THANH KHOẢN MẤT HÚT. NHÀ ĐẦU TƯ CHỜ ĐỢI “SIÊU ANH HÙNG” XUẤT HIỆN TỪ ĐA VŨ TRỤ.

Sự chán nản đến tột cùng được thể hiện trong sắc thái của đại đa số nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Thanh khoản giao dịch mỗi phiên giờ đây ngang bằng với thanh khoản của đáy tháng 7/2021. Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục sôi động và thu hút dòng tiền.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Thị trường mở cửa giảm điểm nhẹ sau đó hồi phục mạnh vào giữa phiên và cuối cùng kết thúc tuần tăng giá 4.89% bằng ngày giảm điểm nhẹ với khối lượng lớn hơn phiến trước. Điểm sáng của đợt nỗ lực lần này là khối lượng giao dịch xấp xỉ so với tuần giảm giá mạnh trước đó.

Chỉ số VN-Index kết thúc ngày giao dịch, đóng cửa tại 1,240 điểm – giảm nhẹ 0.08%. Điều đáng mừng là chỉ số Vn-Index đã giữ vững và đóng cửa trên mốc 1,200 điểm – đây chính là ngưỡng hỗ trợ cho xu hướng tăng dài hạn của chỉ số Vn-Index trong đợt điều chỉnh trung hạn sau 2 năm tăng giá.

Chúng ta đã đi qua thứ 4 của đợt Nỗ lực hồi phục mà không có sự xuất hiện của ngày Bùng nổ theo đà (FTD). Thị trường vẫn còn quá nhiều rủi ro so với cơ hội, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các quyết định giao dịch dựa trên tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro. Bất kể bạn đang giao dịch ở khung thời gian nào, hãy luôn giữ rủi ro ở mức thấp so với lợi nhuận.

Một thống kê nhỏ Team của Nhà đầu tư CANSLIM đó là nếu như chỉ số VN-Index giảm khá xa đường MA200 ngày. Mức giảm >12% thì giá có khuynh hướng hút về trở lại đường MA200 ngày. Hiện tại, chỉ số VN-Index đang cách đường MA200 là 14%, nếu tính từ đáy thứ 2 của mẫu hình Hai đáy thì chỉ số cách đường MA200 ngày là 18%.

Dựa trên lịch sử của chỉ số VN-Index, vào đáy tháng 12.2014 khi chỉ số VN-Index cách MA200 là 12.5%. Sau đó giá hút về MA200 ngày, thị trường tạo đáy và chúng ta có một Uptrend trong vòng 3 tháng.

Điều tương tự cũng xảy ra vào đáy tháng 8.2015 khi chỉ số VN-Index cách MA200 ngày là 11.6%. Thị trường sau đó tạo đáy đi lên, giá hút về MA200 ngày và chúng ta cũng có một Uptrend trong hơn 2 tháng.

Cách lần xảy ra sau đó vào đáy tháng 1.2016 và đáy tháng 7.2018, chỉ số VN-Index đều cách xa đường MA200 ngày >10% và sau đó chúng ta có một Uptrend. Trường hợp ngoại lệ duy nhất thị trường không tạo đáy đi lên khi giá cách xa đường MA200 ngày là vào năm 2020 –khi sự kiện thiên nga đen “dịch bệnh Covid 19 bùng nổ trên toàn thế giới”. Chỉ số VN-Index mất -34% tính từ đỉnh –tương đương vùng giá của MA200 ngày.

Mẫu hình Hai đáy (W) đang diễn ra trên chỉ số VN-Index với điểm pivot chính là đỉnh giữa Hai đáy –tương đương vùng 1,369 điểm. Quan sát các dấu hiệu tạo đáy thị trường, chúng ta đang có 4/5 tiêu chí:

  1. Mẫu hình đảo chiều Hai đáy (W)
  2. Gần ngày đảo chiều chiêm tinh 16.05 +-3 ngày giao dịch
  3. Sự phân kỳ giữa giá với RSI. (chỉ số VN-Index tạo đáy thấp hơn trong khi RSI tạo đáy cao hơn)
  4. Xuất hiện bộ nến đảo chiều xu hướng Bullish Englufing
  5. Chúng ta đang thiếu sự xác nhận của hành động giá để xác nhận thị trường tạo đáy: MA5 cắt lên MA20

Độ rộng thị trường vẫn đang tiếp tục giảm, số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày bị áp đảo bởi số lượng cổ phiếu giao dịch dưới MA50 ngày.

Thị trường chứng khoán luôn tạo ra sự bất ngờ và lời khuyên cho trader là đừng bao giờ lơ là trước mọi biến động của TTCK. Khoảnh khắc giữa Uptrend và Downtrend là rất ngắn ngủi, chỉ cần bạn đánh mất sự tập trung, những cơ hội tốt nhất thị trường sẽ bỏ rơi bạn.

