Diễn biến của TTCK Việt Nam hôm nay đi theo kịch bản giống hệt như thị trường chứng khoán thế giới trong phiên hôm trước. Áp lực bán xuất hiện đầu phiên, tuy nhiên không mạnh lắm và rồi sau đó thị trường bật tăng mạnh khi hàng loạt Blue Chip lớn đảo chiều tăng giá.
VHM +1.1%, cùng một số cổ phiếu ngân hàng như TCB (+3.2%), VCB +3%…, HPG +6.3% và POW, MSN tăng trần. Dòng tiền lan rộng khắp nhiều nhóm ngành.
Các cổ phiếu nóng như DIG cũng thoát được cảnh giảm sàn và tăng nhẹ +1.3%. Cổ phiếu CEO tăng trần. Tuy nhiên, CII, NBB, FLC vẫn dư bán sàn.
HÀNH ĐỘNG GIÁ NGÀY HÔM NAY
Các cổ phiếu Blue Chip hồi phục mạnh hơn. Chỉ số VN30 tăng đến 44.85 điểm, tương ứng mức tăng 3.05%. Mức tăng này nhiều hơn chỉ số VN-Index là 2.77%.
Trong khi đó HNX-Index, nơi chịu ảnh hưởng của các cổ phiếu nóng thời gian qua, chỉ tăng +2.36%.
Thanh khoản thấp hơn trên sàn Hose lẫn sàn Hà Nội so với ngày thứ hai.
Chỉ số VN-Index ngày hôm nay quay lại kiểm tra sự kháng cự tạo bởi MA50 ngày, hiện đang là 1477 điểm. Mức điểm của VN-Index cao hơn một chút so với MA50 ngày.
Độ rộng của thị trường hôm nay tăng mạnh, tạo nên một nến Outside Bar, che phủ biên độ giá của ngày thứ hai. Đây là dấu hiệu tích cực.
Nhiều nhà đầu tư tự hỏi liệu hôm nay có phải là đáy của thị trường hay không?
Phương pháp CANSLIM đưa ra câu trả lời rõ ràng, để thị trường quay lại Uptrend cần có ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà), thường xuất hiện vào ngày thứ 4-thứ 7 của đợt nỗ lực hồi phục.
Trước khi thị trường đảo chiều tăng mạnh vào cuối phiên, mức đáy thấp nhất ngày thứ ba đã phá thủng đáy ngày 1 là ngày 18/1/2022, vì thế, phiên hôm nay được đếm lại thành ngày 1 của đợt Nỗ Lực Hồi Phục.
Hai đến ba phiên tăng giá ngược chiều xu hướng chính không làm thay đổi triển vọng của thị trường và do đó, nhà đầu tiên cần tiếp tục thận trọng.
Ngoài ra, EMA 21 ngày cắt nhẹ xuống dưới MA 50 ngày, là một tín hiệu xấu. Trong một uptrend mạnh khỏe, giá cần giữa trên EMA 21 ngày và đường trung bình di động này nằm trên MA50 ngày.
Thanh khoản thấp khi giá hồi phục mạnh không phải điều chúng ta muốn nhìn ở một uptrend khỏe mạnh. Nó là biểu hiện của sự yếu ớt của dòng tiền.
Đây là mức tăng mạnh nhất của VN-Index trong vòng 1 năm qua. Nhưng hãy nhớ rằng, những phiên tăng giá mạnh nhất trong không xuất hiện trong uptrend mà thường xuất hiện trong những cú hồi phục ở thị trường giảm giá, khi mà độ biến động bất ngờ tăng vọt. Đó không phải là sự xác nhận cho việc tạo đáy của thị trường.
Chúng tôi xem sự yếu đi của thanh khoản khi giá đang hồi phục có thể hình thành phần vai phải của mẫu hình vai đầu vai. Lưu ý, mẫu hình cái nêm hướng lên vẫn đang có hiệu lực.
CHỜ ĐỢI CUỘC HỌP CỦA FED, BIẾN SỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ NGA-UKRAINE
Các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của FED trong ngày 25-26/1/2022 (giờ Mỹ). Theo phỏng đoán ban đầu của một số nhà kinh tế, thị trường kỳ vọng FED sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 3.2022 (ngày 15-16/3/2022).
Phản ứng của thị trường chứng khoán tùy thuộc vào phát biểu của FED có gây bất ngờ nào đối với kỳ vọng ban đầu hay không.
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp không nên hành động khi hành động giá và khối lượng (ngày FTD) chưa xác nhận và các tin tức lớn như báo cáo tài chính quý 4.2021 đang lộ ra, cũng như cuộc họp chính sách của FED. Có nhiều biến số không chắc chắn làm thị trường biến động mạnh và đó không phải là điểm mua đẹp (thường biến động hẹp, chặt chẽ).
Căng thẳng chính trị Nga-Ukraine đang leo thang trong vài ngày gần đây và tạo nên áp lực đối với TTCK thế giới. Trong lịch sử, ví dụ như căng thẳng địa chính trị của Nga-bán đảo Crimea của Ukraine vào tháng 3/2014 (khi Nga đánh chiếm Crima và sát nhập) thì thị trường chứng khoán Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự kiện này mà là sự kiện giàn khoan HD981 của Trung Quốc.
(Còn tiếp)- Tham Gia Team NĐT CANSLIM qua zalo 0977.697.420 để đọc chi tiết và săn cổ phiếu đẹp