Không giống như mẫu hình chiếc cốc (cup), chiếc cốc tay cầm (cup with handles), hai đáy (double Bottoms) và nền giá phẳng (flat base), mẫu hình nền giá dốc lên (ascending base) là hiếm gặp, nhưng nó vẫn là mẫu hình tăng giá rất mạnh mẽ.
Chi tiết mẫu hình Ascending Base được tìm thấy trong cuốn sách Combo Làm Giàu Từ Chứng Khoán
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Điều kiện thị trường khó khăn chính là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của mẫu hình này., chính xác là kiểu thị trường side way hoặc not so strong (tăng giá không quá mạnh). Cứ mỗi lần thị trường điều chỉnh, cổ phiếu sẽ giảm giá, nhưng nhịp giảm giá sau sẽ có đáy cao hơn. Khi thị trường tăng giá trở lại, cổ phiếu lại thiết lập đỉnh cao mới.
Mấu chốt để nhận ra nền giá dốc lên là thường có ba lần điều chỉnh Mỗi lần đều tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Lưu ý được lặp lại: các lần điều chỉnh của cổ phiếu trong nền giá dốc lên thường do thị trường chung giảm điểm. Mỗi cú điều chỉnh của cổ phiếu không nhiều hơn 10%-20% (theo thống kê từ Market Smith, dịch vụ thống kê mẫu hình của Nhật Báo IBD, các lần điều chỉnh này thấp nhất là 6% và nhiều nhất là 25%). Đôi khi cổ phiếu sẽ chạm vào MA50 ngày để tìm kiếm điểm hỗ trợ.
Theo hướng dẫn từ Market Smith, mẫu hình nền giá dốc lên thường hình thành từ 9-16 tuần. Điểm pivot là tại đỉnh của lần điều chỉnh thứ ba. Khối lượng tại điểm phá vỡ nên cao hơn 40% so với thanh khoản bình quân.
VÍ DỤ TỪ CỔ PHIẾU Retailer Limited Brands (LB)
Tại điểm được đánh dấu số 1 (tuần kết thúc ngày 26 tháng 2 năm 1982), LB có mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm. Cổ phiếu tăng 43% cho đến tháng 7, sau đó điều chỉnh về kiểm tra đường MA10 tuần (tương đương MA50 ngày, màu đỏ). (điểm số 2)
Sau cú tăng từ điểm số 2, cổ phiếu có ba cú điều chỉnh liên tiếp ở điểm số 3, chính là Nền Giá Dốc Lên (Ascending Base). Cú điều chỉnh này trùng với thời điểm cổ phiếu chia tách 1 cổ phiếu thành 2 cổ phiếu. Đợt điều chỉnh đầu tiên là 13%. (điểm số 3). Điểm số 4 có mức độ điều chỉnh 17%. Đến tháng 3, cổ phiếu có nhịp điều chỉnh thứ ba và hình thành điểm mua tại 15.29.
Đến tháng 7, cổ phiếu này tăng giá gấp đôi so với điểm mua và lập đỉnh tại vùng giá 34.
TRƯỜNG HỢP CỔ PHIẾU MBB Ở VIỆT NAM
Cổ phiếu MBB trong năm 2019 thể hiện rõ tính chất của một cổ phiếu leader (dẫn dắt). Từ tháng 4- tháng 7.2019, trong khi thị trường chung điều chỉnh, MBB tạo lập mẫu hình Chiếc cốc (Cup). Điểm breakout xuất hiện vào ngày 16/7/2019. Chúng tôi giải ngân lần đầu tiên ở đây.
Trong khi thị trường chung tiếp tục điều chỉnh, MBB nhanh chóng thiết lập đỉnh cao mới vào ngày 24/7/2019. Tuy nhiên, chính vì sự điều chỉnh mạnh của thị trường trong tháng 7, MBB buộc phải có cú điều chỉnh đầu tiên -7% về kiểm tra lại đường MA50 ngày (tương đương MA10 tuần). Vì giá thủng MA20 ngày sau khi breakout, chúng tôi bán hòa vốn số cổ phiếu đã mua ở lần breakout mẫu hình chiếc cốc.
MBB tận dụng các cơ hội thị trường chung tăng trở lại trong tháng 8 để thiết lập đỉnh cao mới, nhưng lại điều chỉnh lần thứ hai -5% khi VN-Index có cú giảm mạnh từ ngày 26/8/2019. Vào ngày 13/8/2019, MBB có kỹ thuật PK Technique, chúng tôi giải ngân trở lại. PK Technique là một kỹ thuật mua sớm trước điểm breakout của các học viên khóa Trend Trader. Giá mua 20.3
Một lần nữa, MBB lại nhanh chóng vượt đỉnh mới khi thị trường có nhịp tăng trong tháng 9. Ngày 2/10/2019, thị trường chung lại điều chỉnh và khiến MBB giảm nhẹ 3%. Tất cả ba vòng điều chỉnh này tạo nên mẫu hình Ascending Base (Nền Giá Dốc Lên)
Ngày 14/10/2019, MBB có cú breakout mẫu hình Ascending Base bằng cách tạo khoảng trống tăng giá mạnh mẽ (Gap Up) với khối lượng tăng gấp 2.5 lần so với thanh khoản bình quân. Cú tăng này là do MBB công bố báo cáo quý 3 của ngân hàng mẹ cho thấy mức lãi tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi giải ngân lần thứ hai tại mức giá 23.5.
Vào ngày 4/11/2019, chúng tôi giải ngân lần ba tại mức giá 23.2 sau khi MBB tiếp tục có điểm mua theo kỹ thuật PK Technique. Như vậy, qua ba vòng mua từ giá 20.3 -23.5, gần như chúng tôi đã có gần đủ số cổ phiếu mong muốn.
ngày 5/11/2019, MBB lại tung báo cáo tháng 10 cho ngân hàng mẹ. Theo đó 10 tháng đầu năm lãi trước thuế là trên 8,000 tỷ đồng. Trong khi đó 9 tháng đầu năm, ngân hàng mẹ lãi trước thuế 7,086 tỷ đồng. Như vậy, riêng tháng 10 đã lãi gần 1,000 tỷ đồng.
https://www.elibook.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-trend-trader/
Xem thêm về các dấu hiệu Economic Moat của MBB trong ngành ngân hàng tại đây
5 chỉ số tài chính đo lường con hào kinh tế (Economic Moat) trong ngành ngân hàng. THỬ NHÌN MBB