Sự tổn thương càng lớn, càng cần nhiều thời gian và nỗ lực để chữa lành. Nhà đầu tư đã tự tin quay lại nhưng vẫn còn đó sự hoài nghi.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY-NỖ LỰC HỒI PHỤC SỐ 2
Chỉ số VN-Index tăng 1.01% và đóng cửa ở mức 1240.76 điểm, tại mức cao nhất ngày. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy bên mua đã lạc quan hơn. Tuy nhiên, thanh khoản hôm nay lại thấp hơn ngày thứ ba cho thấy sự dè dặt của dòng tiền.
Trong một đợt nỗ lực hồi phục, khối lượng là mấu chốt quan trọng để đánh giá chất lượng đợt tăng giá. Một đợt nỗ lực hồi phục thực sự nên đi kèm với sự tăng lên của thanh khoản cho thấy dòng tiền đang đi vào thị trường.
Thật tiếc chúng ta không nhìn thấy điều đó trong phiên giao dịch hôm nay. Nhưng dù sao, thị trường vẫn còn nhiều phiên để theo dõi. Để quay lại triển vọng uptrend, thị trường cần có ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) thường xuất hiện vào ngày 4 đến ngày 7 đợt nỗ lực hồi phục.
Hôm nay là ngày nỗ lực hồi phục số 2.
Spread phiên hôm nay hẹp hơn phiên hôm trước nhưng điều đó cũng là bình thường bởi phiên tăng giá ngày thứ ba là ngày tăng mạnh nhất trong hai năm. Rất khó để duy trì sự tăng giá mạnh trong hai ngày liên tục.
Điểm tích cực là khung giá (spread) ngày hôm nay nằm cao hơn hẳn phiên hôm trước.
Tuy nhiên, nên nhớ sự tổn thương của thị trường trong thời gian qua là rất lớn. VN-Index cần phải nỗ lực mạnh mẽ để chữa lành nó. Điều đó sẽ mất nhiều thời gian.
Team NĐT CANSLIM đánh giá đây chỉ là đợt nỗ lực hồi phục và giá có thể kéo về khoảng không nằm giữa MA15 ngày và MA50 ngày, hiện lần lượt đang ở 1306 điểm và 1412 điểm. Tỷ lệ Fibonacci thoái lùi đáng chu kỳ cho đợt sụp đổ từ tháng 4 đến nay là 50%, tương ứng với 1342 điểm. Trong khi tỷ lệ 38.2% đang trùng với MA15 ngày là khoảng 1300 điểm.
THỊ TRƯỜNG VẪN ĐANG THIẾU LEADER THỰC SỰ
Vấn đề không chỉ nằm ở chỉ số thị trường chung mà còn có bao nhiêu cổ phiếu leader sẵn sàng cho uptrend. Đáng tiếc vào lúc này không còn nhiều. Đến thời điểm này chỉ còn 11 cổ phiếu giữ được trên MA50 ngày. Phần lớn các cổ phiếu lúc này đã thủng MA200 ngày.
Các cổ phiếu tăng điểm ngày hôm nay, lực kéo chính vẫn là nhóm ngân hàng, tương tự như ngày hôm qua. STB đóng cửa trong sắc tím trong khi TCB +3.44%.
Nhưng nhóm ngân hàng nằm trong các ngành có hiệu suất kém trong thời gian vừa qua.
Đôi khi, các cú hồi phục của thị trường là do các nhóm đội sổ tăng giá. Thị trường tạo ra bẫy tăng giá bằng cách đẩy các cổ phiếu giảm mạnh nhất, tăng mạnh nhất trong một vài phiên để dụ dỗ dòng tiền kém thông minh đi vào thị trường.
Nhóm chứng khoán, đầu tư công, xây dựng…là những lĩnh vực đội sổ trong Sức Mạnh Giá các ngành và đây cũng là những cổ phiếu tăng điểm mạnh trong hai ngày gần đây. Ví dụ HBC +4.42%.
Các lĩnh vực có tăng trưởng lợi nhuận cao và sức mạnh giá tốt như Thủy Sản, Bán Lẻ, Hóa Chất, Cảng Biển đang là nơi có các leader thực sự của thị trường. Nhưng sự giảm giá mạnh trong hai tuần gần đây khiến hành động giá này bị tổn thương.
