Giao hàng tiết kiệm (GHTK) được định giá 1 tỷ đôla, liệu Viettel Post (VTP) có thể vượt qua?

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, rút ngắn thời gian di chuyển Cao Bằng- Hà Nội xuống 3.5 giờ, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Đến Chiều tối 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn để kết nối với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, vốn có kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam lên tới 36 tỷ đôla.

Thủ tướng đề xuất hỗ trợ 780 tỷ cho việc xây dựng cửa khẩu thông minh. 

Trên TTCK, cổ phiếu Viettel Post (mã VTP) có chuỗi tăng giá ấn tượng gần 70% từ đáy tháng 9 cho tới nay, ngược chiều với sự giảm giá của TTCK chung. Thậm chí có 3 phiên tăng trần trong 7 phiên gần nhất. Công ty vận chuyển logistic trong hệ sinh thái Viettel được cho là người được hưởng lợi khi Việt Nam-Trung Quốc phát triển các cửa khẩu thông minh và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này.

Cũng trong chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức lễ ký kết trực tuyến Bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.

CƠ HỘI TỪ VIỆC GIỚI PHÂN TÍCH CHƯA NHÌN RA TRIÊN VỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Phần ngon nhất là khi mọi thứ còn mù mờ, khi chưa nhiều người nhìn thấy được triển vọng doanh nghiệp. Khi mọi thứ đã rõ ràng, thì giá cả đã phản ánh nhiều.

Trước hướng đi tăng trưởng mới của doanh nghiệp Viettel Post, phản ứng của các CTCK là khác nhau. Vào ngày 22.10.2024, CTCK SSI cho biết họ chưa tin tưởng vào hướng đi mới của doanh nghiệp và chưa đưa yếu tố này vào định giá. Do đó, SSI chỉ đưa ra giá mục tiêu 70,000 đồng với triển vọng “Kém Khả Quan”, tức thị trường chứng khoán đang định giá cao doanh nghiệp.

Vì sao SSI Research vẫn “nhát gan” với VTP? Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào họat động vào đầu tháng 12/2024

Mới nhất, CTCK HSC vào ngày 12/11/2024 đã tăng 41% giá mục tiêu lên 123,400 đồng (với tiềm năng tăng giá ước tính chỉ 9%) nhưng vẫn e dè khi hạ khuyến nghị từ “Mua” xuống “Tăng Tỷ trọng”, dựa trên việc giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm 2024 nhưng tăng dự báo năm 2025 do VTP đầu tư mạnh vào mảng logistics trong khi mở rộng thị phần mảng giao nhận truyền thống.

Dự báo mới của HSC cho thấy lợi nhuận ròng và EBITDA tăng trưởng lần lượt với tốc độ CAGR 3 năm ở mức 16% và 33% trong giai đoạn 2023-2026.

Cụ thể, HSC giữ nguyên dự báo cho năm 2024 với lợi nhuận thuần đạt 384 tỷ đồng (tăng trưởng 1%) và EBITDA đạt 582 tỷ đồng (tăng trưởng 18%). Kết quả trên cho thấy lợi nhuận thuần Q4/2024 có thể đạt 132 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ và 23% so với quý trước) và EBITDA đạt 197 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ và 18% so với quý trước), nhờ doanh thu HĐKD cốt lõi tăng mạnh và tỷ suất lợi nhuận cải thiện khi sản lượng tiêu thụ tăng.

Cho năm 2025-2026, HSC tăng lần lượt 4% và 8% dự báo lợi nhuận thuần và  EBITDA do kỳ vọng VTP sẽ giành thêm thị phần ở mảng giao nhận và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở mảng logistics để đạt được KQKD tốt hơn. Dự báo mới cho thấy lợi nhuận ròng năm 2025 và 2026 tăng trưởng lần lượt 21% và 28%, và EBITDA tăng trưởng lần lượt 42% và 40%.

HSC cho biết họ chưa đưa vào định giá cửa khẩu thông minh do chưa rõ thời gian triển khai.

