Một thông điệp vĩnh hằng từ thị trường chứng khoán ngày hôm nay là gì? ĐỪNG BAO GIỜ CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI FED. Thế còn thông điệp thứ hai? ĐỪNG ĐÁNH GIÁ THẤP NGƯỜI TIÊU DÙNG MỸ
Dữ liệu kinh tế ngày thứ ban cho thấy hy vọng nền kinh tế Mỹ không đi vào suy thoái, mặc dù có nhiều rào cản từ việc FED tăng lãi suất nhằm chống lạm phát. Có lẽ dữ liệu tiêu dùng đã giúp chỉ số Nasdaq tăng 2.8%.
Các chỉ số chứng khoán cũng tăng điểm tưng bừng.
Chỉ số SP500 tăng 2%, vượt trội mức tăng 1.3% của chỉ số DJIA. Nhưng các cổ phiếu vốn hóa nhỏ còn tăng mãnh liệt hơn cả hai chỉ số này. Chỉ số Russell 200 tăng vọt 3.2%, là mức tăng giá mạnh nhất một phiên trong năm 2022.
The Innovator IBD 50 (FFTY) ETF, vốn chật vật trong suốt cả năm nay, cũng tăng gần 2.5%. Đường trung bình di động của nó, từ EMA 21 ngày cho đến MA50 ngày và MA200 ngày, tất cả đều dốc xuống.
THỊ TRƯỜNG HÂN HOAN VỚI DỮ LIỆU BÁN LẺ
Doanh số bán lẻ hàng tháng của Mỹ đã đánh bại ước tính được đồng thuận chung của các nhà kinh tế, với mức tăng tháng tư là 0.9% so với tháng trước. Trong khi doanh số lõi (core sales) cũng tăng 1%. Ngoài ra, mức tăng trong doanh số bán lẻ tháng trước cũng đã loại trừ đi yếu tố nhiên liệu và xe hơi đã cho thấy cú tăng vọt- từ mức nhỏ 0.2% lên 1.2%.
“Chi tiêu đang giảm xuống ở những hàng hóa có mức tăng giá mạnh nhất. Giá gas tăng 44% trong năm qua theo báo cáo CPI, trong khi chi tiêu tăng 37%; thực phẩm tại nhà tăng 11%, và chi tiêu tại các cửa hàng bách hóa tăng 8%”- Bill Adams, kinh tế trưởng tại Comerica Bank ở Dallas viết trong một email cho Nhật Báo IBD.
“Chi tiêu người tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng ở những lĩnh vực khác, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà trước đây từng đóng cửa. Dịch vụ thực phẩm tăng trưởng rất nhanh, tăng 20% yoy. Đây là bằng chứng cho thấy chi tiêu đang quay trở lại và người tiêu dùng dàn trở lại phong cách sống trước đại dịch.”
Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của nền kinh tế số 1 thế giới tăng 1.1% trong tháng tư so với tháng trước đó. Điều này cũng vượt mức dự báo 0.4% của các nhà kinh tế. Khả năng tối ưu sản xuất (capacity utilization) của các nhà máy cũng vượt qua mức dự báo của các nhà kinh tế.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY: NGÀY BÙNG NỔ THEO ĐÀ GIÚP THAY ĐỔI TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG.
Khối lượng tăng khá tốt trên cả hai sàn chứng khoán so với phiên trước.
Dựa trên mức tăng khối lượng của sàn Nasdaq ngày thứ năm, và đây là ngày 4 đợt nỗ lực hồi phục, chúng ta đang có ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà)
Điều này có nghĩa triển vọng thị trường hiện tại được nâng lên đèn xanh, tức “confirmed uptrend (Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận). Ngày FTD là một tín hiệu cho phép các nhà đầu tư quay trở lại mua các cổ phiếu mạnh mẽ trong watchlist và dần dần tăng thêm tỷ trọng khi chúng chứng tỏ là cổ phiếu leader.
Bất cứ hoạt động mua mới vào lúc này nên phải nhanh chóng có lãi để chứng tỏ uptrend hoạt động tốt.
NHỮNG YẾU TỐ HỖ TRỢ BÊN NGOÀI CÁC DỮ LIỆU NỀN KINH TẾ
Trong lúc này, thị trường nhận được sự hỗ trợ từ hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp.
S&P Global tuần trước đã lưu ý rằng hoạt động mua lại cổ phiếu đang ở mức 250 tỷ đôla trong quý 1.2022. Con số này giúp tổng lượng mua lại trong 12 tháng qua đạt mức kỷ lục 953 tỷ đôla, theo Howard Silverblatt, nhà phân tích chỉ số cao cấp tại S&P.
Tất nhiên, chẳng ai biết ngày FTD này có nhanh chóng thất bại như các lần trước trong vài tháng gần đây.
