Cứ mỗi dịp đầu năm các CTCK lại công bố BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC về triển vọng năm 2024. Elibook Team sẽ review nhanh quan điểm của các CTCK như thế nào? Ngành nào được yêu thích? Cổ phiếu nào sẽ làm tâm điểm năm 2024.
Một lần nữa, chúng tôi tổng hợp kỳ vọng của các CTCK để giúp nhà đầu tư đánh giá “tư duy ngược dòng”, giúp quá trình đầu tư trở nên lý trí hơn.
Vào năm 2024, các CTCK đều nghĩ tới việc VN-Index vượt ngưỡng 1,400 điểm, tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Các CTCK Kỳ Vọng Gì Về TTCK Năm 2024? Cẩn trọng với cái “đuôi rồng” trước khi “hóa rồng”
Các CTCK kỳ vọng TTCK sẽ thuận lợi hơn vào nửa cuối năm nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong khi VN-Index tăng trưởng +12% trong năm 2024 thì thực chất phần lớn lợi nhuận lại đến từ trong nửa đầu năm, đặc biệt quý 1.
Năm 2024, nhìn chung các CTCK lạc quan với kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ và sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam năm 2024. 80% các mục tiêu giá nằm trong vùng 1,250-1,500.
Quan điểm này tiếp tục lại được duy trì trong năm 2025 (xem bên dưới), và vẫn có chung kịch bản nửa cuối năm 2025 sẽ tốt hơn. Liệu các CTCK có lại bị fail như năm 2024?
Chưa kể ở đó, năm 2024 các CTCK đang tập trung vào các cổ phiếu chu kỳ khi cho rằng Ngành tiêu dùng không thiết yếu và nguyên vật liệu cơ bản được dự kiến có khả năng tăng trưởng lợi nhuận cao nhất.
Thực tế ngược lại, dòng công nghệ viễn thông, một nhóm ngành tăng trưởng lại có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong năm 2024.
Do đó, việc hiểu kỳ vọng của các CTCK giúp nhà đầu tư trở nên lý trí hơn trong việc đánh giá lại các quan điểm được đồng thuận chung. Khi có quá nhiều người nghĩ đến một kịch bản, sự thực thường hiếm khi xảy ra.
Quan điểm của ElibooK Team có góc nhìn riềng và được chúng tôi giới thiệu trên kênh Youtube
Thị trường sẽ chạm mức đỉnh cao trên 1,400 điểm?
Kịch bản cơ sở của các CTCK cho thấy số đông đang lạc quan về năm 2025, và sẽ vượt ngưỡng 1,400 điểm, mặc dù 1,300 điểm đang là kháng cự trong năm qua.
Quan điểm này dựa trên kỳ vọng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trong năm 2025 sẽ tăng trưởng trong vùng 15%-18%, tiếp tục mở rộng so với năm 2024.
CTCK HSC viết: “Trong phạm vi phân tích của HSC, chúng tôi dự báo tăng trưởng tổng lợi nhuận ròng đạt 17.6% trong năm 2025, cao hơn so với mức tăng trưởng trong năm 2024 nhưng từ mức nền cao hơn. Hầu hết các ngành được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2025 so với nhiều ngành ghi nhận tăng trưởng âm trong năm 2024, báo hiệu một sự phục hồi trên diện rộng hơn.
“Kỷ nguyên chuyển mình” tạo ra động lực tăng trưởng cho năm 2025
Hai từ khóa mà tân Tổng Bí Thư Tô Lâm nhắc tới nhiều nhất kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 8 là : “Kỷ Nguyên Chuyển Mình” của đất nước và “Tin Gọn Bộ Máy”. Không ngạc nhiên khi chủ đề năm nay của các CTCK cũng dựa trên ý tưởng này.
HSC (“Vươn Mình Vượt Sóng Gió) cho rằng Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi chính trị đầy triển vọng từ đội ngũ lãnh đạo mới với năng lượng mạnh mẽ với các hoạt động cả trong nước và nước ngoài.
Nhiều dự thảo luật mới gần đây được thảo luận và ban hành nhằm thúc đẩy đổi mới và tái khởi động tăng trưởng cũng như thu hút đầu tư.
HSC đánh giá tích cực đối với triển vọng năm 2025 nhờ xu hướng đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng & tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ từ hầu hết các ngành trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp.
Vietcap cho rằng, việc tăng 30% kế hoạch đầu tư công năm 2025, cùng với một số mục tiêu tăng trưởng rất lạc quan của Chính phủ trong vài năm tới, ngụ ý một sự thúc đẩy đáng kể cho nhu cầu về vật liệu, kỹ thuật và dịch vụ xây dựng. Cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông cũng sẽ mang lại lợi ích cho phát triển bất động sản trong trung hạn.
MBS đánh giá lạm phát năm 2025 không phải là mối lo ngại lớn, phần nào tạo dư địa cho NHNN tung ra các chính sách thúc đẩy cầu tiêu dùng, đầu tư nội địa.