HSC dự báo tổng vốn đầu tư của VTP vào cơ sở hạ tầng logistics sẽ đạt khoảng 3,500 tỷ đồng (so với 2,800 tỷ đồng trước đó) trong giai đoạn 2024-2026 nhằmthực hiện chiến lược chuyển đổi nhanh chóng và KHKD đầy tham vọng của Công ty.Công ty được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn.

Dự báo đến năm 2028, HSC cho thấy lợi nhuận thuần và EBITDA tăng trưởng lần lượt với tốc độ CAGR5 năm là 21% và 29% trong giai đoạn 2023-2028.

Cần biết, HSC là CTCK lạc quan nhất về VTP trên thị trường khi đã đưa ra khuyến nghị MUA hồi tháng 8 dù với giá mục tiêu rất hạn chế chỉ 87,000.

Nhưng dòng tiền thông minh nhanh chóng khiến các CTCK liên tục “việt vị” bằng cách đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh. Vào ngày thứ sáu, 15/11/2024, VTP tăng trần lên mức 122,500 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa cổ phiếu VTP hiện nay là hơn 600 triệu đôla.

Khi nhìn vào định giá, VTP đang giao dịch với EV/EBITDAđ.c trượt dự phóng 1 năm là 20 lần, cao hơn so với bình quân từ năm 2019 ở mức 15.5 lần. Đây là điều khiến các CTCK phải “lo sợ”


Trái ngược, Elibook Team đã mạnh mẽ khuyến nghị mua VTP từ giữa tháng 9, và hiện nay đã có mức lợi nhuận hơn 50%. Hồi tháng 8, Elibook Team đã thất bại trong việc gìn giữ mức lợi nhuận +20%, nhưng sau kh cổ phiếu chạm về vùng đáy giữa tháng 9, chúng tôi đã quay trở lại VTP, khi doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tầm hơn 400 triệu đôla.

Những ai còn tin vào gã khổng lồ logistic Viettel post?

Viettel Post có thể vượt mặt GHTK có định giá tỷ đôla?

Trong định giá nhanh hồi tháng 4, Elibook Team cho rằng VTP sẽ là doanh nghiệp có thể vươn lên con số hàng tỷ đôla trong 5 năm tới, nếu như tuyên bố của CEO Hoàng Trung Thành trở thành sự thực: “Trong 5 năm tới, doanh thu của Viettel Post sẽ tăng gấp 10 lần.

Elibook Team cho rằng, mức định giá của các CTCK đưa ra là không tương xứng với triển vọng của doanh nghiệp và thực tế định giá của các công ty trong ngành vận tải logistic.

Vào năm 2022, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK)  có kế hoạch IPO vào quý IV với định giá lên tới 1 tỷ USD. GHTK lúc bấy giờ được kỳ vọng sẽ là startup kỳ lân tiếp theo xuất hiện tại Việt Nam, sau khi J&T Express nhận vốn 2 tỷ USD trước thềm IPO. Định giá năm 2022 của GHTK là khoảng 900 triệu USD. Tuy nhiên, bối cảnh khó khăn của nền kinh tế đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn.

Trong vài năm trước đây, GHTK là một trong những đơn vị dẫn đầu mảng logistic và có hiệu quả kinh doanh vượt trội. GHTK có hơn 500,000 khách hàng và nhà bán, 1,500 bưu cục, hơn 30,000 nhân viên giao hàng, hơn 6,000 tài xế xe tải và hơn 600,000 m2 nhà kho. Con số này vượt trội so với Viettel Post, với 2,200 bưu cục cửa hàng, 6,000 đại lý thu gom và tổng kho hơn 100,000 m2.

Đáng chú ý vào năm 2022, GHTK được định giá tỷ đôla với doanh thu hơn 9000 tỷ và mức lợi nhuận 600 tỷ đồng mỗi năm, bằng cả VNPost và Viettel Post cộng lại.

Nhưng thời thế đang thay đổi. GHTK có vẻ như đang chạm ngưỡng trong khi Viettel Post đang vươn lên mạnh mẽ nhờ ứng dụng công nghệ.

