TIẾP TỤC HOẢNG LOẠN VÌ NHỮNG TIN ĐỒN, CON GẤU BÂY GIỜ CÒN SÂU HƠN CẢ COVID 2019

Khi covid 2019 ập tới vào tháng 1 năm 2020, TTCK sụp đổ -34%. Trải qua nhiều lần giãn cách, covid rời đi sau 2 năm, chỉ số VN-Index vượt đỉnh 1500 nhờ dòng tiền bơm vào thị trường. Nhưng khi dòng tiền rời đi theo con covid 2019, nó cũng đẩy thị trường vào một con gấu lớn hơn. Tính từ đỉnh tháng 4.2022, chỉ số VN-Index đã giảm -35%, và trở về mốc 1000 điểm.

 TIN ĐỒN TIẾP TỤC LAN RỘNG

 Ngân hàng và bất động sản là nạn nhân trực tiếp của con gấu. TPB, TCB những ngân hàng nào càng dính nhiều đến trái phiếu doanh nghiệp gần như bị đánh không thương tiếc trong ngày hôm nay. Ngay cả khi TPB công bố lợi nhuận trước thuế quý 3 khá ổn khi lũy kế 9 tháng đầu năm tăng +35% yoy, đạt 5,926 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm, thì cổ phiếu vẫn cắm sàn ngay từ đầu phiên.

Vào lúc này, các tin đồn liên quan đến xử lý vấn đề trái phiếu doanh nghiệp là nỗi ác mộng của nhà đầu tư. TPB, TCB là những doanh nghiệp cho tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tín dụng cao trong nhóm ngân hàng. Các ngân hàng này cũng đã bị thanh tra hồi tháng 5 vì vấn đề trái phiếu doanh nghiệp.

Sau sự kiện Vạn Thịnh Phát, thì những ngân hàng được nghi ngờ dính líu đến gần như bị bán không thương tiếc. TCB không những giảm sàn mà khối lượng bán ra mỗi ngày mỗi lớn.

Rất nhiều ngân hàng hiện đã có P/B trở về dưới 1 hoặc thậm chí dưới 1 lần. Trung bình ngành ngân hàng giờ đây có P/B là 1.2 lần, rất hấp dẫn về mặt định giá nhưng nhà đầu tư đang hoài nghi về chất lượng tài sản của ngành ngân hàng. Khi niềm tin biến mất, dòng tiền sẽ rút đi và dù định giá hay lợi nhuận hấp dẫn cỡ nào, cổ phiếu ngân hàng cũng bị cuốn vào cơn lốc bán tháo.

Những tin đồn không chỉ liên quan đến ngân hàng mà các cổ phiếu bất động sản cũng là nạn nhận. Những tin đồn liên quan đến Novaland khiến cổ phiếu giảm mạnh trong phiên và may mắn cuối phiên chỉ giảm -1.8%

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY

Có đến 150 mã sàn trên sàn HOSE, gần gấp 3 lần số mã tăng. Số lượng mã giảm thì gấp đến hơn 9 lần số mã tăng. Một độ rộng hoàn toàn nghiêng về phía con gấu.

Áp lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên và tăng dần cho đến cuối phiên khiến VN-Index đóng cửa thấp nhất ngày, khối lượng cao hơn ngày hôm trước.

Chỉ số VN-Index tạo đáy mới thấp nhất năm nay và giảm -3.48%.

Cú rơi sốc trong hơn 1 tuần trở lại đây vì sự lo lắng của giới đầu tư vì bắt bớ và trái phiếu doanh nghiệp hơn là cú sốc từ bên ngoài. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam khá yên tĩnh trong hơn 1 tuần gần đây. Mặc dù vẫn neo cao nhưng chỉ tăng nhẹ 23 điểm cơ bản trong ngày hôm nay và ở mức 5.2%.

Đây là tuần giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số VN-Index tính từ đỉnh tháng 8 và đã mất -23% trong nhịp rơi này. Với tổng số điểm đã mất gần 300 điểm (từ gần 1,300 điểm về 1,000 điểm), chỉ số VN-Index đang tiệm cận mức điểm giảm của đợt gãy đầu tiên từ tháng 4, nơi nó đã đánh rơi 360 điểm tương ứng -24%. Lúc đó, chỉ số VN-Index cũng giảm liên tiếp trong 6 tuần.

