Tăng giá đầu phiên, giảm giá cuối phiên là đặc điểm của một thị trường con gấu điển hình và điều đó đã được thể hiện trong phiên giao dịch hôm nay. Thị trường xuất hiện một vài ngày hồi phục với khối lượng thấp và sau đó là liên tục những ngày giảm giá mạnh với khối lượng lớn, đó chính là “vi phạm dọc”. Một khi bạn có “vi phạm dọc”, cần nhiều thời gian để chữa lành và kỳ vọng mất ít nhất vài tháng trước khi sự hồi phục trở lại
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY
Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức gần thấp nhất phiên và giảm 2.7% với khối lượng giao dịch cao hơn phiên hôm trước. Ngày thứ hai của đợt nỗ lực hồi phục và không có nỗ lực tăng giá nào xuất hiện. Khi “vi phạm dọc” xuất hiện, thị trường cần mất nhiều thời gian hơn để hồi phục và các ngày Bùng nổ theo đà (FTD) đầu tiên có thể thất bại.
Chỉ số HNX-Index tạo đáy mới bằng ngày giảm giá mạnh -2.89% và chỉ số VN30 cũng làm điều tương tự khi xuyên thủng đáy cũ bằng ngày giảm giá mạnh -3.23% với khối lượng lớn hơn phiên trước đó.
Nỗi lo về suy thoái kinh tế khiến thị trường chứng khoán liên tục bị bán tháo mạnh trong thời gian gần đây. Một vài phiên hồi phục không mang ý nghĩa nhiều trong bối cảnh lớn khi thị trường vẫn ở trong downtrend. Nhà đầu tư cần thận trọng và tuyệt đối không “bắt dao rơi” khi thị trường chưa Confirm Uptrend, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ khiến tài khoản của bạn bốc hơi một cách nhanh chóng.
Thị trường hiện tại “tạm thời” vẫn đang đóng cửa dưới MA200 tuần và điều đó càng khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ về kịch bản giảm giá dài hạn của thị trường chứng khoán. Chúng ta cần kết quả của phiên giao dịch cuối tuần này để biết về xu hướng sắp tới của thị trường chung, “vi phạm dọc” xuất hiện nên tôi kỳ vọng thị trường sẽ giảm sâu hơn và chưa dừng lại ở đây.
Khu vực 1,000 điểm trùng khớp với đáy tháng 1.2021 có khả năng cao là “đáy tạm thời” cho đợt Bearish lần này. Độ dốc của đợt sụt giảm hiện tại của thị trường là -17% và theo thống kê của các lần thị trường xuất hiện “vi phạm dọc” thì mức độ sụt giảm trung bình thường là 20%.
Đây là thời gian các doanh nghiệp bắt đầu công bố BCTC Quý 3 của năm nay, nhà đầu tư cần phải nhớ hành động giá của cổ phiếu quan trọng hơn kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Dù cho doanh nghiệp đó có kết quả kinh doanh tốt đến mấy nhưng đồ thị giá vẫn đang trong xu hướng giảm thì hãy ngay lập tức rời bỏ khỏi cổ phiếu trước khi quá muộn. Giá cổ phiếu hoạt động dựa trên quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường chứ không phải dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, vì vậy khi mua thì dùng TA+FA nhưng khi bán thì hãy chỉ sử dụng mỗi TA để đưa ra quyết định.
Số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày gấp 10 lần số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày.
Danh sách cổ phiếu phá đáy 52 tuần đã tăng lên 64 cổ phiếu, nhà đầu tư lo sợ về kịch bản suy thoái kinh tế diễn ra khiến TTCK sụp đổ nhanh chóng.
CÁCH NHẬN DIỆN ĐÁY CỦA THỊ TRƯỜNG. TÌM KIẾM NGÀY BÙNG NỔ THEO ĐÀ (FTD).
