạt 471 triệu đơn vị thấp hơn phiên ngày 3/2/2021. Tội đồ phiên hôm nay là cổ phiếu VIC khi đóng góp tới 2.2 điểm giảm. Trong khi ở phía tăng giá, những cổ phiếu lớn tạo nên ảnh hưởng tích cực không tập trung ở một nhóm ngành cụ thể mà phân hóa mạnh như: VHM, VPB FPT, BHN …. Tuy nhiên, đi chi tiết vào từng nhóm ngành và từng cổ phiếu, hiện tại dòng tiền đang tập trung ở một số ngành như: Công nghệ thông tin, khu công nghiệp hạ tầng bất động sản, bất động sản, điện . 


Thị trường vẫn đang ở ” Xu hướng tăng được xác nhận” khi xuất hiện ngày Bùng nổ theo đà (FTD) ngày 3/2/2021. Sau phiên bùng nổ theo đà, chúng ta vẫn đang tiếp tục theo dõi thị trường xem ngày “Bùng nổ theo đà” có thành công hay không? Thị trường phiên hôm nay tăng điểm với khối lượng thấp cho thấy nhiều nhà đầu tư đang quan sát xem những lực cầu bắt đáy trước đó được hấp thụ thế nào ? Hiện tại chỉ còn 3 ngày giao dịch nữa sẽ đến Tết  và nghỉ hơn 8 ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng nắm giữ cổ phiếu trong dịp Tết. 

Số lượng cổ phiếu có giá trên MA50 ngày và dưới MA50 ngày cho thấy thị trường đang khá cân bằng. Nhiều cổ phiếu nhóm ngành Công nghệ thông tin, Khu công nghiệp bất động sản đang “miệt mài” thiết lập đỉnh giá mới như: PDR,FPT,FOX,NVL,SJS…. Đồng thời quan sát 2 nhóm này chúng tôi cũng thấy nhiều cổ phiếu đang tiến gần điểm Break out nền giá, kéo ngược MA20 ngày và  các mẫu hình cốc tay cầm, chữ V, W  như: NTL, CTR, HDC,VHM,AGG …..

Theo hướng dẫn của William O’Neil, sau ngày Bùng Nổ Theo Đà, nhiệm vụ của bạn là theo dõi số ngày phân phối. Nếu không có phiên phân phối nào trong 4-5 ngày tới, đó là một tín hiệu xác nhận khả năng thành công. Ngược lại, nếu 1-2 ngày tới có phiên phân phối mạnh, thì khả năng bị thất bại cao.

Hành động giá của VNIndex phiên ngày 4/2/2021 khá cân bằng giữ bên mua và bên bán, độ biến động của thị trường đang được thu hẹp đồng thời thanh khoản của thị trường đang thắt chặt trở lại . Như vậy sau phiên FTD thị trường chưa xuất hiện phiên phân phối nào, chúng tôi tiếp tục quan sát tiếp 2 đến 3 phiên tiếp để xem thị trường sẽ phản ứng thế nào với vùng MA 50 ngày, đồng thời lên danh sách những  cổ phiếu Leader ở các nhóm ngành tiềm năng.

Các Cổ Phiếu Dẫn Dắt (Leader Stock) Giống Như Những Vị Tướng Tài Năng. Chính họ sẽ dẫn bạn đi đến những chiến thắng rực rõ và hãy rút đi cùng với họ. Các cổ phiếu dẫn dắt khiến bạn phải sớm gia nhập thị trường lúc mới khởi đầu tăng giá và cũng chính chúng buộc bạn phải rời bỏ thị trường trước thị trường con gấu.- Trích William O’Neil, Combo Làm Giàu Từ Chứng Khoán

Thị trường tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ dòng tiền F0 với lượng tài khoản mở mới tăng thêm đáng kể trong tháng 1. So với tháng cuối năm 2020, số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước mở mới tháng 1/2021 nhiều hơn 23.026 tài khoản (+36.4%).  Trong số 86,269  tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 1 có tới 86,107 tài khoản từ các nhà đầu tư cá nhân và 162 tài khoản từ các nhà đầu tư tổ chức.

Nhà đầu tư đổ xô vào chứng khoán, bình quân mỗi ngày có thêm gần 4.000 tài khoản mở mới trong tháng 1 - Ảnh 1.

TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU

DRC- CTCP Cao Su Đà Nẵng

Trước biến động mạnh của thị trường, cổ phiếu DRC cũng đã có hành động giá kéo ngược và kiểm tra MA20 ngày trước đó. Hiện tại cổ phiếu đã bật tăng trở lại lên trên MA20 ngày với khối lượng lớn.