Điều này cho thấy chỉ số VN-Index đang đạt tới target giảm giá đầu tiên khi so sánh với cú rơi đầu tiên.

Thị trường chứng khoán bị sốc khi dòng tiền rút lui bởi những thay đổi chính sách đột ngột, như kiểm soát chặt kênh trái phiếu doanh nghiệp và bắt bớ.

Đợt đáy tháng 5 diễn ra sau khi thị trường giảm -24% và kết thúc hội nghị trung ương 5. Hiện nay, hội nghị trung ương 6 cũng đã kết thúc nhưng phiên cầm máu đầu tuần dường như chưa làm nhà đầu tư an lòng.

Cú rơi này như hòn tuyết lỡ, không có cú hồi phục nào quá 1 ngày, trong khi đợt trước ít nhất cũng xen kẽ tăng 2-3 phiên.

Với đà rơi hiện nay, khả năng chỉ số VN-Index sẽ phá luôn ngưỡng tâm lý 1000 điểm vốn mong manh vào ngày mai.

Vậy dấu hiệu tích cực nào ở đây?

Thứ nhất, vẫn còn khả năng hình thành phân kỳ giữa chỉ số VN-Index với các chỉ báo dao động như RSI hoặc Stochastic Oscillator.

Thứ hai, lượng margin có khả năng đang giảm dần, thị trường đang trở về với tiền thịt vốn có của nó. Chúng tôi ước tính rằng, với thanh khoản tầm 10,000-15,000 tỷ đồng/phiên, lượng margin trung bình tầm 100 nghìn tỷ. Khả năng sau đợt call margin này, Margin quý 3 sẽ giảm từ mức 150 nghìn tỷ về sát 100-120 nghìn tỷ. Với định giá của thị trường giờ đang rẻ hơn, khả năng dòng tiền sẽ sớm tìm được ngưỡng cân bằng.

Thứ ba, lời kêu gọi giải cứu đang dần xuất hiện. Hiệp hội HoREA (Hiệp Hội BĐS TP HCM) vừa có kiến nghị xin 1%-2% room tín dụng cho nhóm bất động sản trong dịp cuối năm, ước có thêm 200 nghìn tỷ (8 tỷ đôla) cần được bơm thêm vào thị trường. Con số này gần bằng với 230 nghìn trái phiếu doanh nghiệp  (trong đó bất động sản chiếm 40%) cần đáo hạn vào cuối năm nay. Thực ra, hồi tháng 7, HoREA cũng đã kiến nghị nhưng không được đáp ứng và nay họ tiếp tục kiến nghị lần nữa.

Theo SSI Reseach, mức chênh lệch giữa huy động vốn và tín dụng cũng đang ở mức 200 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn cuối năm.

Gói hỗ trợ 2% hiện cũng chưa giải ngân được nhiều vì cũng kẹt room tín dụng. Thị trường cuối năm đứng trước bối cảnh khát vốn, nên đây là thời điểm dễ xảy ra sự sụp đổ nếu không đáp ứng kịp thời nguồn vốn.

 Cú sập đổ -34% của Covid năm 2020 đã buộc phải kích hoạt bailout từ phía cơ quan điều hành, vậy tai sao giờ đây chỉ số VN-index cũng đã giảm -35% thì không có cuộc giải cứu nào?

NHNN trong ngày 10/10 đã bơm ròng 18,680 tỷ đồng qua thị trường mở để giảm lãi suât cho vay qua đêm từ mức trên 8% xuống còn dưới 7%. Xem thêm: https://vneconomy.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tiep-tuc-day-manh-bom-tien.htm

Thứ tư, thị trường đang lọt vào thời gian xoay chiều 17.3.2022 +/-3 ngày giao dịch. Việc độ rộng thị trường được bung rộng trong hơn 1 tuần trở lại cuối đây là đặc điểm của cuối xu hướng giảm, và khả năng đã có Exhaustion Gap (khoảng trống kiệt sức).

GIÁ DẦU TẠO ĐÁY VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỞ LẠI

  • còn tiếp
  • Đọc chi tiết bản tin bằng cách tham gia zalo 0977.697.420

Trả lời