Sau 3 phiên tăng điểm bùng nổ, một điều chỉnh nhẹ lúc này cũng là bình thường nhằm tiêu hoá sự tăng giá trước đó.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY
Khi hàng T+ của những phiên bắt đáy gần đây bắt đầu về tài khoản, hoạt động chốt lời diễn ra trong ngắn hạn là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ số VN-Index đã có lúc nhuốm đỏ vào cuối phiên sáng và đầu phiên chiều nhưng càng về cuối phiên, lực cầu tỏ ra mạnh mẽ để hấp thụ tốt nhu cầu chốt lãi ngắn hạn.
HPG +6.45% trong phiên giao dịch hôm nay và cũng đã +45% từ đáy. HPG hiện chạm vào MA50 ngày, nơi đóng vai trò kháng cự và các nhà đầu cơ ưa thích chốt lãi ở đây.
Dòng tiền đầu cơ bắt đầu nhập cuộc khi PDR được giải cứu và đánh trần cổ phiếu này. Cặp đôi hoàn cảnh NVL và PDR tăng trần trong phiên hôm nay. Đây là dấu hiệu Call Margin đã giảm bớt do giới chủ doanh nghiệp sắp xếp được một phần nguồn tiền để nộp tài sản đảm bảo, và cổ phiếu cũng giảm về mức hấp dẫn để kích hoạt lòng tham của một nhóm nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao.
MA50 ngày là khu vực mà chỉ số VN-Index bắt đầu kiểm tra lực cung chốt lãi ngắn hạn. Nếu các ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) là thực sự, thì dòng tiền trung và dài hạn sẽ hấp thụ tốt lực đầu cơ ngắn hạn và giữ cho thị trường ổn định.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng +2.63%. Trong khi HNX-Index +2.04%. Diễn biến phiên hôm nay cho thấy dòng tiền hiện tại đang khá khoẻ. Càng tránh được các ngày phân phối trong vòng 10 ngày sau ngày FTD, khả năng thàng công của ngày FTD càng cao. Một FTD thực sự, sẽ đưa VN-Index vượt ngưỡng MA50 ngày.
Hành động giá của VN-Index hôm nay khoẻ mạnh hơn khi breakout đường xu hướng kháng cự với thanh khoản cao hơn phiên trước. Vượt MA50 ngày là điểm xác nhận cuối cùng cho một xu hướng tăng kéo dài hơn, có thể kéo dài nhiều tháng.
Độ rộng thị trường vẫn nằm ở phe bò khi số lượng cổ phiếu tăng giá gấp 3.5 lần số cổ phiếu giảm giá. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày tiếp tục nhích lên so với ngày hôm qua là dấu hiệu tích cực cho thị trường tăng giá.
Khi còn 1 phiên giao dịch nữa là chốt tháng, chỉ số VN-Index lần đầu tiên dương +0.4% sau hơn hai tháng giảm mạnh. Điều này mang tới kỳ vọng tích cực hơn cho tháng 12 khi mà thị trường cũng đang đón nhận thông tin tích cực hơn.
Thứ nhất, quỹ ETF Fubon của Đài Loan vừa huy động thêm 160 triệu đôla, tương ứng hơn 4,000 tỷ đồng có thể sắp đổ vào TTCK Việt Nam. Các cổ phiếu mà quỹ Fubon dự kiến sẽ mua thêm sẽ tập trung vào các cổ phiếu Blue Chip như VIC, VNM, MSN, VHM, HPG, VRE, VCB…Riêng 7 mã này sẽ chiếm đến 65% tỷ trọng. Thời gian vừa qua, dòng tiền nước ngoài là trụ cột nâng đỡ thị trường. Nước ngoài đã mua hơn 11 nghìn tỷ đồng trong 3 tuần gần nhất. Việc Fubon tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong xu hướng quay trở lại của dòng vốn nước ngoài khi USD Index có dấu hiệu hạ nhiệt.
Dữ liệu gần nhất của Quỹ Dragon Capital cũng đã cho thấy quỹ này đẩy mạnh giải ngân trở lại. Tính đến ngày 17/11/2022, tỷ trọng tiền mặt của quỹ đã giảm từ mức kỷ lục 13.8% xuống còn 7.16% NAV. Như vậy, ước còn khoảng hơn 100 triệu đôla, tức hơn 2,600 tỷ đồng chờ giải ngân. Chúng tôi dự đoán Dragon Capital sẽ không duy trì lượng tiền mặt cao quá lâu và có khả năng sẽ giải ngân thêm trong tháng 12.
Thứ hai, dù chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đang có những áp lực để giảm lãi suất cho vay. Sau Vietcombank, HDBank thông báo giảm lãi suất cho vay lên đến 3.5% đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Thực tế, thì lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã ở mức trên 9%/năm và đây là điều cản trở sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Lãi suất huy động cao cũng hạn chế khả năng giảm lãi suất cho vay ở các ngân hàng.