Ví dụ, ngày FTD vào ngày 15 tháng 12 năm 2021 ở chỉ số SP500, là ngày thứ 8 của đợt nỗ lực hồi phục. Chỉ 2 ngày sau đó, thị trường gặp phải cú bán tháo mạnh của các nhà đầu tư tổ chức và Nhật Báo IBD phải hạ triển vọng thị trường xuống đèn vàng ‘uptrend under pressure (xu hướng tăng có thể bị thay đổi). Rốt cuộc, xu hướng tăng chỉ kéo dài được 5 tuần. Đến ngày 18 tháng 1 năm 2022, Nhật Báo IBD phải hạ triển vọng thị trường xuống “market in correction (thị trường ở trong xu hướng giảm). Ngay sau đó là những ngày bán tháo ở Nasdaq và SP500.
Tuy vậy, đợt hồi phục 4-5 tuần đó cũng mang lại một vài cơ hội giao dịch cho các nhà giao dịch năng động.
Vào ngày 16 tháng 3, chỉ số SP500 lại có ngày FTD khác. Nhưng uptrend này cũng chỉ vỏn vẹn trong thời gian ngắn. Đến ngày 6 tháng 4, triển vọng thị trượng lại hạ xuống đèn vàng, rồi tiếp tục là đèn đỏ vào ngày 22 tháng 4.
CÁC NHÀ GIAO DỊCH CÓ NỀN THAM GIA VÀO ĐỢT HỒI PHỤC MỚI? 5 VẤN ĐỀ CẦN QUAN SÁT
Từ ngày 5 tháng 4 cho đến ngày 21 tháng 4, chỉ số SP500 trải qua không dưới 6 ngày phân phối trong vòng 12 phiên giao dịch. Bốn trong những ngày sụt giảm này có khối lượng rất lớn khiến các chỉ số giảm trên 2% (Người dịch: Đây gọi là VI PHẠM DỌC)
“Vi phạm dọc (Vertical Violation)” giúp nhà đầu tư có thể tránh được thị trường con gấu (update)
Đây không phải là một hành động giá trong một uptrend khỏe mạnh, vì thế hãy quan sát những khía cạnh sau
Một là cổ phiếu có nhiều điểm breakout mới. Cho đến nay, danh sách các cổ phiếu chuẩn bị breakout từ nền giá đẹp khá ít. Sẽ phải mất nhiều thời gian cho các công ty có nền tảng cơ bản tốt hồi phục và tiến đến vùng cách 5%-15% so với đỉnh 52 tuần. Để làm điều này cần phải rất nhiều nỗ lực để xóa sạch nguồn cung.
Hai là quan sát chính thị trường. Vào ngày thứ ba, số cổ phiếu tăng gấp 3 lần số cổ phiếu giảm. Bạn nên kỳ vọng điều này tiếp tục duy trì trong các ngày tăng giá. Nghĩa là bạn nên nhìn thấy nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ,
Đường A/D của chỉ số Nasdaq đã giảm từ tháng 11, khi có nhiều cổ phiếu giảm giá. Quan sát tiềm năng thay đổi xu hướng đường A/D trong General Market Indicator ở cuối bản tin Bức Tranh Toàn Cành, hoặc gõ GMIAB trong tính năng Market Smith.
Thứ ba, lợi suất trái phiếu chính phủ nên ngừng tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng 9 điểm cơ bản lên mức 2.96%. Vào tháng 10 năm 2018, lợi suất trái phiếu đạt đỉnh 3.24% sau đó rớt mạnh. Một con gấu diễn ra trong vòng ba tháng đã kết thúc vào cuối năm đó. Vào tháng 1.2019 FED đưa ra thông điệp ngừng tăng lãi suất. Tin tức này đã mở ra thời kỳ tăng giá mạnh cho đến đầu năm 2020 và chỉ chấm dứt bởi covid.
Powell nói tại biểu họp báo ngày thứ ba, với Tạp Chí Wall Street Journal rằng, chiến lược hiện tại của FED là tăng lãi suất chống lạm phát.
Thứ tư, hãy quan sát các lĩnh vực yếu hoạt động ra sao trong phần còn lại của năm. Nhật Báo IBD đã liệt kê các lĩnh vực yếu như là Internet, Hàng Tiêu Dùng, Ngân Hàng, Phần mềm đang xếp 33 nhóm cuối trong bảng xếp hạng ngành theo sức mạnh giá trung hạn và dài hạn.
Nếu lạm phát nguội đi trong phần còn lại của năm 2022, thì những lĩnh vực này được hưởng lợi. Lạm phát thấp sẽ không kích thích FED tiếp tục tăng lãi suất nữa. Điều đó giúp đường cong lợi suất dốc lên trở lại, có lợi cho nhóm ngân hàng.
Sự xoay tua của các lĩnh vực là điều được nhìn thấy trong một thị trường bò tót kéo dài. Điều đó không có nghĩa là những leader hiện tại, đặc biệt là nhóm năng lượng, phải chấm dứt tăng giá.
Please follow Chung on Twitter: @saitochung and @IBD_DChung
Trương Minh Huy lược dịch từ Nhật Báo IBD
Tìm hiểu về ngày FTD tại đây
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”