Phần lớn các cổ phiếu trong các lĩnh vực hàng đầu này đều mất MA50 ngày. Phiên hôm nay, chỉ một vài cổ phiếu đã giành lại MA50 ngày như REE +4.14% hay HAH +5.79%. Tuy nhiên, thanh khoản của cả REE và HAH lại giảm dần cho thấy dòng tiền đi vào vẫn yếu.
Các cổ phiếu leader khác như VHC +4.6% (thủy sản), DGC +5.35% (hóa chất) đang đưa giá tiến sát trở lại MA50 ngày nhưng vẫn còn nằm dưới đường trung bình di động này.
Trong khi các leader bán lẻ như DGW +6.92% và FRT +4.42% nhưng giá còn cách khá xa MA50 ngày.
Do đó, ngay cả khi có ngày FTD, thì khả năng thất bại vẫn cao khi thiếu vắng các leader chất lượng, hành động giá mạnh mẽ. Hãy KIÊN NHẪN hơn, không cần thiết phải giao dịch năng động trong bối cảnh thị trường khó kiếm tiền như thế này.
Hiện Team NĐT CANSLIM chỉ theo dõi các mã cổ phiếu khỏe bằng cách xem cổ phiếu nào giảm ít hơn so với thị trường chung (1.5-2.5 lần mức giảm của thị trường chung là bình thường) để đưa vào watchlist. Khả năng cần nhiều thời gian để các cổ phiếu này xây lại nền giá chặt chẽ.
VẪN CÒN NHIỀU MỐI LO PHÍA TRƯỚC
Thị trường hồi phục trong ngắn hạn có thể chỉ mang lại cơ hội lướt sóng nhanh cho một số nhà đầu tư năng động, nhưng bạn không cần thiết phải tham gia vào thị trường nếu không có tín hiệu giao dịch đẹp.
Bạn không tham gia thị trường chỉ vì mức lãi 5%, 10% hay 15%, cái bạn cần là một nền giá chặt chẽ và tăng trưởng lợi nhuận cao để ăn bằng lần. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ, khi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn bởi sự thắt chặt tín dụng (ví dụ bất động sản).
CTCK VNDirect kỳ vọng SBV sẽ duy trì chính sách tiền tệ phù hợp cho đến ít nhất cuối quý 2/2022 vì CPI của Việt Nam ở nức đầu năm dự báo ở mức 2.5% yoy, thấp hơn mục tiêu của chính phủ. Trong khi chỉ số sản xuất vẫn chưa phục hồi về trước mức đại dịch nền cần sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ.
Nhiều công ty chứng khoán đang kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng 0.25%-0.5% lãi suất vào quý 4.2022.
Nhưng kỳ vọng đó có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào yếu tố bên ngoài như thế giới. Nếu như giá dầu tăng vọt lên mức 140-150 USD/thùng, các cú sốc lạm phát-lãi suất là khó tránh, điều buộc SBV phải tăng lãi suất nhanh hơn kỳ vọng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm giảm ngày thứ hai liên tiếp về mức 3.332%, sau khi đạt đỉnh vào cuối tuần qua.
Chỉ số VN-Index đã giảm -23% tính từ đỉnh tháng 4 và bước vào thị trường con gấu, mức giảm mạnh nhất kể từ đáy Covid 2020 (tháng 4/2020). Chỉ số VN-Index đã từng có thị trường gấu -36% từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020 bởi sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ toàn cầu và Covid.
Để tạo đáy giống như tháng 4/2020, rất cần sự nới lỏng chính sách tiền tệ, hoặc chí ít là FED ngừng tăng lãi suất.
Điều đó không xảy ra ở thời điểm hiện tại khi mục tiêu của FED là tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát. Mặc dù lạm phát được dự báo đạt đỉnh trong vài tháng tới nhưng sẽ giảm chậm. Vào tháng 6, FED sẽ họp chính sách tiền tệ. Theo O’Neil, các lần tăng lãi suất thứ ba thường nguy hiểm vì nó khiến cho thị trường đối diện với các đợt suy thoái sâu.
TIÊU ĐIỂM PTB
Còn tiếp
THAM GIA TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420 ĐỂ ĐƯỢC CUNG CẤP TÍN HIỆU GIAO DỊCH TẠI THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP. HOẶC THAM GIA KHÓA HỌC TREND TRADER