Điểm chú ý của DRC đó chính là cổ phiếu có Code 33 của phù thủy MARK MINERVINI, cổ phiếu đã có 3 quý liên tiếp tăng tốc trong tăng trưởng về doanh thu,  lợi nhuận  và biên lợi nhuận được mở rộng. Cụ thể, doanh số các quý gần đây có mức tăng trưởng là: -28%; -2% và + 15%. Trong khi lợi nhuận sau thuế là: -33%, -25% và +36%. Biên lợi nhuận gộp được mở rộng từ 15% lên 19.8%.

GIAO DỊCH NHƯ MỘT PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN (TRADE LIKE STOCK MARKET WIZARD)

Trích nguồn phân tích: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt – BVSC 

DRC ghi nhận KQKD Quý 4/2020 ấn tượng:  Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh lên 1,108 tỷ (+17.0% QoQ; +14.5% YoY), trong khi LNST-MI tăng mạnh lên 109.5 tỷ (+77.7% QoQ; + 35.8% YoY từ mức cơ sở cao Quý 4/2019). Các động lực chính:
– (1) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ lực tốt nhờ hoạt động xuất khẩu tăng mạnh;
– (2) Tích cực dự trữ nguyên liệu đầu vào chi phí thấp;
– (3) Chi phí khấu hao giảm mạnh;
– và (4) Thu hẹp lỗ tài chính ròng. Cho cả năm 2020, doanh thu thuần và LNST-MI của DRC lần lượt đạt 3,647 tỷ (-5.5% YoY) và 256.5 tỷ (+2.4% YoY); hoàn thành 103%/110% 

Sản lượng tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ và vượt mức trước COVID-19. Trong Quý 4/2020, sản lượng lốp radial của DRC phục hồi đáng kể 23.3% QoQ lên 168,437 chiếc, cao hơn 31.9% YoY so với mức trước COVID-19 (Quý 4/2019). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ lốp bias tăng trưởng vững chắc lên 196,202 chiếc (+22.3% QoQ; +15.9% YoY). Sản lượng săm lốp xe máy và xe đạp nhìn chung không biến động nhiều ở mức 1.63 triệu chiếc (-1.6% YoY) và 2.1 triệu chiếc (-8.7% YoY).

ASP thấp hơn cho cả lốp bias và lốp radial; ASP lốp xe đạp tăng trưởng tốt. Doanh thu lốp bias đạt 334.4 tỷ (+24.6% QoQ; +11.5% YoY), chiếm 30.2% doanh thu thuần của Quý 4/2020. Doanh thu lốp radial tăng lên 589.1 tỷ (+22.0% QoQ; + 21.7% YoY). Với những con số này, chúng tôi ước tính giá bán bình quân (ASP) của lốp bias là 1.70 triệu/ chiếc (+1.9% QoQ; -3.8% YoY), trong khi lốp radial là 3.50 triệu/ chiếc (-7.8% YoY). Với chi phí nguyên vật liệu đầu vào thuận lợi, chúng tôi hiểu rằng DRC đã chia sẻ một phần lợi ích chi phí thấp cho khách hàng thông qua việc cắt giảm giá, tuy nhiên, điều này chỉ là một giải pháp ngắn hạn để thúc đẩy doanh số bán hàng trong môi trường tiêu thụ chậm ảnh hưởng bởi COVID-19. Mặt khác, ASP của săm lốp xe máy giảm 4.6% YoY, trong khi ASP của săm lốp xe đạp tăng 10.2% YoY, nhiều khả năng nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn

Xuất khẩu cả lốp bias và lốp radial đều tăng mạnh trong Quý 4/2020. Xuất khẩu lốp radial tăng mạnh 40.2% YoY lên 135,914 chiếc (+28.4% QoQ), vượt mức trước COVID-19 và chiếm 81% tổng lượng tiêu thụ lốp radial; trong khi xuất khẩu lốp bias tăng đột biến lên 79,539 chiếc (+81.5% QoQ; + 84.4% YoY), chiếm 40.5% tổng lượng tiêu thụ lốp bias. Theo Ban Xuất khẩu lốp radial tăng mạnh 40.2% YoY lên 135,914 chiếc (+28,4% QoQ), vượt mức trước COVID-19 và chiếm 81% tổng lượng tiêu thụ lốp radial; trong khi xuất khẩu lốp bias tăng đột biến lên 79,539 chiếc (+81.5% QoQ; + 84.4% YoY), chiếm 40.5% tổng lượng tiêu thụ lốp bias. Với những con số này, chúng tôi hiểu rằng ngoài các hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ, các thị trường xuất khẩu chủ chốt của DRC, bao gồm Brazil và Malaysia, đang có dấu hiệu rõ ràng hơn về khả năng phục hồi mạnh mẽ. Theo Ban lãnh đạo, hoạt động xuất khẩu lốp bias có xu hướng tăng mạnh chủ yếu nhờ tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Đông và các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á.

