DÈ DẶT HỒI PHỤC, NHÀ ĐẦU TƯ CHỜ ĐỢI BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 3

Một phiên tăng điểm mạnh về điểm số nhưng thiếu hụt về dòng tiền cho thấy niềm tin vẫn chưa trở lại đối với nhà đầu tư chứng khoán.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY

Sau hai phiên tăng điểm mạnh của TTCK Mỹ do kỳ vọng FED sẽ thay đổi quan điểm về chính sách lãi suất, TTCK Việt Nam mới có một phiên tăng điểm mạnh +2.42%. Nhưng chớ nên vội mừng quá sớm. Hành động giá vẫn chưa được cải thiện để thay đổi xu hướng.

Đây là ngày nỗ lực hồi phục đầu tiên với thanh khoản thấp hơn phiên trước. Sự dè dặt của dòng tiền cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa mạnh mẽ nhảy vào bắt đáy. Thị trường cần thêm thời gian để đánh giá nguồn cung. Nhà đầu tư chờ đợi ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) để đưa thị trường quay trở lại uptrend.

Nhưng ngay cả khi có FTD thì vẫn có quá nhiều cổ phiếu đã nằm dưới MA50 ngày và chưa sẵn sàng xây lại nền giá. Trước mắt, cần đợt hồi phục để cho phép cổ phiếu sửa dần nền giá mà thôi.

Trong một đợt downtrend mạnh, giảm hơn 11% trong tháng 9 và tiếp tuc rớt cắm đầu hơn -4% vào ngày thứ hai thì một phiên tăng mạnh +2.42% chỉ có tác dụng “cầm máu” tạm thời hơn là thay đổi triển vọng thị trường. Những phiên bật tăng mạnh thỉnh thoảng vẫn hay xuất hiện trong thị trường gấu, sau các cú rơi mạnh, nhưng sau đó lại quay trở lại xu hướng giảm.

Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1104 điểm, gần ngay MA200 tuần (hiện khoảng 1108 điểm). Nhiệm vụ quan trọng trong hai phiên giao dịch cuối tuần là giữ được chốt chặn MA200 tuần. TTCK Mỹ đã bật tăng mạnh từ MA200 tuần, còn VN-Index thì đang loay hoay tại đây. Lịch sử các cú gãy MA200 tuần có thể khiến thị trường rớt sâu hơn sau đó và trùng với sự suy thoái của nền kinh tế.

Báo cáo tài chính quý 3 sắp ra là lúc các nhà đầu tư xác nhận lại tác động của quá trình tăng lãi suất lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,

Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ 13 điểm cơ bản và vẫn đứng ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây là 5.12%. Thị trường đang lo lắng trước việc một số ngân hàng thương mại nhỏ bắt đầu tăng lãi suất huy động.

BÁO CÁO QUÝ 3- KHẢ NĂNG CÁC DOANH NGHIỆP BĐS PHẢI LÙI KẾ HOẠCH MỞ BÁN, THỊ TRƯỜNG HOÀI NGHI KHẢ NĂNG ĐẠT KẾ HOẠCH NĂM

Nhóm bất động sản nằm trong diện bị bán tháo mạnh nhất trong đợt rồi vì lo ngại đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh trong ngành. Theo tinnhanhchungkhoan, dự án trọng điểm của DXG là Gem Riverside vẫn đang chờ giấy phép xây dựng và dự kiến mở bán cuối năm 2022. Dự án này được kỳ vọng sẽ mang lại doanh số bán 300 triệu đôla trong mục tiêu 500 triệu đôla cả năm nay. Nửa đầu năm 2022, doanh số ký bán mới chỉ 100 triệu đôla. Hai dự án Opal Citiview và DXH Parkview ở Bình Dương, dự án Lux Star tại TP HCM phải dời kế hoạch mở bán sang năm 2023.

Cổ phiếu DXG ăn liên tiếp nhiều cây sàn vì thị trường hoài nghi khả năng đạt kế hoạch lợi nhuận năm trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Nhiều công ty bất động sản khác như HDG cũng lùi việc mở bán Hado Charm Villas sang năm sau, và tập trung hoàn thiện bàn giao 90 căn của các đợt mở bán trước.

  • Xem tiếp ảnh hưởng về đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại đây

Hôm qua, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mỏ 2 triệu thùng/ngày. Giá dầu thô đã tăng 1.3% trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Trả lời