Chỉ số VN-Index giảm 1.9% với thanh khoản hôm nay đạt 550 triệu đơn vị, cao hơn so với phiên trước. Thị trường hôm nay gặp ngay áp lực giảm giá tại khu vực kháng cự 1286 trước đó, thị trường giảm đi lấy đi hầu hết nỗ lực tăng giá của phiên giao dịch trước đó. Chỉ số VN-Index đóng nến tuần ở mức nửa trên khung giá tuần với khối lượng giao dịch xấp xỉ KLGD BQ. Chúng ta cần quan sát các phiên giao dịch tiếp theo và trông chờ vào ngày FTD may mắn có thể xuất hiện sớm để có thể mau chóng quay lại thị trường. Thực tế hiện nay, các nỗ lực hồi phục gần đây đều cho thấy khối lượng thấp càng làm chúng tôi nghi ngờ về kịch bản thị trường sẽ không có ngày FTD và tiếp tục giảm điểm tạo đáy mới. Áp lực giảm điểm hôm nay của chỉ số đều đa phần đến từ các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng và thép với những cái tên quen thuộc như VCB (-3.3%), VPB (-3.8%), CTG (-3%), BID (-2%), ACB (-3.2%), HPG (-3%),….
Thị trường đang ở trong Xu hướng giảm và chúng ta có ngày nỗ lực phục thứ 4, vẫn chưa xuất hiện ngày FTD. Xu hướng giảm vẫn tạm thời là xu hướng chính của thị trường và chúng ta quan sát thấy Số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày vẫn đang chiếm số lượng lớn so với Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày.
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 Tuần hôm nay tiếp tục giữ vững với con số 16 cổ phiếu. Thị trường vẫn chưa xuất hiện quá nhiều chiến mã để có thể kéo thị trường chung quay trở lại Uptrend. Sóng ngành bất động sản, nguyên vật liệu xây dựng hoàn thiện, hóa chất vẫn đang là những nhóm ngành mạnh nhất hiện tại.
Chỉ số VN-Index hôm nay giảm điểm với khối lượng lớn hơn phiên hôm trước khi gặp phải vùng kháng cự 1286 trong khoảng thời gian tháng 4/2021. Thị trường tiếp tục bị bán tháo bởi nhóm cổ phiếu thuộc nhóm ngành dẫn dắt trước đó như ngân hàng và thép. Hiện tại, có khá ít cổ phiếu vừa có yếu tố cơ bản tốt vừa có mẫu hình giá đẹp, các Trader nên cẩn thận trong việc tìm kiếm các cổ phiếu để mua trong khoảng thời gian này. Lưu ý: Tiền chỉ kiếm được nhiều nhất khi chúng ta đang ở trong xu hướng tăng. Hiện tại, chúng ta đang đối mặt với dowtrend và nắm giữ tiền mặt cũng là một vị thế quan trọng mà bất cứ Trader nào cũng nên tuân thủ thực hiện trong khoảng thời gian này. Lựa chọn cổ phiếu cũng như điểm mua kỹ càng, chốt lời sớm là những gì nhóm Nhà đầu tư CANSLIM đang thực hiện. Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi vẫn đánh giá đây chỉ là đợt nổ lực hồi phục tạm thời của thị trường sau xu hướng giảm giá, cần một đợt rủ bỏ cuối cùng về khu vực 1160 (tương đương mốc MA200 ngày) để loại các NĐT yếu ớt ra khỏi thị trường.
RS theo phân ngành cấp 2 của Fireant
RS theo phân ngành cấp 4 của Fireant
CỔ PHIẾU THEO DÕI
CTR – CTY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL
Theo mô hình giao dịch CANSLIM, cổ phiếu CTR có điểm breakout mẫu hình Cốc tay cầm vào ngày 22/7/2021. Cổ phiếu tăng giá 2.1% với khối lượng giao dịch lớn hơn KLGD BQ 50 phiên là 40%. Trước đó cổ phiếu cũng đã xuất hiện điểm mua Pocket pivot vào ngày 16/7/2021 với khối lượng giao dịch đột biến, cao hơn KLGD BQ 423%. Hiện tại, CTR đang ở nền giá số 2. Cổ phiếu vẫn đang trong vùng mua hợp lý 5% từ điểm pivot mẫu hình Cốc tay cầm.
Cổ phiếu CTR đáp ứng tiêu chí chữ C trong CANSLIM với doanh thu Quý 2/2021 đạt 1,796 tỷ đồng, tăng 38% và lợi nhuận sau thuế đạt 81.4 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước.
Sự bứt phá của Viettel Construction đến từ tất cả các mảng kinh doanh của công ty. Trong đó, lĩnh vực Vận hành khai thác nhà trạm vẫn mang lại nguồn thu lớn nhất cho công ty với 1,982 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng trưởng 24%; Lĩnh vực xây lắp mang về doanh thu 796 tỷ đồng, tăng trưởng 34%; Lĩnh vực Giải pháp tích hợp đem về doanh thu 680 tỷ đồng, tăng trưởng 41%.
Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản đầu tư (Hạ tầng cho thuê) cũng tăng trưởng ngoạn mục với doanh thu 88.3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, gấp gần 6 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng quý 2/2021, doanh thu hạ tầng cho thuê đạt gần 49 tỷ đồng, tăng 23% so với quý trước và tăng 328% so với cùng kỳ 2020.
Hạ tầng cho thuê hiện là mảng kinh doanh mang lại biên lợi nhuận tốt nhất cho Viettel Construction với biên lãi gộp thường trên 30%. Tuy nhiên trong quý 2/2021, biên lãi gộp mảng này đã tăng lên mức kỷ lục 41%.
CTR cũng đáp ứng luôn tiêu chí chữ A trong CANSLIM khi có lũy kế lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt 274 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2019. Lợi nhuận trong vòng 5 năm của CTR đã tăng từ mức 100 tỷ đồng lên 274 tỷ đồng trong năm 2020.
Hiện tại, chúng tôi đã sắp sửa hoàn thiện xong báo cáo chi tiết về cổ phiếu CTR và sẽ gửi đến hệ thống khách hàng của chúng tôi thuộc nhóm Zalo Nhà đầu tư CANSLIM trong tuần sau. Vui lòng liên hệ đội ngũ tư vấn đầu tư của Elibook (liên hệ zalo 0977.697.420) để có thể nhận được những bản báo cáo về những cổ phiếu tốt nhất thị trường.
Bài viết được phân tích bởi
ĐỖ QUỐC HUY
PHÓ BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN KÊNH YOUTUBE TREND FOLLOWING