Thị trường trong nước phục hồi ổn định. Mặc dù chúng tôi hiểu rằng sản lượng tiêu thụ tăng nhanh của DRC chủ yếu nhờ vào các hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, chúng tôi muốn xem xét tình hình tiêu thụ của DRC tại thị trường nội địa như thế nào. Sản lượng tiêu thụ lốp radial tại thị trường  nội địa phục hồi tốt trong Quý 3/2020 (+21.7% QoQ; +1.9% YoY) và Quý 4/2020 (+1.6% QoQ; +5.7%
YoY). Trong khi đó, doanh số bán lốp bias tại thị trường nội địa ổn định và cải thiện qua từng quý.

BLN gộp chung duy trì đà mở rộng lên mức kỷ lục. BLN gộp chung của DRC tăng từ 14.7% trong Quý 1/2020 lên 14.9% trong Quý 2/2020, lên 15.3% trong Quý 3/2020, và tăng mạnh lên 19.8% trong Quý 4/2020, nhờ: 
– (1) Gia tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, thúc đẩy bởi sự phục hồi đáng kể về sản lượng tiêu thụ;
– (2) Tích cực dự trữ nguyên liệu đầu vào chi phí thấp, mà chúng tôi đã thảo luận ở Báo cáo cập nhật Quý 3/2020;
– và (3) Chi phí khấu hao giảm mạnh. DRC đã chia sẻ một số lợi ích với các đối tác và người tiêu dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong kỳ. Xu hướng BLN các mảng sản phẩm chính. BLN lốp bias nhìn chung ở mức cao và cải thiện qua các quý, BLN lốp bias cả năm 2020 ở mức cao là 25.2%. BLN lốp radial phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp trong Quý 2/2020 lên mức cao kỷ lục là 19.8% trong Quý 4/2020 nhờ chi phí khấu hao giảm mạnh và sản lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức cao kỷ lục. 

Nguồn Cafef, lợi nhuận  ròng của DRC tăng trưởng mạnh 4 quý liên tiếp và gần bằng mức cao nhất vào quý 4 năm 2016. Ghi nhận, quý 4 cũng là quý DRC đạt đỉnh lợi nhuận sauu 4 năm. Trong đó, chỉ số kinh doanh DRC hiệu quả hơn nhờ chi phí khấu hao nhà máy Radial – Giai đoạn 1 chính thức hết khấu hao từ cuối tháng 8/2020. Ước tính, chi phí khấu hao sẽ tiếp tục giúp DRC tiết kiệm được 80 tỷ/năm.

Cao su Đà Nẵng (DRC): Lãi ròng quý 4/2020 cao nhất 4 năm với 110 tỷ đồng - Ảnh 1.

Đặc biệt, trong xu hướng giá cao su hiện tại tăng khá mạnh, DRC còn đang hưởng lợi từ lượng hàng tồn kho ở mức cao. Hiện, giá cao su tiếp tục tăng, tiệm cận đỉnh đầu năm 2017. Trên thị trường, thị giá DRC cũng tăng tích cực, hiện giao dịch tại mức 24.450 đồng/cp.

Cao su Đà Nẵng (DRC): Lãi ròng quý 4/2020 cao nhất 4 năm với 110 tỷ đồng - Ảnh 2.
Hàng tồn kho nguyên liệu, vật liệu của DRC vẫn ở mức cao không thay đổi nhiều so với đầu năm. Ruy nhiên thành phẩm của DRC giảm khá mạnh từ 627 tỷ quý 1 năm 2020 còn 276 tỷ cuối năm 2020 cho thấy mức tiêu thụ khá tốt sản phẩm trong năm 2020.
Ngoài ra,DRC  có hướng dẫn lợi nhuận khá tích cực đến từ doanh nghiệp :  Công ty cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh quý 1/2021 với 880 tỷ doanh thu và 66 tỷ LNTT.
Cao su Đà Nẵng (DRC): Lãi ròng quý 4/2020 cao nhất 4 năm với 110 tỷ đồng - Ảnh 4.

 

Bài viết được phân tích bởi

HOÀNG HỮU HUẤN

TRƯỞNG BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN WWW.TINHHOATAICHINH.VN

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

 

Trả lời