Bất cứ trader nào kể cả nghiệp dư hay chuyên nghiệp đều phải xảy ra giai đoạn Drawdown (Mức sụt giảm tài khoản lớn nhất). Làm thế nào để hồi phục lại tài khoản sau khi trải qua giai đoạn Drawdown. Những gợi ý từ Alexander Elder, tác giả cuốn sách “The New Trading for a Living” sẽ mang lại cho bạn một giải pháp hiệu quả. Đây là những bí quyết mà Elder đã áp dụng cho các trader trong suốt sự nghiệp làm bác sĩ tâm lý học cho các nhà đầu tư.
*Cuốn sách “The New Trading for A LIVING” được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được phân phối độc quyền bởi Lê Đạt Chí & Trương Minh Huy theo giấy phép bản quyền của Alexander Elder. Giá sách là 300,000 đồng/bộ (gồm sách cứng và ebook sách hướng dẫn nghiên cứu). Ra mắt vào tháng 7.2017.
*Mức giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển.
Rủi ro cũng giống như cơn đau, phải chấp nhận từ từ
Khi mức độ rủi ro tăng lên, khả năng thành công của bạn giảm xuống. Những người mới giao dịch kiếm được tiền ở các giao dịch nhỏ, bắt đầu cảm thấy tự tin và đẩy mạnh quy mô vị thế. Đó là khi họ bắt đầu thua lỗ. Mức độ rủi ro tăng thêm ở những vị thế lớn hơn làm cho họ trở nên cứng nhắc và ít linh hoạt, điều này khiến họ bắt đầu gặp thất bại.
Rủi ro cũng giống như một cơn đau, bạn phải chấp nhận từ từ. Lý do khiến cho các nhà đầu tư thường “bám chặt các vị thế thua lỗ” và “chốt lãi non” là vì họ không giao dịch với mức rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng của họ. Mỗi trader luôn có một đặc điểm riêng được tạo bởi bối cảnh sống, tính cách, điều kiện tài chính…nên có khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Khi chấp nhận rủi ro quá mức, tâm lý của trader không được rèn luyện để làm quen với mức rủi ro mới và kết quả là họ thường bị “đơ” trước các biến động của thị trường.
Nói vui rằng, việc chấp nhận rủi ro tăng thêm cũng giống như việc tập Gym. Bạn phải để cơ thể làm quen với các quả tạ nhỏ từ 3 kg, 5kg rồi sau đó nâng dần lên 8kg…13kg. Nếu bạn đột ngột nhảy từ 3kg lên 15 kg, chắc chắn cơ thể bạn sẽ không thể nào làm quen nổi. Kết quả là, bạn sẽ bị đau cơ và sẽ phải nghỉ một thời gian dài để cơ bắp hồi phục.
Drawndown là câu chuyện không ai muốn nhưng đã là trader và sử dụng bất cứ hệ thống giao dịch nào, đều phải trải qua giai đoạn này. Vì vậy, trader ngay từ đầu giao dịch phải xác định mức rủi ro nào mà họ có khả năng chịu đựng và tùy vào năng lực bản thân. Bảng dưới cho thấy tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư cần phải đạt được đề hồi phục tài khoản tương ứng với mức lỗ. Nếu bạn lỗ 10%, phải kiếm được tỷ suất sinh lợi 11.1% để hồi phục tài khoản. Nhưng nếu như bạn lỗ 20% bạn phải kiếm được 25%. Nếu lỗ 60%, công việc sẽ vô cùng khó khăn khi phải kiếm được tỷ suất sinh lợi lên đến 150%…!
Căn cứ vào tỷ lệ win và tỷ số Payofff của mỗi hệ thống lựa chọn,cũng như các yếu tố khác thuộc về tính cách, trader lựa chọn mức Drawdown mà họ có thể chịu được. Ví dụ như là 20%. Sau đó, nâng lên một cách từ từ 25%, 30%…Đừng vội vàng nhảy vọt lên 40%-50%.
Điều này giống như bạn chọn mức tạ nào để tập khi khởi đầu. Chỉ có bạn mới hiểu được sức khỏe bản thân. Nếu bạn khá yếu, bắt đầu từ mức nhỏ nhất 3kg rồi tăng dần. Nhưng nếu bạn đã từng tập, có thể bắt đầu ở 10kg, hoặc 15kg….
Nhưng điều đáng tiếc là những nhà đầu tư thua lỗ thường hành động giống như một gã đánh bạc. Họ thích đặt cược với size lớn để muốn nhanh chóng gỡ gạc.
Lỗ vốn(%) | Tỷ suất sinh lợi cần phải đạt được để phục hồi(%) |
5 | 5.3 |
10 | 11.1 |
15 | 17.6 |
20 | 25.0 |
25 | 33.3 |
30 | 42.9 |
35 | 53.8 |
40 | 66.7 |
45 | 81.8 |
50 | 100.0 |
55 | 122.0 |
60 | 150.0 |
Lời khuyên của Elder đối với một nhà đầu tư thua lỗ muốn hồi phục tài khoản.