Vinacapital cho rằng chính phủ Việt Nam đang nắm vai trò chủ đông. Thúc đẩy đầu tư công cho cơ sở hạ tầng, mặc dù chưa bù đắp sự sụt giảm của xuất khẩu năm tới, nhưng sẽ có tác động tích cực lâu dài.
Khối ngoại sẽ trở lại trong năm 2025 khi tỷ giá ổn định?
Sau khi khối ngoại bán ròng hơn 3.6 tỷ đô trong năm 2024 bởi áp lực tỷ giá (VND mất giá 4.3%), áp lực này được kỳ vọng sẽ giảm bớt trong năm 2025
KBSV (“Hành Trình Khởi Sắc”) cho rằng, năm 2025 nhiều khả năng sẽ là 1 năm ổn định về vĩ mô đối với Việt Nam ở góc độ tỷ giá (USD/VND tăng 1-2%), và lãi suất (mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ 0.3%-0.5% ở nhóm ngân hàng quốc doanh).
Dù vậy, giai đoạn nửa đầu 2025 áp lực tỷ giá vẫn sẽ giai giẳng ở 1 vài thời điểm khi các chính sách áp thuế của ông Trump bắt đầu được công bố, trong khi 1 vài yếu tố hỗ trợ đồng USD khác vẫn đang còn tác động mạnh.
Nhiều khả năng NHNN trong giai đoạn này sẽ thực hiện việc nâng mức giá bán USD, cùng việc nâng tỷ giá trung tâm để tỷ giá giao động trong biên độ mới cao hơn trong năm 2025 (hiện đang là +/-5% kể từ khi được nới lên vào năm 2022).
Không loại trừ khả năng NHNN vẫn còn phải bán dự trữ ngoại hối trong giai đoạn này, đặc biệt ở những tuần đầu năm mới nếu DXY tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên khối lượng bán sẽ tương đối nhỏ và chúng tôi không đánh giá cao khả năng NHNN phải tăng lãi suất điều hành trong năm sau.
Vietcap kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ duy trì ổn định trong giai đoạn 2025/26/27. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Chỉ số DXY trong quý đầu năm 2025 và có thể hạn chế mức giảm lãi suất của Fed ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, theo dự báo đồng thuận của Bloomberg, chỉ số Dolar Mỹ DXY sẽ dần dần giảm xuống vào cuối năm 2025 và 2026.
Ngoài ra, Vietcap tiếp tục kỳ vọng dòng vốn ngoại vào Việt Nam sẽ mạnh mẽ từ FDI, kiều hối, thặng dư thương mại hàng hóa và thu hẹp thâm hụt thương mại dịch vụ, hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong việc quản lý tỷ giá USD/VND. Điều này sẽ cho phép NHNN tích lũy dự trữ ngoại hối và duy trì lãi suất chính sách ở mức tương đối thấp so với tiêu chuẩn lịch sử.
MBS thận trọng hơn khi cho rằng, mặc dù chu kỳ nới lỏng toàn cầu đã bắt đầu, song dư địa về chính sách tài chính của Việt Nam không còn quá lớn do áp lực tỷ giá. Vì vậy, NHNN sẽ phải cần cân đối giữa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn và mục tiêu tăng trưởng dài hạn
Rủi ro Trump 2.0 không đáng kể
Tương tự, Vinacapital (“Hướng đến năm 2025”) dự đoán 2025, USD/VND chỉ tăng 3%. Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Scott Bessent dự định chính quyền Trump sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán để giảm giá trị đồng USD qua một thỏa thuận quốc tế “Plaza Accord” 2.0
Về tác động của nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Vinacapial cho rằng, ông Trump nhắm tới Mexico chứ không phải Việt Nam trong vụ đánh thuế nhập khẩu. Việt Nam sẽ phải đàm phán với Mỹ để giảm thâm hụt 100 tỷ đôla. Việt Nam mua 30 tỷ đôla LNG từ Mỹ cũng như mua máy bay quân sự. Chỉ 2% hàng hóa Trung Quốc núp bòng Việt Nam xuất sang Mỹ.
Cùng quan điểm, HSC cho rằng những lo ngại ban đầu về chính sách thuế quan của Mỹ đã bị thổi phồng, vì trên thực tế các tác động đáng kể từ sự kiện này dự kiến sẽ phản ánh vào năm 2026 thay vì năm 2025.
Hơi có chút khác biệt, Vietcap cho rằng, nguy cơ áp thuế nhập khẩu cao hơn của Mỹ dưới một chính quyền “Trump 2” là một rủi ro đáng kể đối với Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chiếm khoảng 90% GDP, trong đó 30% được Mỹ mua trong 9 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, mối đe dọa của ông Trump về việc áp thuế nhập khẩu cao hơn đáng kể đối với Trung Quốc so với các quốc gia khác có thể hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa trong thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và giá trị gia tăng sản xuất toàn cầu.
MBS trung dung hơn. khi nhận thấy rằng sự không chắc chắn về chính sách điều hành của Trump 2.0 (5) cũng như ẩn số phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể tạo ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam.