Vào đầu năm 2024, bản thân admin cũng đã trải nghiệm sự thay đổi này khi chứng kiến sự “vỡ trận” của GHTK. Elibook Team cũng có kênh bán sách và vẫn thường xuyên sử dụng dịch vụ của GHTK, vốn có mức phí ship rẻ hơn một chút so với Viettel Post và dịch vụ đỡ phức tạp hơn (ví dụ, GHTK không cần in bill hàng đóng gói trong khi VTP phải in bill, số lượng chi nhánh bưu cục và mạng lưới nhân viên lấy hàng nhanh hơn so với VTP, cũng như quy trình rút tiền thuận tiện hơn. Nói thẳng ra, admin vẫn ưa thích dịch vụ của GHTK hơn so với VTP).

Nhưng GHTK đã vỡ trận vào dịp tết năm 2024 khi nhiều nhân viên đình công, kéo theo tình trạng không giao được đơn hàng. Viettel Post do đó nhanh chóng chớp lấy thị phần.

Trong ngành logistic, đội ngũ nhân viên giao hàng là quan trọng. Đối với GHTK, phần đông nhân viên giao hàng là cộng tác viên hưởng thu nhập theo hiệu quả kinh doanh. Điều này giúp GHTK giảm thiểu chi phí nhân công. Trong khi Viettel Post lại sử dùng hợp đồng lao động chính thức, nên có chi phí cao hơn.

Mô hình này giúp GHTK tăng lợi nhuận trong vài năm qua, nhưng đầu năm 2024 bộc lộ yếu điểm.

Ví dụ, trong dịp Tết, GHTK (doanh nghiệp giao hàng lớn thứ hai, tư nhân/chưa niêm yết) đã phải đối mặt với đình công của nhân viên giao hàng do số lượng bưu kiện cần giao tăng cao, dẫn đến quá tải trong khi tiền lương không tăng tương ứng. VTP không gặp tình trạng tương tự vì lực lượng lao động (theo hợp đồng) của họ ổn định hơn. Thực tế, VTP có thể hưởng lợi từ sự lộn xộn của GHTK (giành được khách hàng).

Lực lượng nhân viên giao hàng hiện tại của VTP bao gồm khoảng 11,000 người, trong đó khoảng 6,000 người là lao động hợp đồng. VTP có kế hoạch ký hợp đồng với thêm 2,000-3,000 người hợp tác trong năm nay. Mặc dù điều này sẽ dẫn đến chi phí nhân công cao hơn (giá vốn hàng bán (COGS) cho dịch vụ giao hàng cao hơn và do đó lợi nhuận gộp (GPM) thấp hơn), nhưng nó sẽ giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ lâu dài và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, VTP tiếp tục giành thêm thị phần ở mảng giao nhận truyền thống nhờ đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc (44% so với cùng kỳ, so với mức tăng trưởng 19% so với cùng kỳ của toàn ngành trong cùng giai đoạn). VTP giành được thêm thị phần là nhờ cải tiến trong vận hành sau khi ứng dụng công nghệ.

Con số trên báo cáo tài chính đã thể hiện rõ điều này. Doanh thu HĐKD cốt lõi (chuyển phát và logistics) Q3/2024 của VTP tăng mạnh 41% so với cùng kỳ (và tăng 8% so với quý trước) lên 2,574 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng 12% so với cùng kỳ của toàn ngành trong cùng giai đoạn (17,200 tỷ đồng).

Với kết quả trên, thị phần của VTP đã tăng lên 15% trong quý (so với mức 11.9% trong Q3/2023 và 13.2% trong nửa đầu năm 2024).

Trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu HĐKD cốt lõi của VTP tăng mạnh 44% so với cùng kỳ lên 7,030 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng 19% so với cùng kỳ của toàn ngành trong cùng giai đoạn (đạt 50,740 tỷ đồng).

Theo đó, thị phần trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng lên 13.9% từ mức 11.4% trong 9 tháng đầu năm 2023.

Vì sao VTP sẽ là người hưởng lợi từ Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới và Cửa Khẩu Thông Minh?

