Sau bất động sản, đến lượt “ngân hàng, chứng khoán, thép” phản ứng tích cực với NĐ08 (sửa đổi NĐ65). Việc đánh mất số điểm tăng vào cuối phiên hôm qua, đã được lấy lại bởi số điểm tăng đầu phiên hôm nay. Một động thái muốn đánh lên hôm nay, đang bị cản trở lại bởi vùng kháng cự EMA 21 ngày và MA50 ngày. Điểm tích cực lúc này, là nhiều cổ phiếu leader đang cố gắng bảo vệ nền giá
NGÂN HÀNG CÓ THOÁT KHỎI RỦI RO NỢ XẤU TỪ BĐS?
Nhiều công ty chứng khoán vẫn lo ngại rủi ro nợ xấu từ bất động sản vẫn còn chưa hiển lộ trên báo cáo tài chính của ngân hàng, bất chấp nợ xấu đã tăng mạnh vào quý IV. Với mối liên hệ mật thiết giữa ngân hàng-bất động sản, “giải cứu” bất động sản lúc này cũng giúp làm tránh rủi ro sụp đổ cho hệ thống ngân hàng.
Xét về cơ cấu vốn hoá, ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt chiếm 36% vốn hoá thị trường. Theo sau là bất động sản (16% vốn hoá thị trường), và tiêu dùng thiết yếu (11%), công nghiệp (9%), vật liệu xây dựng (7%). Bởi vậy, một câu nói quen thuộc, muốn đẩy thị trường không có gì khác hơn là đẩy “bank, chứng, thép”.
Theo dữ liệu của Fireant, gần như 9/10 lĩnh vực đều tăng giá và dẫn đầu không ai khác chính là “vật liệu cơ bản” (trong đó có nhóm thép) +1.44%; theo sau là nhóm chứng khoán +2.46%, nhóm ngân hàng tăng +1.27% trong lĩnh tài chính (+0.97).
Nếu nhìn ở góc độ chu kỳ, nhóm ngân hàng thường là lĩnh vực xuất hiện ở cuối thị trường gấu và đầu thị trường bò tót.
Cổ phiếu HDB +2.8% và đóng cửa tại đỉnh cao nhất ngày, nằm trong nhóm cổ phiếu hàng đầu đóng góp tích cực vào mức tăng của chỉ số VN-Index. Diễn biến giá của cổ phiếu HDB trong mấy ngày gần đây mạnh hơn so với thị trường chung. Sức Mạnh Giá Tương Đối (RS) của cổ phiếu này là 71 vào thời điểm cuối tuần qua.
Với điểm mua Pocket Pivot vào ngày 6/3/2023, HDB tiếp tục vượt MA200 ngày vào hôm nay, đồng thời sẵn sàng breakout đường xu hướng kháng cự bên trên, nơi cung cấp điểm mua tiếp theo. Điểm pivot sớm cũng là 19,000 cho HDB. Khối lượng tăng vọt sau khi giá bật lên từ MA50 ngày là dấu hiệu tích cực, giúp cổ phiếu này có khả năng xây nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm thành công.
Theo đánh giá của CTCK VNdirect, HDB là một trong những số ít ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao trong năm 2023 nhờ hệ số CAR cao (13.4%), cơ cấu tín dụng lành mạnh khi ít nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (chiếm 1.7% tổng tín dụng), và tham gia cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Việc ngân hàng này ký kết hợp đồng bảo hiểm với FWD thành công sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay. Khả năng hợp đồng sẽ hoàn thiện vào quý 2.2023.
Quan điểm của Team NĐT CANSLIM cho rằng, ngân hàng HDB có tiềm ẩn rủi ro nợ xấu lớn hơn liên quan đến nhóm bất động sản của Sovico của “Madam Thảo” (chứ không đơn giản chỉ 1.7% tín dụng như trên sổ sách), trong khi tỷ lệ LLR của ngân hàng này ở mức thấp so với nhiều ngân hàng khác, chỉ 70%. Nhưng với việc nút thắt trái phiếu doanh nghiệp đang được tháo gỡ dần, thì rủi ro từ nợ xấu bất động sản cũng dễ thở hơn đôi chút.
