NGÂN HÀNG KÉO THỊ TRƯỜNG TĂNG GIÁ MẠNH, NHƯNG HÃY SẴN SÀNG CHO SỰ RUNG LẮC.

Trong khi các cổ phiếu leader có vẽ chững lại thì ngân hàng lại kéo thị trường đi lên. Tuy nhiên, việc ngân hàng có phải là trụ cột chính tại thời điểm này còn đang hoài nghi và gần một năm qua, ngân hàng gần như không có sóng kéo dài.

NGÂN HÀNG CÓ PHẢI LÀ CỔ PHIẾU LEADER?

Sự tăng giá của một loạt cổ phiếu ngân hàng như VPB +4.4%, STB +6.93% , TCB + 2.9% và ACB +3.01%…giúp chỉ số VN-Index tăng mạnh +1.28%. Ngoài ra là một số mã bất động sản tăng trần trở lại như NLG, DXG…

Quốc Hội đang chất vấn Bộ Trưởng Tài Chính và Thống Đốc ngân hàng nhà nước về các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khóa, bất động sản, thuế chuyển nhượng bất động sản. Trong đó kỳ vọng hệ thống KRX sớm vận hành để phục vụ cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán.

Các vấn đề siết tín dụng đối với kênh bất động sản cũng là tâm điểm thời gian qua, vốn là nguyên nhân khiến cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản cùng dắt tay nhau đi xuống.

Chúng tôi cho rằng sự sôi động của nhóm ngành bất động sản và ngân hàng ngày hôm nay không phải đến từ phiên chất vấn mà là do sự xoay tua dòng tiền của thị trường. Trong một ngày mà đà tăng của nhiều cổ phiếu leader bị chững lại thì ngân hàng thường là mục tiêu ưa thích được dùng để kéo chỉ số.

Theo dữ liệu từ VNDirect, các ngân hàng niêm yết có tăng trưởng lợi nhuận +29% yoy trong quý 1.2022 và ROE đạt mức 22% nhờ tăng trưởng tín dụng tốt. Tín dụng tăng +6% so với đầu năm tính đến cuối quý 1.2022.

VNDirect cho rằng định giá của các nân hàng đang rẻ khi phần lớn đều nằm dưới bình quân P/B 3 năm là 2 lần. Hiện P/B dự phóng 2022 của các ngân hàng khoảng 1.46 lần.

Tuy nhiên, nút nghẽn hiện nay là các ngân hàng đang bị cạn room tín dụng và đồng loạt xin nới room. Để thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, nhiều khả năng room sẽ được nới cho các ngân hàng thương mại. Còn trong ngắn hạn, một số ngân hàng thương mại đang bị kẹt room, đặc biệt liên quan tín dụng bất động sản.

Chỉ một vài cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay đã giành lại MA50 ngày, báo hiệu khả năng xây nền giá thành công như HDB, ACB …còn phần lớn hiện đang nằm dưới MA50 ngày. Cổ phiếu ACB phiên giao dịch hôm nay có điểm mua Pocket Pivot, là cổ phiếu duy nhất trong ngành ngân hàng lọt vào Watchlist của Team NĐT CANSLIM từ đầu tháng 6.

Dẫu vậy, do sóng ngành ngân hàng còn yếu, Team NĐT CANSLIM cho rằng còn sớm để tham gia vào cổ phiếu ngân hàng. Chúng tôi ưa thích việc giải ngân cho các sóng ngành hiện có như dầu khí, thực phẩm (thủy sản), cảng biển, điện, hóa chất, bán lẻ, công nghệ…cho dù phiên hôm nay bắt đầu có sự chững lại của một số mã cổ phiếu.

Một lý do khác để chúng tôi cho rằng sóng ngành ngân hàng khó kéo dài là vai trò dẫn dắt của cổ phiếu dầu khí. Thường khi dầu khí đóng vai trò dẫn dắt, ngân hàng ít khi có sóng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm vẫn tiếp tục đi ngang ở mức 3.267% là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.