Elder đã thấy một trường hợp thú vị trong khi nghiên cứu tâm lý học ở các công ty giao dịch trong ngày tại New York. Các công ty này truyền đạt cho các nhà giao dịch hệ thống giao dịch chứng khoán tự doanh và đưa vốn của công ty cho các nhà giao dịch, sau đó phân chia lợi nhuận với nhau. Hai nhà giao dịch hàng đầu của họ đã kiếm được 1 triệu USD trong một tháng; còn những người khác có mức lợi nhuận thấp hơn trong khi một số ít người thua lỗ. Chủ công ty này đã mời tôi đến và giúp đỡ các nhà giao dịch bị thua lỗ.
Các nhà giao dịch thua lỗ bị sốc khi nghe tin có một bác sĩ tâm lý học đang đến và hét lớn trước đám đông rằng “chúng tôi không bị điên”. Người chủ công ty đưa ra lời động viên bằng cách yêu cầu những người có thành tích giao dịch tệ nhất tham gia gặp bác sĩ tâm lý học- hoặc là phải rời khỏi công ty. Sau 6 tuần, chúng tôi đã có một danh sách để gặp gỡ.
Vì công ty huấn luyện các nhà giao dịch dựa trên hệ thống giao dịch của công ty, nên chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề tâm lý và kiểm soát rủi ro. Một trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi, một nhà giao dịch cho biết anh ta đã thua lỗ liên tục trong 13 ngày. Nhà quản lý của anh ấy, đang cùng tham gia buổi họp với chúng tôi, đã xác nhận rằng nhân viên này đã sử dụng hệ thống của công ty nhưng không thể kiếm ra được xu nào. Tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, tôi thực sự ngã mũ thán phục trước bất cứ ai có chuỗi thua lỗ 13 ngày liên tiếp và còn có đủ tinh thần để đến công ty, giao dịch trong ngày tiếp theo. Tôi hỏi người nhân viên này, anh đã giao dịch bao nhiêu cổ phiếu, kể từ khi công ty thiết lập mức tối đa cho mỗi nhà giao dịch. Người nhân viên này đã được cho phép mua hoặc bán 700 cổ phiếu vào lúc đầu nhưng sau đó giảm xuống còn 500 cổ phiếu.
Tôi nói với anh ấy hãy giảm quy mô vị thế giao dịch xuống dưới 100 cổ phiếu cho đến tuần nào đó có số ngày chiến thắng nhiều hơn số ngày thua lỗ, và lợi nhuận bắt đầu cải thiện. Một khi anh có 2 tuần liên tục làm được điều này, hãy nâng vị thế giao dịch lên 200 cổ phiếu. Tiếp tục, sau hai tuần có lãi, anh lại tiếp tục nâng vị thế giao dịch lên 300 cổ phiếu và cứ như thế. Người nhân viên này được phép tăng thêm 100 cổ phiếu để giao dịch sau 2 tuần giao dịch có lãi, nhưng nếu anh ta có 1 tuần thua lỗ, anh ấy lại bị giảm xuống mức vị thế giao dịch trước đó. Nói cách khác, anh ấy phải bắt đầu từ vị thế nhỏ, tăng lên từ từ nhưng sẽ giảm nhanh quy mô vị thế khi gặp vấn đề.
Nhân viên giao dịch này nói lớn rằng, 100 cổ phiếu không đủ để kiếm tiền. Tôi nói rằng, anh hãy ngừng ảo tưởng vào bản thân, vì ngay cả khi giao dịch 500 cổ phiếu, anh cũng chẳng kiếm được đồng nào, và cuối cùng anh ta phải lưỡng lự chấp nhận. Khi chúng tôi gặp nhau 1 tuần sau đó, anh ấy thông báo rằng đã có 4 ngày liên tục có lãi và tuần đó tổng kết có lãi. Anh ấy đã kiếm một ít tiền với quy mô vị thế 100 cổ phiếu, nhưng anh ấy vẫn còn nhiều thử thách phía trước. Sau khi tiếp tục có lãi ở tuần thứ hai, anh ấy hỏi tôi, “Bác sĩ, ông có nghĩ rằng giao dịch chứng khoán thực ra là tâm lý học?” Cả nhóm bỗng ồ lên.
Tại sao một nhà giao dịch lại thua lỗ khi giao dịch với vị thế 500 cổ phiếu, nhưng lại có thể kiếm tiền khi giao dịch ở 100 cổ phiếu hoặc 200 cổ phiếu?