Đây là chủ đề mà Admin đã thảo luận với các học viên từ rất lâu. Để trả lời, chúng ta hãy nhìn vào cơ cấu cổ đông.
Năm 2017, một số nguồn tin cho biết Tập đoàn Sea có trụ sở tại Singapore (công ty mẹ Garena và Shopee) đã mua cổ phần của 2 startup tiềm năng ở Việt Nam. Một trong 2 startup này chính là Foody và vào tháng 8 năm ngoái, ứng dụng giao đồ ăn Now của Foody đã đổi tên thành ShopeeFood. Công ty còn lại được cho là GHTK.
Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của GHTK vào tháng 9/2017, ông Phạm Hồng Quân nắm giữ 16.387% cổ phần; một cổ đông khác là Nguyễn Nguyệt Minh nắm 1.156% cổ phần. Tuy nhiên chủ nhân của gần 78,46% cổ phần còn lại không được tiết lộ.
Đến tháng 6/2020, cơ cấu cổ đông của GHTK có sự thay đổi khi 42% cổ phần thuộc sở hữu của một công ty Singapore. Trong khi đó, báo cáo tài chính cả năm 2020 và 2021 của Kerry Logistics đều cho thấy tập đoàn chuyển phát có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) này nắm giữ gián tiếp 42% cổ phần của GHTK.
Trước những thông tin đồn đoán về việc GHTK sẽ về tay Sea hay Kerry Logistics, CEO Phạm Hồng Quân nói với Forbes Việt Nam rằng công ty này đang sắp xếp lại cổ phần trước IPO. “GHTK sẽ là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển bằng công nghệ Việt. Cổ đông ngoại sẽ không giữ quá 49% cổ phần và chỉ có vai trò đối tác tài chính”, vị CEO khẳng định.
Như vậy, GHTK là công ty của một doanh nhân Việt Nam và một số cổ đông ngoại từ Trung Quốc và Singapore.
Elibook Team cho rằng, miếng bánh logistic từ thương mại điện tử nên được nhà nước ưu ái cho các công ty nhà nước.
Trong khi đó, VNPost của VNPT và Viettel Post (VTP) do Viettel sở hữu 60.8%. Hãy nhìn vào danh sách các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất hàng năm, thì Tập Đoàn Viettel luôn nằm trong Top đầu, hoặc số 1 hoặc số 2.
Có thể ở mảng vận chuyển logistic cho thương mại điện từ của VTP vẫn chưa thể đánh bật được GHTK trong hiện tại, nhưng trong tương lai, hướng đi mới về Cửa Khẩu Thông Minh và Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới sẽ giúp VTP hoàn toàn có thể vượt qua định giá tỷ đôla của GHTK.

Trong hai năm qua, VTP đã tham gia tích cực vào mảng logistics, đặc biệt đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng xuyên biên giới (với Trung Quốc) đặc biệt trong một năm
qua. HSC cho rằng VTP sẽ là đơn vị hưởng lợi chính khi Việt Nam tăng cường hoạt động thương mại xuyên biên giới với Trung Quốc.

Công viên Logistics Lạng Sơn sẽ hoạt động vào tháng 12/2024.

BLĐ VTP vừa quyết định đầu tư vào dự án Công viên Logistics tại tỉnh Lạng Sơn. Dự án có diện tích hơn 130ha tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, có vị trí đắc địa liền kề với Khu trung chuyển hàng hóa Lạng Sơn (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn).

Dự án sẽ được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu có diện tích 50ha, chủ yếu dùng làm nơi tập kết container.

Trong giai đoạn đầu, VTP sẽ chủ yếu đầu tư vào công nghệ để giám sát luồng container ra vào, trong khi cơ sở hạ tầng chưa yêu cầu đầu tư nhiều.

Do đó, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn đầu sẽ chỉ ở mức 70-80 tỷ đồng. BLĐ kỳ vọng giai đoạn đầu của dự án sẽ có tỷ lệ lấp đầy 100% khi đưa vào hoạt động, có thể là vào cuối năm 2024.

Ở giai đoạn 2, VTP sẽ đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, xây dựng kho bãi cho công tác bảo quản hàng hóa.