Xét về mức định giá, HDB là một trong những ngân hàng có P/B thấp (hơn 1.3 lần, thấp hơn bình quân ngành là 1.5 lần) nhưng lại có ROE là 23%, cao hơn so với bình quân ngành.
Thực sự, HDB không phải là cổ phiếu yêu thích của Team NĐT CANSLIM, so với với LPB hoặc STB ở giai đoạn hiện tại. Trong đó, LPB đang nén một mẫu hình tam giác củng cố với khối lượng thấp ngay tại MA50 ngày, sau khi breakout không thành công mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Chúng tôi yêu thích ngân hàng này bởi khả năng đang có sự thay máu cổ đông đằng sau những chuyển biến trong hệ thống ngân hàng thời gian qua. Theo đó, ông Dương Công Minh đã thoái khỏi LPB và chỉ còn cổ phần tại STB mà thôi.
Đối với nhóm thép, bất chấp triển vọng sản xuất và tiêu thụ yếu trong năm 2023, các cổ phiếu ngành này vẫn là tâm điểm ưa thích của nhà đầu tư. Vấn đề lúc này là dòng tiền đầu cơ đang nhìn vào sự tăng giá của HRC và xem cổ phiếu nào có khả năng tái cơ cấu hàng tồn kho nhanh nhất nhằm cải thiện biên lợi nhuận. Theo quan sát của Team NĐT CANSLIM, một số CTCK bắt đầu kỳ vọng HSG sẽ cải thiện biên lợi nhuận sớm nhất từ quý 2.2023, trong khi HPG phải chờ đến quý 3.2023. Điều này dường như được thể hiện ngay trong hành động giá, khi HSG nhẹ nhàng hơn so với HPG và NKG. Chỉ báo RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối) của cổ phiếu HSG là trên 80, cao hơn phần còn lại trong ngành.
“CTCK BSC trong bản báo cáo ngày 2.3.2023 đưa ra dự phóng tăng trưởng EPS năm 2023 của HSG là 351%. So với nhiều công ty chứng khoán đang tỏ ra thận trọng về HSG và ngành thép, tôn mạ thì BSC cùng với VCSC (trong báo cáo chiến lược 2023) là lạc quan nhất về HSG. Cả hai đều dự phóng tăng trưởng EPS năm nay của HSG là 350%-360% so với năm 2022. Quan điểm BSC cho rằng, kết quả kinh doanh quý 2 của HSG cải thiện nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện dù doanh số yếu. Với việc giá HRC hồi phục từ đáy 650 USD lên 1260 USD hiện nay giúp đà giảm tôn mạ ngưng giảm và hồi phục nhẹ 1%-2% trong quý 2.2023. Giá tôn mạ tăng thấp hơn so với giá HRC vì nhu cầu vẫn yếu. Điểm tích cực của HSG là đã đẩy mạnh chiết khấu từ quý 4 để “xử lý” hàng tồn kho giá cao nên tình hình vòng quay hàng tồn kho của HSG đã bắt đầu cải thiện từ quý 1.2023. Việc giá HRC ít biến động hơn trong năm 2023 là yếu tố giúp BSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ phục hồi về mức trung bình 12%-14%, giống như đã từng đi ngang sau suy thoái 2010-2011”.- Trích lại bản tin Nhịp Đập Thị TRường ngày 6.3.2023
Cổ phiếu HSG tăng +4.89% với thanh khoản tăng vọt khi chuẩn bị áp sát điểm pivot=16,500 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Trader chấp nhận rủi ro cao có thể đầu cơ theo dòng tiền, đánh điểm breakout.
Việc tạm hoãn quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp trong 2 năm cũng ảnh hưởng tích cực đến nhóm chứng khoán. Đây cũng là lĩnh vực tài chính nhạy cảm với các diễn biến của thị trường tiền tệ và xuất hiện vào đầu chu kỳ tăng giá. Nên nhớ, bản thân các CTCK cũng có sự liên quan không ít đến việc phân phối và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Cổ phiếu HCM +3.9% và đang tiến tới điểm pivot=26,400 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Đây là cổ phiếu khoẻ nhất trong ngành chứng khoán vì tập trung vào phát triển nghiệp vụ môi giới (33% doanh thu) và margin (44% doanh thu). HCM được đánh giá an toàn khi không dính dáng đến các trái phiếu doanh nghiệp như PDR hay NVL. Một bảng tài chính lành mạnh khi có lượng tiền mặt hơn 6,000 tỷ, là ưu thế của HCM lúc này (chưa kể lượng trái phiếu nắm giữ của BIDV).