Các nhà đầu tư trong nước ít phản ứng với dữ liệu CPI trong nước vì lạm phát nhìn chung vẫn ở mức thấp. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 4.56% yoy và tăng 0.39% so với tháng trước. Như vậy, nhịp độ tăng giá tháng 11 cao hơn so với tháng 10, khi CPI tăng 4.3% yoy và tăng 0.15% so với tháng trước. Giá thuê nhà tăng cùng giá xăng dầu tăng là nguyên nhân khiến lạm phát tăng giá, theo giải thích từ Tổng Cục Thống kê.
Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3.02% yoy. Như vậy, lạm phát năm nay hoàn toàn nằm trong kế hoạch.
Tình hình tỷ giá trên thị trường tự do và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tiếp tục xu hướng đi ngang.
VRE tiếp tục tăng +4.1% và vượt MA200 ngày phiên thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, BID +3.8% và đang trong quá trình tiệm cận lại với điểm pivot=41,000 của Chiếc Cốc. Mặc dù triển vọng thị trường đã chuyển sang Xu Hướng Tăng và thị trường tăng giá tích cực trong các phiên gần đây, nhưng nó vẫn chưa đủ để chứng minh chiến lược mua breakout điểm pivot truyền thống hoạt động tốt vào lúc này. Do đó, trader quan sát khả năng hình thành phần tay cầm để có điểm mua thấp hơn, khi Team NĐT CANSLIM cũng đã khuyến nghị nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng khác. Nên không nên vượt quá tỷ trọng 25%NAV cho mỗi nhóm ngành.
Trong phiên hôm nay CTG đang tạm nghỉ ngơi khi tăng nhẹ +0.4%. VCB có điểm mua breakout mẫu hình 3C với thanh khoản khá tốt. Đây là điểm mua sớm cho phần bên phải của nền giá chiếc cốc với điểm pivot truyền thống là 86,000. Một lần nữa, các điểm mua Pocket Pivot trước đó đã mang tới lợi thế giá vốn ở cổ phiếu VCB.
NHÓM BÁN LẺ PHỚT LỜ LO NGẠI TỪ TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG Ở TRUNG QUỐC- FRT, DGW, VRE, PNJ.
Dòng tiền hiện tại đang ưa thích việc bắt đáy hơn là tập trung vào câu chuyện tăng trưởng. Gần như các cổ phiếu giảm sâu đều là lựa chọn ưa thích của dòng tiền. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng mạnh trong phiên ngày hôm nay. DXG +5%.
Khẩu vị bắt đáy cũng xuất hiện ở các cổ phiếu bán lẻ. DGW tăng trần sau điểm mua Gap Up ngày hôm qua. MWG +6.6%, FRT +5.23%
Thị trường chứng khoán Việt Nam trễ pha so với thế giới trong nhịp tăng này, nên dòng tiền bắt đáy đang nhảy vào khá mạnh, và phớt lờ câu chuyện của thế giới. Cổ phiếu AAPL trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm 2.6% và đóng cửa dưới MA50 ngày sau khi Trung Quốc xuất hiện các cuộc biểu tình vì các biện pháp lockdown bởi covid. Điều này dẫn tới lo ngại thiếu hụt Iphone 14 cho kỳ nghỉ lễ tới.
Tuy nhiên, vào thời điểm buổi chiều ngày thứ ba, phần lớn các thị trường châu Á đã tăng điểm trở lại, đặc biệt thị trường Hồng Kông tăng hơn 5% khi đã có những động thái ôn hoà từ phía Chính quyền Trung Quốc. Có vẻ như thị trường đang hy vọng sẽ có những thông tin tích cực hơn từ phía Trung Quốc để làm giảm bớt sự căng thẳng do chính sách Zero Covid, ví dụ như một sự nới lỏng tích cực ở một số khu vực dân cư.
Cũng giống như nhiều CTCK Khác, SSI Research trong báo cáo ra ngày 28/11/2022 cũng hạ triển vọng lợi nhuận và giá mục tiêu của cổ phiếu MWG. Theo đó, SSI giảm 15% và 19% lợi nhuận sau thuế ước tính cho năm 2022 và 2023. Đây là phản ứng dễ hiểu sau khi ban lãnh đạo MWG đưa ra hướng dẫn lợi nhuận tiêu cực khi cho rằng mảng Bách Hoa Xanh có thể phải đến nửa cuối năm 2023 mới tính đến chuyện hoà vốn. Được biết, việc bán vốn tại Bách Hoá Xanh vẫn được tiến hành trong quý 1 năm 2023 nhưng thị trường bắt đầu hoài nghi câu chuyện này khi chưa có sự tiết lộ thông tin nào về phía người mua. SSI Research giảm giá mục tiêu từ 61,000 về còn 43,500 đồng/cổ phiếu.
Cả MWG, DGW và FRT đang có khả năng hình thành mẫu hình đảo chiều Hai Đáy. Trong đó, FRT đã sớm tiệm cận trở lại EMA 21 ngày.
—còn tiếp
THEO DÕI NHÓM DẦU KHÍ- PVS
- Còn tiếp, Theo dõi chi tiết qua zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM