Nasdaq tăng hơn 2% khi giá dầu thô giảm gần 6%. Thị trường chờ vượt MA50 ngày

Hành động giá ngày thứ tư khiến nhà đầu tư nhớ đến một điều: thị trường chứng khoán không phải nơi để con gấu tự tung tự tác.

Trong khi các chỉ số chứng khoán tăng mạnh, làn sóng bán tháo các cổ phiếu năng lượng tỏ ra khá rát.

Giá dầu WTI trên thị trường tương lai giảm 5.9% xuống mức 82 đôla/thùng. Điều này đã phá hỏng nỗ lực cắt giảm nhỏ sản lượng của nhóm OPEC+. Giá khí gas tự nhiên trên thị trường tương lai cũng giảm 3.8% trong cùng ngày, đóng cửa dưới 8 đôla lần đầu tiên kể từ ngày 9 tháng 8. Giá khí gas tự nhiên đã đóng cửa dưới MA50 ngày lần đầu tiên kể từ ngày 19 tháng 7.

Cả giá dầu và giá khí gas tự nhiên đều đã tham gia vào thị trường gấu. Cả hai lần lượt giảm 37% và 22% kể từ đỉnh cao 52 tuần.

Dường như các thị trường tài chính đang nhìn thấy sự suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng chắc chắn hơn?

PHE BÁN TRÁI PHIẾU NGHỈ NGƠI

Nếu điều này xảy ra, thì nó đang giải thích tại sao các nhà đầu tư tổ chức đang tìm đến bến đỗ an toàn tại Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản xuống còn 3.26%, theo dữ liệu của CBOE.

Bất kể thực tế này, hành động giá ngày hôm nay của thị trường chứng khoán là một sự chiến thắng cho những ai đặt cược lạm phát sẽ không tiếp tục căng thăng.

Chỉ số Nasdaq và các cổ phiếu vốn hóa nhỏ dẫn đầu tăng giá. Chỉ số Nasdaq tăng 2.1%, cuối cùng cũng chấm dứt chuỗi 7 phiên giảm giá liên tiếp. Trong thời gian đó, chỉ số này đã mất 9.2%. Chỉ số Russell 2000 tăng 2.2% vào ngày thứ tư. Trong khi đó, SP500 tăng 1.8% và DJIA tăng 1.4%.

Ít nhất có 5 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones 30 có sự tăng giá mạnh mẽ, bao gồm các cổ phiếu leader như UnitedHealth (UNH). McDonald’s (MCD), tăng 1.6% và giành lại MA50 ngày.

Nhóm cổ phiếu nhà hàng của Nhật  Báo IBD50 hoạt động tốt trong ngày hôm nay, tăng 2.5%.

Trong khi đó, khối lượng giảm trên cả hai sản

ĐIỀU MÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐANG MONG ĐỢI

Nếu cú bật tăng này là sự hồi phục thực sự, hãy kỳ vọng các chỉ số quay trở lại giành lại MA50 ngày. Cú bật tăng vào mua hè đã giúp các chỉ số giữ trên MA50 ngày. Nhưng lại gặp lực cản mạnh bởi MA200 ngày.

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu cần có điểm breakout từ các nền giá chặt chẽ và không giảm xuống dưới điểm mua pivot. Những cái tên cần lưu ý là  Steel Dynamics (STLD), Equinor (EQNR)-gã dầu khí khổng lồ của Na Uy, và Vermilion Energy (VET).

Cuối cùng, thị trường bò tót muốn nhìn thấy tiếp tục nhìn thấy sự tăng giá mạnh của ngày thứ tư được lặp lại. 

Thị trường chứng khoán cần nhiều bằng chứng hơn cho thấy cầu của các nhà đầu tư tổ chức tăng lên. Những cú tăng giá mạnh sẽ làm giảm số ngày phân phối đang ở mức cao, như trong bảng Nhịp Đập Thị Trường.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY: BỨC TRANH SÁNG SỦA HƠN

Thị trường chứng khoán dường như đang là nạn nhân của cuộc chiến làm nghèo hàng xóm giữa hai bên. Một bên cho rằng, FED đang cố gắng đẩy nhanh chi phí tiền để giành lại niềm tin của hệ thống tài chính rằng, họ có khả năng kiểm soát lạm phát.

Một bên khác thì lại cho rằng, nền kinh tế vẫn có cơ hội tránh được suy thoái kinh tế trong khi CPI quay trở lại mức tăng 2%/năm trong dài hạn.

Có lẽ mọi người đều cho rằng, công việc của FED bây giờ là cực kỳ khó khăn.

Trong tuần rồi, cựu Bộ Trưởng Tài Chính Larry Summers đã nói với Bloomberg TV rằng, ông cho rằng bạn không thể nhìn thấy tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% mà không có sự tăng lên của lạm phát. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 6% trước khi Mỹ thực sự đi xuống trong bối cảnh lương tăng lên nhanh chóng.

Vào ngày thứ sáu, chính phủ công bố dữ liệu thất nghiệp 3.7% trong tháng 8, cao hơn 3.5% trong hai tháng trước đó. Nhuwgn Bộ Lao Động tính toán lại chỉ số Non Farm Payroll của tháng 6 và tháng 7 và giảm 107,000.

CHÚ Ý DỮ LIỆU LẠM PHÁT VÀO THỨ BA TUẦN SAU

Phố Wall vẫn rất lo lắng về vấn đề lạm phát. Dữ liệu CPI sẽ được công bố vào ngày thứ ba tuần sau, theo sau là là dữ liệu PPI.

“FED vẫn rất kiên định chống lạm phát và cam kết tăng mạnh lãi suất. Khả năng tăng lãi suất 0.75% là chắc chắn trong tháng tới nếu báo cáo lạm phát lại nóng hơn dự kiến”

Vào ngày thứ tư, dữ liệu CME cho thấy xác suất FED tăng lãi suất 0.75% trong cuộc họp ngày 21 tháng 9, đưa mức lãi suất mục tiêu lên 3%-3.25%, đã tăng lên 74%, cao nhất trong một tháng qua.

Các nhà giao dịch trái phiếu trên thị trường tương lai còn nhìn thấy khả năng cao FED còn tăng lãi suất thêm 0.5% lên mức 3.5%-3.75% trong cuộc họp ngày 2 tháng 11, tức chỉ sáu ngày trước Ngày Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ.

CHỈ SỐ TÂM LÝ BULL VS BEAR

Thách thức của thị trường chứng khoán ngày hôm nay, là chúng ta chưa nhìn thấy sự bi quan tăng mạnh trên Phố Wall

Dữ liệu từ thị trường hợp đồng quyền chọn cho thấy tỷ số Put Call Volume Ratio tăng lên 1.07 sau khi giảm vào ngày thứ ba. Điều này có nghĩa cứ 100 hợp đồng quyền chọn mua, thì lại có 107 hợp đồng quyền chọn bán được trao tay.

Thước đo tâm lý Bullishness của Investors Intelligence điều tra hàng tuần cho thấy đã rớt xuống 29.7% so với 38.4% so với tuần trước.  Con số 29.7% tương ứng với phe Bearishness.

Please follow Chung on Twitter: @saitochung and @IBD_DChung

Trương Minh Huy lược dịch từ Nhật Báo IBD

Trả lời