Hiện tại, chất lượng dịch vụ bảo quản hàng hóa tại Lạng Sơn vẫn còn kém. VTP kỳ vọng sẽ có thêm nhiều lợi thế nhờ cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2 chưa được công bố nhưng sẽ cao hơn giai đoạn đầu. BLĐ kỳ vọng dự án này, khi hoàn thành, sẽ mang về 500-800 tỷ đồng doanh thu cho Công ty (5-8% doanh thu HĐKD cốt lõi).

Vipo Mall: nền tảng TMĐT xuyên biên giới

VTP đang thử nghiệm giải pháp mua sắm trực tuyến xuyên biên giới (trước tiên là với Trung Quốc, sau đó mở rộng sang Nhật Bản và Hàn Quốc) thông qua ứng dụng Vipo Mall. 

Vipo Mall có giao diện của một nền tảng TMĐT. Tại đây, người dùng Việt Nam có thể đặt hàng các sản phẩm được niêm yết trên các nền tảng TMĐT lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Taobao, 1688, Pinduoduo và JD.com, với thông tin sản phẩm được dịch sang tiếng Việt và giá niêm yết bằng VND.

Đơn hàng sẽ được các nền tảng của Trung Quốc xử lý (tại Trung Quốc) và chuyển đến biên giới. Sau đó, VTP sẽ làm thủ tục hải quan và giao hàng tại Việt Nam cho người mua Việt Nam. VTP sẽ thu phí từ việc thông quan và giao hàng tại Việt Nam.

Ở giai đoạn này, VTP không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ HĐKD. Theo nội dung trao đổi của chúng tôi với BLĐ, ứng dụng Vipo Mall hướng đến khách hàng B2B (các chủ cửa hàng ở Việt Nam muốn nhập hàng từ Trung Quốc sau đó bán lẻ tại thị trường trong nước). Do đó, đơn đặt hàng phải là đơn hàng bán buôn và phải có đặt cọc.

VTP sẽ có thể tận dụng danh sách khách hàng có sẵn (các chủ cửa hàng đã sử dụng dịch vụ giao nhận của VTP) để mở rộng HĐKD ở mảng này. Do đó, Vipo Mall sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các sàn TMĐT khác như Shopee, Lazada hay Tiktok Shop vốn tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ.

Theo quan điểm của HSC, dự án này sẽ giúp VTP mở rộng HĐKD giao nhận nhưng không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (không có nhiều rủi ro về mặt đầu tư).

Có khả năng đầu tư dự án biên giới thông minh

Ngày 17/8/2024, Chính phủ ban hành Quyết định 865/QĐ-TTg-2024 phê duyệt đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu biên giới thông minh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Dự án nhằm nâng cao năng lực thông quan lên 2-3 lần vào năm 2027 và 4-5 lần vào năm 2030 so với thời điểm hiện tại. Tổng KNNK và KNXK hàng năm được dự báo đạt 110 triệu USD vào năm 2030.

Dự án được chia thành hai giai đoạn: (i) giai đoạn 1 từ Q3/2024 đến Q2/2026 dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và (ii) giai đoạn 2 Q3/2026 đến Q3/2029 dành cho hoạt động thử nghiệm.

Đây là dự án thí điểm đầu tiên cho mô hình biên giới thông minh. Sau khi nhận được phê duyệt từ Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn sẽ lập danh sách các hạng mục cần triển khai và thiết kế các gói thầu tương ứng.

Theo nội dung trao đổi giữa chúng tôi với BLĐ,VTP sẽ tham gia xây dựng kho bãi và lắp đặt các hệ thống thông minh với tư cách lànhà thầu hoặc sẽ là chủ đầu tư nếu dự án này có chủ trương đầu tư theo hình thứcđối tác công tư (PPP).

Có thể phải đến giữa năm 2025 tỉnh Lạng Sơn mới hoàn tất các gói thầu. Ở giai đoạn này, VTP chưa phản ánh dự án này vào KHKD do chưa có thông tin chắc chắn về thời gian triển khai cũng như hình thức triển khai của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, việc trở thành chủ đầu tư của dự án này sẽ là động lực tăng trưởng mạnh của VTP.

 

 

 

 

 

Trả lời