Thị trường phản ứng mạnh với báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 khi hạn cuối nộp báo cáo đã đến, và nhiều con số lợi nhuận xuất hiện dồn dập trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Các mảng sáng tối được xuất hiện tùy thuộc vào kết quả lợi nhuận. Tổng lợi nhuận của 924 doanh nghiệp (tính đến ngày 30/7/2023), chiếm 86.5% vốn hóa thị trường, cho thấy có 81.6% doanh nghiệp báo lãi, nhưng trong đó chỉ có 44.6% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ. Doanh thu và lợi nhuận ròng quý 2 của 924 doanh nghiệp, lần lượt giảm -7.6% yoy và -18.6% yoy. Như vậy, sự sụt giảm lợi nhuận đã chậm lại. Thị trường chứng khoán đã tạo đáy vào tháng 11/2022, trước 2 quý so với đáy lợi nhuận. Tháng 7 khép lại với mức tăng +9.17% , mạnh nhất kể từ tháng 2.2021.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÔM NAY
Chỉ riêng họ nhà Vin như VIC, VHM, VRE đã đóng góp hơn 8 điểm trong tổng số hơn 15 điểm của chỉ số VN-Index, tức đóng góp một nửa điểm số. Sự cộng hưởng bởi báo cáo lợi nhuận quý 2 tăng mạnh của họ nhà Vin và khả năng Vinfast được niêm yết trên sàn Mỹ vào tháng 8, cũng như việc khởi công nhà máy xe điện Vinfast vào cuối tháng 7 là những tin tức đẩy thị trường tăng vọt ngay khi mới mở cửa bằng khoảng trống tăng giá.
Đà tăng được duy trì cuối phiên và chỉ số VN-Index đóng cửa cao nhất ngày, tại 1,222.9 điểm, tăng +1.26%. Sự tăng giá diễn ra trên diện rộng, với số cổ phiếu tăng gấp 1.77 lần số cổ phiếu giảm trên sàn HOSE. Chỉ số HNX-Index cũng tăng +0.85%. Như vậy, cả hai chỉ số chứng khoán đều lập đỉnh mới trong năm 2023, xóa đi sự phân kỳ trước đó.
Thanh khoản cao hơn phiên trước trên sàn HOSE là dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, chỉ số VN-Index đã vượt lên trên đường xu hướng trên của kênh giá và liệu biểu hiện của việc chạy nước rút có đang xuất hiện. Chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục có phân kỳ âm với chỉ báo dao động Stochastic Oscillator. Giá nằm cao hơn +8.42% so với MA50 ngày, một khoảng cách dễ dẫn tới các điều chỉnh ngắn hạn (pullback).
GIÁ CỔ PHIẾU PHẢN ỨNG MẠNH VỚI BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2
Note: Diễn biến báo cáo lợi nhuận quý 2 được cập nhật bởi Cafef theo link đính kèm:
- https://cafef.vn/bctc-quy-2-2023-sang-ngay-28-7-loat-dn-lon-vincom-retail-digiworld-sonadezi-vndirect-cong-bo-188230728070515072.chn
- https://cafef.vn/toan-canh-kqkd-ngan-hang-quy-2-2023-cap-nhat-mb-nvb-top-10-dan-lo-dien-188230730083142763.chn
Theo dữ liệu của FiinGroup đến ngày 30/7/2023, Tổng lợi nhuận của 924 doanh nghiệp, chiếm 86.5% vốn hóa thị trường, cho thấy có 81.6% doanh nghiệp báo lãi, nhưng trong đó chỉ có 44.6% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ. Doanh thu và lợi nhuận ròng quý 2 của 924 doanh nghiệp, lần lượt giảm -7.6% yoy và -18.6% yoy. Như vậy, đà sụt giảm lợi nhuận đã chậm lại và đáy của TTCK vào tháng 11.2022 là trước 2 quý so với đáy lợi nhuận.
Nhóm ngành chứng khoán và bảo hiểm, y tế có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 2.2023, lần lượt là +54%yoy, +308% yoy, +48.6%. Trong khi đó ngành, bất động sản tăng +110% nhưng rất méo mó vì chủ yếu nhờ VRE, VHM.
Điều đáng lo ngại là lợi nhuận nhóm phi tài chính vẫn giảm mạnh -37% yoy trong quý 2.2023 cho thấy sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đang kỳ vọng vào câu chuyện đáy lợi nhuận.
Một số mã cổ phiếu giảm mạnh vì kết quả kinh doanh quý 2 kém tích cực hoặc thấp hơn kỳ vọng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh như LSS (sàn), DTD-5.67%, FRT-2.42%, MWG -1.47%, VGS -3.16%. Cổ phiếu PSH cũng giảm sàn mặc dù báo cáo lợi nhuận quý 2 chưa công bố. Lưu ý, các cổ phiếu LSS, PSH, DTD đã tăng kéo dài và đang tiến sát đến MA50 ngày. Những phiên giảm giá mạnh với thanh khoản lớn, thể hiện sự thất vọng sau báo cáo quý 2 cho thấy áp lực bán còn tiếp tục trong các phiên tới. Cụ thể, lợi nhuận ròng của LSS quý 2 (là quý IV trong niên độ kế toán của doanh nghiệp) chỉ đạt vỏn vẹn 6 tỷ, giảm -76% yoy. DTD không còn gây đột biến lợi nhuận ròng và chỉ đạt 27 tỷ đồng, giảm -41% yoy.