Một khi bạn nhận diện được thị trường con gấy và giảm mạnh vị thể nắm giữ cổ phiếu, tăng nắm giữ tiền mặt. Câu hỏi được khá nhiều nhà đầu tư đặt ra đó là: “Khi nào thì nên quay trở lại thị trường và chúng ta phải đứng ngoài không tham gia bất kỳ giao dịch nào trong bao lâu”. Nếu bạn tham gia quá sớm vào các đợt hồi phục giả tạo, chắc chắn bạn sẽ mắc vào cái gọi là “bẫy tăng giá” và không kiếm được xu nào từ thị trường.
Nhưng ngược lại, nếu bạn tỏ ra lưỡng lự và không tham gia trở lại một cách nhanh chóng khi xu hướng tăng giá thực sự bắt đầu, bạn sẽ đánh mất đi cơ hội kiếm tiền nhiều và nhanh trong một quãng thời gian ngắn, thường từ 12-18 tháng đầu tiên của một thị trường tăng giá.
Hãy tập trung vào hành động giá của các chỉ số thị trường thay vì để cảm xúc chi phối, bạn sẽ nhanh chóng “tìm được đáy” nếu tuân thủ tuyệt đối các quy tắc mà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn dưới đây. Đầu tiên, sau một đợt giảm giá kéo dài hãy cẩn thận tìm kiếm ngày đầu tiên của đợt “nỗ lực hồi phục”. Đây chính xác là ngày mà chỉ số VN-Index đóng cửa tăng giá sau khi mở cửa giảm điểm vào đầu phiên hoặc giảm điểm ở phiên trước.
Lấy ví dụ: chỉ số VN-Index bật tăng mạnh 2.42% vào ngày 05/10 sau phiên giảm điểm khiến thị trường tạo đáy mới.
Một số trường hợp khác, ngày đầu tiên của “đợt nỗ lực hồi phục” không phải là ngày tăng giá mà đó là ngày mà thị trường giảm giá với khối lượng lớn và sau đó đóng cửa ở nửa trên khung giá ngày.
Sau khi tìm kiếm được ngày đầu tiên của đợt nỗ lực hồi phục, bắt đầu từ ngày thứ tư trở đi hãy quan sát một trong các chỉ số thị trường chung xuất hiện ngày “Bùng nổ theo đà” với hành động giá bật tăng mạnh cùng khối lượng lớn hơn phiên hôm trước. Các ngày Bùng nổ theo đà (FTD) thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của đợt nỗ lực hồi phục và khi ngày FTD xuất hiện nó nói cho bạn rằng xu hướng tăng giá thực sự đang diễn ra chứ không phải cái bẫy.
Trong nhiều đợt điều chỉnh của thị trường chung, TTCK vẫn luôn có đợt “nỗ lực hồi phục” mang tính chất bẫy tăng giá, vì vậy đừng vội nhảy vào mua ngay lập tức. Chúng ta cần quan sát các dấu hiệu khác đến từ các cổ phiếu có khả năng trở thành cổ phiếu dẫn dắt, nếu sự xuất hiện của các cổ phiếu tiềm năng ngày càng nhiều và đồ thị giá là hoàn hảo thì có xác suất cao đợt nỗ lực hồi phục lần này là thành công.
Quay lại với ngày Bùng nổ theo đà (FTD), nhà đầu tư cần quan sát thấy ngày tăng giá mạnh ít nhất 1.1% với khối lượng lớn hơn phiên trước đó. Đồng thời ngày FTD cũng nên mang lại cho chúng ta về một cú tăng giá bùng nổ, mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt chứ không phải là phiên tăng nhẹ và yếu ớt. Ngoài ra, đỉnh của phiên giao dịch sau luôn cao hơn đỉnh phiên giao dịch trước.
(còn tiếp)
Tham gia Team Nhà đầu tư CANSLIM để đọc chi tiết bản tin hoặc tham gia lớp Trend trader, Zalo 0977.697.420