HÀNH ĐỘNG GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG- TRÁNH MUA RƯỢT ĐUỔI, SẴN SÀNG ĐỐI DIỆN VỚI RUNG LẮC.

Sau cú rũ bỏ ngày thứ ba, xu hướng tăng giá tiếp tục ngay từ phiên mở cửa của ngày thứ tư. Có lẽ các nhà đầu tư mất hàng bởi cú rũ bỏ cuối phiên hôm qua, đang phải quay trở lại cover hàng.

Sắc xanh duy trì suốt phần lớn phiên giao dịch, cho dù có sự chững lại cuối phiên, nhưng chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa ở gần đỉnh cao nhất ngày. Điểm trừ cho phiên hôm nay là thanh khoản lại thấp hơn so với phiên trước, cho thấy sự dè dặt của dòng tiền.

Chỉ số VN-Index đang đối diện với lực cản từ khoảng trống giảm giá đầu tháng 5, từ 1314-1327 điểm. Khoảng cách giữa giá và MA50 ngày cũng đang gần lại. Tỷ lệ Fibonacci thoái lùi 50% của đợt giảm từ đỉnh tháng 4 đến giữa tháng 5 là tầm 1350 điểm, vốn là mức điểm hiện tại của MA50 ngày. Do đó, chỉ số VN-Index sắp sửa đối diện với vùng kháng cự.

Trong các bản tin trước, Team NĐT CANSLIM cho rằng VN-Index có thể rung lắc, điều chỉnh khi tiến vào vùng kháng cự mạnh nói trên, sau khi lấp lại khoảng trống giảm giá. Vì thế, điều quan trọng đối với các trader là không được phép mua rượt đuổi ngoài vùng mua hợp lý.

Hãy nhớ rằng, đây là tuần thứ 4 kể từ đáy giữa tháng 5 và thị trường sắp đối diện với cuộc họp quan trọng từ FOMC.

Các cổ phiếu leader sẽ tiếp tục xây phần tay cầm hoặc kiểm tra lại các điểm mua breakout trong 1-2 tuần tới. Chính các phiên giảm sẽ cho chúng ta kiểm tra sức mạnh thật sự của các leader.

PNJ chững lại sau khi breakout mẫu hình Cốc, GMD cũng giảm -2.12% sau khi breakout mẫu hình Chiếc Cốc. Tương tự VHC -5.2% sau khi breakout Chiếc Cốc. Điều chỉnh cũng là câu chuyện đối với GAS, BSR sau khi breakout mẫu hình Chiếc Cốc. DGC cũng tăng chậm lại sau khi beakout mẫu hình Chiếc Cốc.

Các leader thường xây các tay cầm hoặc các vùng lá cờ, hộp chủ nhật trong các phiên thị trường chung điều chỉnh.. Thị trường chung có thể rung lắc nhưng đó là cơ hội để các trader tiếp tục lên tàu ở các cổ phiếu leader.

Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy sự cải thiện trong độ rộng thị trường. Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần tăng lên con số 15 mã, cao hơn 1 mã so với ngày thứ ba. Số lượng các cổ phiếu nằm trên MA50 ngày cũng tiếp tục tăng lên. Sóng ngành đang có ở: CẢNG BIỂN, HÓA CHẤT, ĐIỆN, THỰC PHẨM (THỦY SẢN), DẦU KHÍ, BÁN LẺ.

Các cổ phiếu đầu cơ nóng bất ngờ tăng giá trở lại. Chỉ số HNX-Index tăng +2.23%. Trong khi sự tăng giá của các cổ phiếu ngân hàng giúp chỉ số VN30 +1.33%, mạnh hơn so với chỉ số VN-Index.

CÁC CỔ PHIẾU XUẤT HIỆN TÍN HIỆU MUA: ACB, PHR, FRT, MSN, FPT, DGC, PVT

—(còn tiếp)

Để đọc chi tiết toàn bộ bản tin NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, vui lòng tham gia qua zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM, hoặc tham gia khóa học TREND TRADER.

Trả lời