Tôi mốc 10 USD ra khỏi túi và hỏi bất cứ ai trong nhóm muốn giành lấy số tiền thưởng này bằng cách trèo lên đỉnh của chiếc bàn hội nghị hẹp và dài, đi từ đầu này đến cuối đầu kia. Một vài cánh tay giơ lên. Chờ đã, tôi nói, tôi muốn có một phần thưởng cao hơn. Tôi sẽ tặng 1,000 USD tiền mặt cho bất cứ ai có thể leo lên mái tòa nhà văn phòng 10 tầng và sử dụng một tấm ván rộng bằng chiếc bàn này để trượt trên đến mái nhà của tòa văn phòng 10 tầng khác. Không một ai dám chơi trò mạo hiểm này.
Tôi bắt đầu giải thích cho nhóm- mặc dù thử thách của hai việc làm trên là giống nhau nhưng rủi ro hoàn toàn khác nhau. Vì nếu bạn mất thăng bằng trên chiếc bàn, bạn chỉ cần nhảy xuống sàn nhà chỉ cao một vài feet và đứng an toàn trên tấm thảm. Nhưng nếu bạn mất thăng bằng khi trượt qua hai mái tòa nhà cao tầng, bạn sẽ bị rơi xuống đường.
Mức độ rủi ro cao hơn làm hạn chế khả năng thành công của bạn. Bạn cần huấn luyện bản thân làm quen với rủi ro một cách từ từ và từng bước chắc chắn. Phụ thuộc vào khả năng của bạn khi giao dịch, các bước này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, nhưng nguyên tắc vẫn tương tự nhau- bạn cần phải có lợi nhuận trong 2 đơn vị thời gian trước khi tăng thêm quy mô vị thế. Nếu bạn mất tiền trong 1 đơn vị thời gian, hãy giảm vị thế của bạn xuống 1 bước. Điều này đặc biệt hữu dụng cho những ai muốn trở lại giao dịch sau một khoảng thời gian có mức độ sụt giảm tài khoản khá tệ. Bạn cần phải làm việc một cách cẩn trọng, từ từ khi trở lại giao dịch, đừng vội vàng.
Hầu hết những người mới giao dịch vội vàng nhảy vào thị trường kiếm tiền, nhưng đoán xem ai đã giết chết họ. Những nhà môi giới khuyến khích khách hàng giao dịch quá mức để kiếm tiền hoa hồng. Một số nhà môi giới chứng khoán bên ngoài nước Mỹ cung cấp khoản “gối đầu”theo tỷ lệ 10:1, cho phép bạn mua cổ phiếu trị giá 10,000 USD cho mỗi 1,000 USD gửi vào công ty của họ. Một vài sàn giao dịch ngoại hối còn cho phép “gối đầu” mạnh mẽ hơn 100:1 hoặc thậm chí là 400:1.
Giao dịch tài chính cũng giống như lặn tìm kiếm kho báu. Có vàng dưới đáy đại dương, nhưng khi bạn muốn lấy nó lên, hãy nhớ xem liệu có còn đủ dưỡng khí. Đáy đại dương vẫn còn lưu giữ nhiều thợ lặn vĩnh viễn nằm lại đây vì mãi mê tìm kiếm kho báu mà không có đủ dưỡng khí. Một thợ lặn chuyên nghiệp luôn nghỉ về nguồn cung cấp dưỡng khí. Nếu anh ấy không kiếm được vàng ngày hôm nay, anh ấy sẽ kiếm được vào ngày mai. Anh ấy cần sống sót và tiếp tục lặn. Những thợ lặn mới vô nghề thường giết chết bản thân chỉ vì thiếu dưỡng khí. Bị lóa mặt và cám dỗ bởi vàng, họ không nghĩ đến rủi ro phải gánh chịu. Điều này khiến tôi nhớ đến câu nói của người Nga- Chỉ một thứ miễn phí trên thế giới này là miếng pho mát trên bẫy chuột.
Những nhà giao dịch thành công sống sót và làm giàu nhờ kỹ luật của họ. Quy tắc 2% sẽ giúp họ tránh khỏi cú cắn của cá mập, trong khi quy tắc 6% giúp họ sống sót khỏi đàn cá hổ piranha. Nếu bạn tuân theo những quy tắc này và có một hệ thống giao dịch tốt, bạn sẽ vượt xa những nhà giao dịch khác.
Tóm lại, lời khuyên tốt nhất khi bạn trải qua đợt drawndown là hãy giao dịch với quy mộ vi thế nhỏ nhất có thể. Sau đó, tăng dần từng bước. Hãy để cho tâm lý của ban được thảnh thơi. Giao dịch ở vị thế nhỏ mang lại cho bạn sự linh hoạt và khả năng suy nghĩ tốt hơn. Khi đã ổn định tâm lý, bạn nâng dần quy mô vị thế. Có nhiều cách quản lý vốn, nhưng phương pháp của Elder là tăng thêm 1 đơn vị vị thế khi 2 đơn vị thời gian có lãi. nhưng lại giảm 1 đơn vị vị thế khi mất tiền trong 1 đơn vị thời gian.