FRT: VCBS dự phóng LNTT năm nay chỉ tăng nhẹ +9.1%, đạt 604 tỷ đồng

Trong báo cáo ra ngày 4.10.2022, CTCK VCBS đã dự phóng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuân trước thuế cả năm 2022 của FRT lần lượt là +27.2% yoy (đạt 28,606 tỷ đồng) và +9.1% yoy (đạt 604 tỷ đồng). Như vậy, FRT chỉ hoàn thành được 81% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Trong đó, doanh thu của Long Châu +98.8%, đạt 7,906 tỷ đồng, chiếm 28% tổng doanh số. Mảng FPT Shop tăng +11.5% yoy, đạt 20,700 tỷ đồng, chiếm 725% doanh số.

Biên lợi nhuận gộp của FRT sẽ cải thiện nhờ đóng góp của mảng dược vốn có biên lợi nhuân lớn hơn là 22%-23%. VCBS kỳ vọng chuỗi nhà thuốc Long Châu sẽ đóng góp 3%-4% lợi nhuận cho tới năm 2025.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu đang là động lực tăng trưởng dài hạn của FRT khi trở thành chuỗi nhà thuốc lớn trong một phân khúc rất phân mãnh. Doanh thu của kênh nhà thuốc OTC là 50,000 tỷ trong 4 năm tới, và 90% được phân phối qua các nhà thuốc nhỏ lẻ ước tính khoảng 57,000 cửa hàng. Các chuỗi nhà thuốc như Pharmacity, Long Châu, An Khang chỉ chiếm 5% thị phần trong kênh OTC mà thôi.

Với tốc độ tăng trưởng của ngành dược là 15.9%/năm trong giai đoạn 2021-2026, đạt quy mô 16 tỷ đôla, đây là cơ hội cho Long Châu mở rộng thị phần.

Theo chia sẻ từ BLD, Long Châu dự kiến nâng tổng số cửa hàng lên 3,000 trong 4 năm tới (vào năm 2026). Hiện Long Châu có 788 cửa hàng, tức mỗi năm phải mở gần nghìn cửa hàng. Mục tiêu của Long Châu là chiếm 30% thị phần.

Hiện tại doanh số của FRT là 1.1 tỷ đồng/tháng cho mỗi cửa hàng và duy trì tốt ở mức doanh số này cho dù liên tục mở rộng chuỗi. VCBS kỳ vọng LNTT của cả năm của chuỗi Long Châu là 80-90 tỷ đồng.

Trong khi đó, chuỗi FPT SHop có doanh thu chủ yếu đến từ Apple (40%) và Laptop (23%), phần còn lại điện máy (37%) doanh số. Việc mở bán Iphone 14 nửa cuối năm 2022 kf vọng sẽ mang tới doanh số lớn. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, hiện số lượt đăng ký mua Iphone 14 đã lên đến 30,000 lượt đặt hàng. Ước tính doanh số bán Iphone vào khoảng 5,000-6,000 tỷ đồng.

So với nhiều công ty khác như MWG hay DGW, tỷ trọng Apple của FRT trong doanh số lớn hơn, sức tác động mạnh mẽ hơn.  CTCK VDSC vào đầu tháng 9 cho biết: “Trong những năm gần đây, Apple cũng có những động thái thể hiện sự quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam như: rút ngắn thời gian mở bán chính thức iPhone tại Việt Nam so với trước (bảng 1), tăng thêm hai nhà phân phối (DGW, PET) kể từ 2020, xây dựng chính sách quản lý bán hàng chính hãng nghiêm ngặt cho các nhà bán lẻ được ủy quyền cũng như hợp tác nhiều hơn với các chuỗi bán lẻ trong việc xây dựng các hệ thống các cửa hàng brand store. Sự quan tâm này, cùng với việc các đường bay thương mại quốc tế gần như bị đóng băng hoàn toàn trong hai năm vừa qua đã hạn chế lượng lớn hàng Apple xách tay về Việt Nam, đã giúp thúc đẩy nhanh thị trường hàng Apple chính hãng. Trên thực tế, giá trị nhập khẩu iPhone đã tăng 160% YoY trong năm 2021, đạt 1,23 tỷ USD, theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp. Trong khi đó, tổng quy mô thị trường Apple chính hãng được MWG ước tính có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong năm nay với yếu tố thuận lợi về thời gian mở bán của iPhone 14.  

Việc mở bán iPhone sớm trong năm nay sẽ yếu tố hỗ trợ lớn cho doanh số Q4-2022 của các nhà bán lẻ ICT trong bối cảnh sức mua của các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu đang chịu áp lực trước đà tăng của lạm phát. Xét về mức độ tác động tới doanh số các nhà bán lẻ ICT niêm yết, chúng tôi kỳ vọng rằng việc iPhone được mở bán sớm hơn trong năm nay sẽ tác động lên tăng trưởng doanh số của FRT tốt hơn so với MWG nhờ vào tỷ lệ đóng góp doanh thu từ nhóm các sản phẩm Apple cao hơn. Tỷ lệ này trong năm 2021 là ~31% đối với FRT và ~10% đối với MWG (tính riêng cho chuỗi FPT shop là 37% và chuỗi TGDĐ & ĐMX là 11%).

Trên đồ thị giá, cổ phiếu FRT cũng như nhiều cổ phiếu bán lẻ khác đang tạo ra sự kháng cự mạnh trước xu hướng giảm giá của thị trường chung. FRT đang kéo về vùng hỗ trợ hồi tháng 5 và tháng 7. Theo dõi Team NĐT CANSLIM qua zalo 0977.697.420 để chọn điểm mua thích hợp

Trả lời