TTCK VIỆT NAM CÓ LẦN KIỂM TRA THỨ BA TẠI MA50 NGÀY. SÓNG NGÀNH ĐIỆN VÀ BĐS KCN LIỆU CÓ KÉO THỊ TRƯỜNG TĂNG GIÁ TRỞ LẠI?

Nhiều cổ phiếu ngân hàng đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 ngày, có phải chăng đây là nguồn cơn của đợt giảm điểm vừa rồi của thị trường chung? Số ngày phân phối vẫn duy trì ở mức cao là dấu hiệu cảnh báo đỏ đối với các nhà đầu tư, xu hướng thị trường sẽ chuyển sang downtrend nếu như chỉ số VN-Index đánh mất MA50 ngày trong các phiên giao dịch sắp tới.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Ngày giảm điểm của thị trường chung trùng khớp với ngày các quỹ đầu tư ETF review danh mục, nhiều ý kiến cho rằng không thể tính phiên giao dịch hôm nay là một ngày phân phối. Tuy nhiên, Team Nhà đầu tư CANSLIM có quan điểm ngược lại, phiên giao dịch hôm nay rõ ràng phiên phân phối vì áp lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên và kéo dài đến cuối phiên chứ không không hẳn xuất hiện ở mỗi phiên ATC. Vì vậy rõ ràng là phe gấu đã áp đảo trong suốt cả phiên dịch hôm nay và điều đó tạo nên phiên phân phối thứ 7.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên tại 1,234.03, đóng cửa giảm 0.94% với khối lượng lớn hơn phiên trước đó. HNX-Index có ngày giảm điểm mạnh nhất trong 3 chỉ số, mức giảm 2.44% của HNX-Index trong hôm nay khiến chỉ số có tuần giảm điểm tệ hại 4.13%. Chỉ số VN30 kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 0.8% đi kèm khối lượng giao dịch lớn hơn phiên hôm trước, chỉ số chính thức đóng cửa dưới vùng hỗ trợ quan trọng MA50 ngày.

Thật khó để nói về Uptrend lúc này khi hành động giá của cả 3 chỉ số thị trường chung đều mang đến sự tiêu cực. Trong khi VN-Index có lần thứ 3 chạm vào đường MA50 ngày thì cả 2 chỉ số còn lại là HNX-Index và VN30 đã đánh mất MA50 ngày. Việc chỉ số VN-Index không thể vượt được vùng kháng cự của cây nến ngày 7/9 cho thấy áp lực bán là quá mạnh khiến chỉ số này lập tức quay đầu giảm trở lại. Ngày giao dịch 21/09 trong tuần tới gắn liền với sự kiện cuộc họp FED và đây cũng là ngày đảo chiều chiêm tinh quan trọng nhất trong tháng này mà trader cần phải chú ý.

Ngày phân phối 11/8 chính thức bị loại bỏ theo quy tắc 25 ngày giao dịch và chúng ta hiện tại có tổng cộng có 7 ngày phân phối. Xu hướng thị trường hiện tại vẫn là “Xu hướng tăng có thể bị thay đổi” nhưng chỉ cần đánh mất MA50 ngày thì triển vọng thị trường sẽ chuyển sang đèn đỏ và Hộp Nhịp đập thị trường sẽ chuyển sang trạng thái “Thị trường ở trong xu hướng giảm”. Khoảnh khắc giữa Uptrend và Downtrend giờ này rất mong manh và nhà đầu tư nên thực hiện các chiến lược phòng thủ để bảo vệ tài khoản ngay khi thị trường xác nhận downtrend.

Chúng tôi cần nhắc lại là phương pháp CANSLIM thường thất bại ngay tại các thời điểm đảo chiều và tuần tới là thời điểm dành cho các sự kiện lớn quan trọng nhất của năm diễn ra. Vì vậy, lời khuyên cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu là hãy thận trọng trước các quyết định đầu tư, nhanh chóng cắt lỗ nếu cổ phiếu vi phạm vào giá stoploss và chỉ nên bán cổ phiếu nếu như các cổ phiếu này vi phạm các nguyên tắc bán.

Cần nhìn nhận lại một sự thật rằng thị trường tăng giá có thể không cần Leader nhưng nếu thị trường đã vào pha giảm giá thì dù cổ phiếu Leader có mạnh đến đâu sớm hay muộn cũng sẽ bị bán tháo mạnh. Vì vậy, sóng ngành điện và BĐS KCN hiện tại vẫn đang hoạt động tốt nhưng hãy luôn ghi nhớ 70% cổ phiếu sẽ đi theo xu hướng chung của thị trường và các Leader cũng không phải là ngoại lệ. Cần thực hiện chiến lược chốt lợi nhuận sớm hơn dự kiến nếu tình hình ngày càng trở nên xấu đi.

Độ rộng thị trường tiếp tục bị thu hẹp sau phiên giao dịch hôm nay. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày giờ đây sụt giảm xuống còn 82 cổ phiếu,  trong khi số lượng cổ phiếu hoạt động dưới MA50 ngày tăng lên 101 cổ phiếu.

Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần tạm thời giữ nguyên với 5 cổ phiếu. Bất động sản KCN, công nghệ, điện và BĐS dân cư là các ngành nổi bật trong tuần vừa qua.

MẪU HÌNH “CHIẾC CỐC TAY CẦM” – “MẪU HÌNH TRONG MƠ” GẮN LIỀN VỚI NHIỀU SIÊU CỔ PHIẾU

Trong mỗi giai đoạn thị trường, tuỳ thuộc vào độ biến động mạnh hay yếu mà các mẫu hình giá sẽ lần lượt xuất hiện cho tương xứng. Theo thống kê của các nhà giao dịch tăng trưởng, mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm được đánh giá là mẫu hình được tìm thấy nhiều nhất ở các cổ phiếu chiến thắng qua nhiều thời kỳ từ khủng hoảng, suy thoái đến giai đoạn phồn thịnh của nền kinh tế.

Sự trùng hợp lại xảy ra một lần nữa trong đợt tăng giá lần này của thị trường chung, nhiều cổ phiếu đã xuất hiện mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm và tăng giá khá tốt. Dưới đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách nhận diện mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm thường xuất hiện ở các cổ phiếu chiến thắng trong nhiều năm qua:

Đầu tiên bạn phải nhìn thấy một xu hướng tăng giá được hình thành trước đó, ý nghĩa là cổ phiếu giờ đây đang tiêu hoá khoản lợi nhuận được hình thành bởi đợt tăng giá kéo dài trước đó. Lúc này, cổ phiếu sẽ hình thành đợt giảm giá đầu tiên từ đỉnh, kéo dài khoản 5-7 tuần để tạo thành mạn trái của Cốc. Thời gian hình thành bên mạn trái Cốc có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tuỳ thuộc vào mỗi cổ phiếu (không cố định).

Sau khi hoàn thành xong phần mạn trái Cốc, cổ phiếu sẽ tạo đáy trong vài tuần, hình mẫu của đáy Cốc có dạng hình vòng cung, bo tròn, một số cổ phiếu thì hình thành đáy hẹp hơn. Tiếp đến, giá sẽ di chuyển lên bên mạn phải và vượt lên một phần hai mức giá tính từ đỉnh xuống đáy của đợt điều chỉnh (ý nói độ sâu Chiếc Cốc), lúc này giá cổ phiếu nên cách đỉnh cũ của mẫu hình khoảng 10%-15%.

Sau đó cổ phiếu xuất hiện đợt điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp, đây chính xác gọi là phần tay cầm. Bạn nên nhìn thấy phần tay cầm có khối lượng giao dịch giảm đến mức rất thấp hoặc cạn kiệt, có thể xuất hiện 1 vài phiên giảm mạnh đi kèm khối lượng lớn nhưng điều đó không quan trọng, hãy nhìn vào bối cảnh chung. Khối lượng thấp ở phần tay cầm có ý nghĩa rằng cổ phiếu không còn xuất hiện nhiều lực bán, các nhà đầu tư tổ chức đang âm thầm gom thêm hàng và không có áp lực bán tháo nào ở đây khiến cổ phiếu khó có thể tăng giá mạnh.

Độ sâu của tay cầm nên ở mức khoảng 10%-12% và hình thành ở nửa trên chiều cao chiếc Cốc.

Thời điểm tốt nhất để mua các cổ phiếu xuất hiện mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm là ngay sau khi các cổ phiếu này hình thành xong phần tay cầm, khối lượng tại phần tay cầm giảm xuống và đi ngang ở đáy, cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại và sẵn sàng bứt phá vượt lên trên đỉnh cũ – đây được gọi là điểm pivot. Vùng mua hợp lý được tính từ điểm pivot cho đến cao hơn điểm pivot 5%.

Dưới đây là các cổ phiếu hình thành mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm trong sóng tăng giá lần này:

  1. Cổ phiếu BCM hình thành mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm trong 16 tuần. Độ sâu của Chiếc Cốc là 33% và phần tay cầm là -4%. Phần tay cầm hình thành ở nửa trên chiều cao chiếc Cốc với khối lượng ở mức thấp và cạn kiệt, thời gian hình thành trong 1 tuần. Cổ phiếu breakout mẫu hình vào ngày 22/8 và hiện tại đã tăng 19% tính từ điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm.

2.Cổ phiếu VGC hình thành mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm trong 18 tuần. Độ sâu của Chiếc Cốc là 54% và phần tay cầm là -10%. Phần tay cầm hình thành ở nửa trên chiều cao chiếc Cốc với khối lượng ở mức thấp và cạn kiệt, thời gian hình thành trong hơn 1 tuần. Cổ phiếu breakout mẫu hình vào ngày 22/8 và hiện tại đang giảm -4.7% tính từ điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm.

(Còn tiếp)

Tham gia Team Nhà đầu tư CANSLIM để đọc chi tiết bảng tin hoặc tham gia lớp học Trend trader, Zalo 0977.697.420

Trả lời