Trong khi đó, phản ứng giá của FRT hay MWG không quá tệ. Mặc dù giá giảm nhưng đóng cửa ở giữa khung giá ngày. Điều này cho thấy, thị trường đã chiết khấu khá nhiều sự tệ hại của con số lợi nhuận quý 2. Riêng FRT lỗ kỷ lục -200 tỷ đồng và MWG tiếp tục có mức lãi thấp kỷ lục, chỉ 17 tỷ đồng.
Cổ phiếu VPG giảm sàn với thanh khoản lớn khi lợi nhuận quý 2 giảm -70% yoy, chỉ đạt 25.7 tỷ đồng, Báo cáo giải trình cho biết lợi nhuận gộp của công ty giảm khi giá mua vào quặng sắt vẫn còn cao, trong khi giá bán ra thấp. Sản lượng quặng bán cho các nhà máy thép giảm. Lợi nhuận gộp từ mảng than cốc cũng giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán là cổ máy chiết khấu. Ngay cả khi KBC có lợi nhuận ròng quý 2 đạt 711 tỷ, đảo ngược so với con số lỗ 365 tỷ của cùng kỳ thì giá cổ phiếu chỉ tăng yếu ớt +0.5%. KBC đã đạt 2,341 tỷ lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm và đạt hơn 50% kế hoạch lợi nhuận.
Ngược lại, một số mã cổ phiếu tăng mạnh vì kết quả kinh doanh quý 2 như HBC (tím), VHM (tím), VIC (tím), LTG+7.63%. HBC nhờ việc bán tài sản cố định đã lãi ròng 585 tỷ đồng, gấp 8.5 lần cùng kỳ, Lợi nhuận ròng của VHM đạt gần 10,000 tỷ, gấp 13 lần cùng kỳ. VIC báo lãi ròng đạt 7,936 tỷ, gấp 2.2 lần cùng kỳ. Lợi nhuận ròng của LTG đạt 427 tỷ, tăng +1058%yoy.
Một vài doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 2 tích cực như GMD, PLX đã nằm trong dự đoán ban đầu của nhà đầu tư. Theo đó, GMD và PLX lần lượt tăng +411% yoy và +484% yoy nhờ hạch toán các khoản bán vốn như Nam Hải Đình Vũ hoặc PGBank. Giá cổ phiếu của hai mã này lần lượt tăng +1.72% và +3.62%
Thị trường chứng khoán dường như đã chiết khấu trước sự khó khăn của một doanh nghiệp và giá cổ phiếu vẫn tăng tích cực sau khi lợi nhuận quý 2 được công bố nhu ELC (tím), ACB +6.38%, GIL (tím), TAR +6.19%
Lợi nhuận ròng quý 2 của ELC chỉ vỏn vẹn 4.2 tỷ đồng, giảm -45.88% yoy.
GIL có lợi nhuận ròng lỗ -6 tỷ so với con số lãi 115 tỷ cùng kỳ. Báo cáo giải trình của GIL cho biết quý 2 năm nay đã đẩy nhanh quá trình xây dựng hạ tầng để kịp bàn giao đất đã ký thuê đất vào quý 3.2023, điều này khiến chi phí vận hành chung của mảng BĐS KCN tăng mạnh, nhưng doanh thu thì phải chờ quý sau mới ghi nhận. Các nhà giao dịch của GIL nhìn vào mảng BDS KCN hơn là mảng dệt may sau khi Amazon rút lui.
ACB có lợi nhuận ròng quý 2 giảm -2% yoy, đạt 3,865 tỷ đồng. Con số lợi nhuận của ACB đỡ tệ hơn so với dự phóng của SSI là giảm -5%yoy đến -10%yoy. ACB vốn là ngân hàng thận trọng, và hiện cũng đã hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm. Nhìn chung phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm trong quý 2.
Nhóm lương thực như TAR vẫn tăng giá mạnh khi giá gạo tăng mạnh trước diễn biến Nga rút khỏi thỏa thuận Biển Đen. Do đó, ngay cả khi lợi nhuận quý 2 công bố lỗ -8 tỷ đồng và cách xa kế hoạch lợi nhuận, giá cổ phiếu TAR vẫn đang chạy theo sóng lương thực.
CÁC NHÀ GIAO DỊCH HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?-HỘP NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG
(Còn tiếp)
Tham gia ELibook Trader để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo: 0977.697.420 hoặc Khóa Học Trend Trader tháng 8.2023
HỖ TRỢ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK KB, DNSE, KAFI, VPS, SSI, HSC