Tăng trưởng lợi nhuận và game nâng hạng giúp tái định giá TTCK Việt Nam
HSC cho rằng TTCK Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao nhưng còn rẻ so với các nước trong khu vực. Với khả năng nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 9 đang trở nên rõ ràng nhờ rào cản không cần ứng trước vốn đã được gỡ bỏ, chúng tôi nhận thấy một số cổ phiếu vốn hóa lớn có thể hưởng lợi từ việc tái định giá
Nâng cấp thị trường mới nổi. Việt Nam đang tiến bộ trên con đường nâng cấp lên trạng thái thị trường mới nổi của FTSE Russell với việc loại bỏ yêu cầu tài trợ trước cho các nhà đầu tư tổ chức vào đầu tháng 11 năm 2024. Kịch bản cơ sở của chúng tôi là FTSE có thể công bố nâng cấp vào tháng 9 năm 2025 để thực hiện vào năm 2026. Chúng tôi nhấn mạnh các cơ hội giữa các cổ phiếu có khả năng hưởng lợi từ dòng vốn ngoại tiếp theo.
Rồng Việt -VDSC (Dám Vươn Mình” cho rằng điểm nhấn trong năm sau sẽ đến từ cơ hội nâng nâng hạng thị trường. Trong khi triển vọng nâng hạng theo FTSE khá chắn chắn, MSCI sẽ ghi nhận những “cải cách thị trường” của Việt Nam tạo ra môi trường minh bạch, công bằng, và thuận tiện hơn cho nhà đầu tư ngoại với Thông tư 68/2024 và Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP giải quyết phần lớn các điểm nghẽn còn tồn tại trong các tiêu chí nâng hạng của MSCI.
Cho năm 2025, tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục là động lực chính cho thị trường, bên cạnh yếu tố tái định giá được hỗ trợ bởi (1) chênh lệch lợi suất trong nước vẫn đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nội dù cho mức tăng dự đoán của lãi suất trong nước 50-100 điểm cơ bản, và (2) triển vọng nền lãi suất toàn cầu tiếp tục cắt giảm trong năm 2025. Do đó, chúng tôi khuyến nghị tăng tỉ trọng vào cổ phiếu cho đến khi mức định giá về ngưỡng hợp lý
VDSC cho rằng VN-Index có cơ hội tái định giá về mức P/E mục tiêu 13.8 lần, tương đương với mức tái định giá tăng +4%. Điều này diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tiếp tục bình thường hóa lãi suất chính sách về mức trung lập trong dài hạn với kịch bản cơ sở FED sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản trong năm 2025, trong khi mặt bằng lãi suất trong nước có thể tăng từ 50 đến 100 điểm cơ bản. Kết hợp với triển vọng lợi nhuận và so sánh tương quan mặt bằng lãi suất với lợi suất thị trường, cơ hội cho dòng tiền nội vẫn rộng cửa, dòng vốn ngoại sẽ trở lại khi FED tiếp tục cắt giảm lãi suất và triển vọng lợi nhuận tăng trưởng được xác nhận sau mỗi mùa công bố kết quả kinh doanh
BSC cũng kỳ vọng thị trường “được tái định giá” như giai đoạn 2016-2018
Ngành BĐS sẽ trở lại để thúc đẩy chu kỳ phục hồi kinh doanh
VDSC đánh giá: “Với trọng số lớn và định giá đang ở vùng đáy lịch sử, chúng tôi nghĩ rằng việc tái định giá nhóm bất động sản sẽ tạo ra rủi ro tăng giá so với kịch bản của chúng tôi. Khi năm 2025 được đánh giá là năm khởi đầu cho chu kỳ phục hồi của ngành sau khi các luật và nghị định đi vào có hiệu lực và triển khai đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương.
Vinacapital cho rằng: “Tiêu dùng chiếm 60% GDP Việt Nam so với tỷ trọng 25% của lĩnh vực sản xuất. Tiêu dùng mạnh có thể bù đắp cho xuất khẩu và sản xuất. Việc đầu tư vào cở sở hạ tầng có thể thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng. Ví dụ sự phục hồi của thị trường bất động sản nhờ hiệu ứng tài sản.”
Theo đó, Vinacapital kỳ vọng ngành bất động sản dân cư sẽ phục hồi với lợi nhuận cốt lõi tăng +20% (2025) vs +9% (2024)
HSC kỳ vọng vào sự cải thiện chung trong tâm lý tiêu dùng khi ngành BĐS phục hồi trong 6–12 tháng tới, điều này cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở các ngành khác như Tài chính & Ngân hàng.
KBSV đánh giá các nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa cao khác như Nguyên vật liệu, Bất động sản và Tài chính được dự phóng có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận từ 17-20% sang 2025. Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp Bất động sản với kỳ vọng có thể hưởng lợi từ việc tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý, trong khi nhóm ngành tài chính với ngành ngân hàng tiếp tục cải thiện chất lượng tài sản trong bối cảnh vĩ mô dần tích cực