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY HÔM NAY
Thông tin quỹ ETF Fubon huy động 160 triệu đôla để chuẩn bị giải ngân vào TTCK Việt Nam diễn ra đúng như kỳ vọng trước đó. Sau chuỗi ngày bán ròng, đây là phiên đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng +158 tỷ đồng. Việc nước ngoài giảm mua ròng từ tháng 1/2023 đang làm TTCK thiếu chỗ dựa. Diễn biến của TTCK Việt Nam sắp tới sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào trợ lực của khối ngoại.
Có vẻ như các nhà đầu tư trái phiếu bình tĩnh hơn trước áp lực tăng lãi suất của FED. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam giảm nhẹ 35 điểm cơ bản, xuống còn 4.55%.
Chủ tịch FED sẽ có phiên điều trần trước Quốc Hội vào ngày thứ 3 và thứ 4, điều có thể tiết lộ thông tin về chính sách lãi suất của FED. Lưu ý rằng, kỳ vọng tăng lãi suất 0.25% đã được định giá nhưng kỳ vọng tăng 0.5% đang lớn dần (xác suất bị đẩy từ 20% lên 35%).
Mặc dù vậy, có lẽ như các nhà đầu tư trái phiếu Việt Nam đang tin tưởng vào kịch bản SBV sẽ theo đuổi chính sách giảm lãi suất khi tỷ giá không bị áp lực.
Chỉ số VN-Index tăng +1.04% và đóng cửa ở nửa trên khung giá ngày. Tuy nhiên, biên độ giao dịch hôm nay vẫn hẹp, là phiên thứ tư liên tiếp nằm trong biên độ giao dịch của ngày 1/3/2023, cho thấy thị trường vẫn đang do dự.
Chỉ số VN-Index đang bị kháng cự bởi EMA 21 ngày và MA50 ngày ở ngay phía trên.
Đã là ngày nỗ lực hồi phục thứ 5, chỉ số VN-Index vẫn chờ đợi ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) nhằm trở lại xu hướng tăng điểm.
Hôm nay các cổ phiếu blue chip hoạt động tốt hơn so với cổ phiếu vốn hoá nhỏ. VN30 tăng +1.27% trong khi HNXindex chỉ tăng nhẹ +0.46%.
Độ rộng thị trường đang tích cực dần. Số lượng cổ phiếu tăng gấp 1.3 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đang thu hẹp khoảng cách với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Việc các cổ phiếu đang cố gắng bảo vệ MA50 ngày là một dấu hiệu tốt để bảo vệ nền giá đang xây.
Hành động phân kỳ dương giữa VN-Index và Stochastic Oscillator vẫn chưa bị phá huỷ và đó là lý do tiếp tục níu hy vọng về khả năng tăng giá sắp tới.
GIÁ DẦU TĂNG TRỞ LẠI VÀ CÁC CỔ PHIẾU DẦU KHÍ ĐANG Ở SÁT ĐIỂM MUA BỔ SUNG
Giá dầu bắt đầu tăng trở lại áp sát ngưỡng 80 USD/thùng bởi nhu cầu ngày càng lớn từ phía Trung Quốc. Việc khôi phục lại các nhà máy lọc dầu ở Châu Á và Trung Quốc đang được tăng tốc cho thấy các nhà sản xuất đang kỳ vọng vào sự phục hồi dài han của giá dầu.
Các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vào ngày thứ hai phục hồi cho thấy khả năng nền kinh tế này bắt đầu phản ứng tích cực với hành động nâng đỡ của chính quyền Bắc Kinh.
Theo dự phóng của Goldman Sachs, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ trở lại mức 16.1 triệu thùng/ngày, cao hơn 12.6% so với năm 2019.
- CÒn tiếp
ĐỌC CHI TIẾT TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420, HOẶC THAM GIA KHOÁ HỌC TREND TRADER NGÀY 19/04/2023
HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN TẠI CÁC CTCK VNDIRECT, KB (HÀN QUỐC), SSI, HSC, VPS, VCSS, KAFI