Thị trường cần ngày Bùng nổ theo đà (FTD) để xác nhận Uptrend, hãy kiên nhẫn chờ đợi sự xác nhận để trở lại thị trường. Một số cổ phiếu dẫn dắt sẽ tăng giá trước thị trường, lưu ý luôn luôn đặt ánh mắt quan sát ở các cổ phiếu đang hình thành nền giá chặt chẽ đi kèm kết quả kinh doanh ấn tượng. Các điểm mua sẽ lần lượt xuất hiện và một kế hoạch giao dịch cụ thể giúp bạn không bỏ sót bất cứ “con mồi ngon” nào.

Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh còn lại 2 cổ phiếu là FIR và DDG. Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn còn ở mức rất thấp, chất lượng của 2 cổ phiếu vượt đỉnh lúc này cũng không cho thấy đặc điểm của một cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

ĐẾM NỀN GIÁ CHÍNH XÁC GIÚP TRADER XÁC ĐỊNH ĐƯỢC VỊ THẾ GIAO DỊCH TỐT NHẤT.

Không có cổ phiếu nào sẽ tăng giá mãi mãi và bạn chỉ kiếm được nhiều tiền nhất trong 2 năm đầu tiên của một thị trường tăng giá mới. Đây là khoảng thời gian nhiều  cổ phiếu dẫn dắt mới bắt đầu tạo điểm phá vỡ thoát khỏi nền giá và tăng giá mạnh.

Nhìn lại từ đáy của thị trường con gấu lớn năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại ,chúng ta đã trải qua 2 năm tăng giá đẹp nhất của TTCK và đây là lúc để thận trọng.

Nói là thận trọng nhưng không phải là chúng ta ôm tiền mặt và đứng ngoài thị trường suốt quãng thời gian còn lại của năm. Những cơ hội vẫn xuất hiện ở những thời điểm nhất định, quan trọng là bạn có biết nắm bắt lấy nó hay không.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua đợt điều chỉnh trung hạn >20% và đây lừ thời điểm khởi động lại toàn bộ “việc đếm nền giá”. Nói một cách dễ hiểu, các nền giá trước đây bị xóa bỏ và điểm phá vỡ đầu tiên trong thị trường tăng giá mới của bất kỳ một cổ phiếu nào cũng được tính là nền giá đầu tiên (nền giá số 1).

Khi cổ phiếu phục hồi từ nền giá thứ nhất (nền giá số 1) hoặc nền giá số 2 sau khi thị trường chung điều chỉnh, đây là thời điểm tốt để bạn lên tàu và bắt đầu một xu hướng tăng giá mới. Mua cổ phiếu ở nền giá số 1 và số 2 luôn mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn trong khi rủi ro ở mức thấp. Giải thích dễ hiểu thì khi bạn mua ở nền giá số 1 tứ là thời điểm thị trường mới trở lại xu hướng tăng giá, lúc này đa phần nhà đầu tư còn đang mệt mỏi vì bị kẹp hàng và không tin rằng một xu hướng tăng giá mới sắp xuất hiện.

Các trader bị kẹp hàng tạm thời “bị mù” khi các cổ phiếu lần lượt xuất hiện các điểm mua ở những nền giá đầu tiên. Đơn giản vì tâm lý bi quan sau khi vừa mới trải qua một đợt sụt giảm mạnh của thị trường khiến họ bị thua lỗ nặng. Cơ hội xuất hiện cho các trader mới không có ký ức về các khoản lỗ, họ tiến hành mua vào các cổ phiếu dẫn dắt và đạt được tỷ suất sinh lợi khổng lồ trong khi các trader khác còn bận loay hoay đối diện với các khoản thua lỗ.

Mua cổ phiếu ở nền giá số 3 và số 4 thì xác suất để cổ phiếu breakout khỏi nền giá sẽ thấp hơn. Theo thống kê của Nhật báo IDB, xác suất breakout thành công ở nền giá số 3 là 67%. Chiến lược tốt nhất dành cho trader khi mua các cổ phiếu ở nền giá số 3 và 4 là giao dịch theo khung giá (tức mua hỗ trợ, bán kháng cự) –Swing trade.

Các cổ phiếu hoạt động ở nền giá số 5 và 6 có nhiều khả năng cao bị thất bại, do đó nên xem xét bán sớm ngay sau đợt tăng giá kéo dài từ điểm phá vỡ.

Khi các nền giá cuối cùng càng trở nên rõ ràng, mọi người càng muốn đổ thêm tiền vào cổ phiếu đó. Đây là thời điểm “dòng tiền thông minh” bắt đầu tìm cách thoát khỏi cổ phiếu và chốt lợi nhuận. Các tay chơi lớn bán tháo cổ phiếu và sang tay cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hành động bán tháo diễn ra khi cổ phiếu vẫn còn tăng giá mạnh và các tin tức tốt trên báo chí bắt đầu thu hút sự tham lam của đám đông kia.

CỔ PHIẾU DẪN DẮT TIỀM NĂNG CỦA NHÓM CÔNG NGHỆ

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420

Trả lời