Bài học từ phù thủy tiền tệ Bill Lipschutz: Trong một thị trường tăng giá quá mạnh bởi tin tức, hãy “cắn răng mà mua (bite the bullet)”

VỊ HOÀNG ĐẾ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Bill LIPSCHUTZ LÀ AI?

Trong một thị trường tiền tệ khổng lồ nhưng thực ra chỉ có số ít những tay chơi lớn. Trớ trêu thay, mặc dù những nhà giao dịch này đôi khi thực hiện các vị thế hàng tỷ đô la—đúng thế, hàng tỷ đôla đó nhé—nhưng họ hầu như không được cộng đồng tài chính biết đến, chứ đừng nói là được công chúng biết tới. Bill Lipschutz là một trong những nhà giao dịch như thế.
Trước khi đi sâu vào những bài học, trước tiên tôi muốn chia sẻ một chút về câu chuyện của Bill Lipschutz. Hãy coi đây như một bản tóm tắt về sự nghiệp giao dịch ban đầu của anh ấy.
 
Lipschutz bắt đầu giao dịch cổ phiếu khi đang theo đuổi bằng Cử nhân tại Đại học Cornell.
 
Anh được thừa kế số cổ phiếu trị giá 12,000 USD sau khi bà ngoại qua đời. Số tiền này được trải rộng trên hơn 100 cổ phiếu khác nhau, vì vậy ông đã đóng các khoản đầu tư để tìm cách tiếp cận phù hợp hơn.
 
Chính tại thời điểm này, Lipschutz đã mắc phải lỗi giao dịch. Anh bắt đầu nghiên cứu và đọc về thị trường tại thư viện của Cornell và bắt đầu đầu tư cổ phiếu vào thời gian rảnh rỗi.
 
Không lâu sau, anh ta đã biến số tiền 12,000 đô la đó, thành một con số khá lớn 250,000 đô la.
 
Tuy nhiên, một quyết định sai lầm trong quản trị vốn gần như khiến anh mất toàn bộ tài khoản. Anh ấy đã trở lại mặt đất.
 
Nhưng thay vì đầu hàng, anh coi trận thua đó là một bài học kinh nghiệm quý giá. Và ngay trước khi kết thúc thời gian làm việc tại Cornell, Lipschutz một lần nữa đã gây dựng được danh tiếng đến mức ông quyết định bỏ lại tấm bằng kiến ​​trúc của mình.
 
Sau đó vào năm 1984, ông gia nhập Salomon Brothers với tư cách là thành viên của Phòng Ngoại hối mới thành lập. Một năm sau, anh kiếm được 300 triệu USD mỗi năm cho công ty.
 
Lipschutz rời đi vào năm 1990 để theo đuổi các dự án kinh doanh khác bao gồm North Tower Group và Rowayton Capital Management. Sau đó, ông thành lập Hathersage Capital Management vào năm 1995 cùng với các bạn cùng lớp từ Cornell.
 
Hathersage chuyên về tiền tệ G10 và vẫn đang hoạt động cho đến thời điểm viết bài này.
 
Nếu bạn muốn đọc thêm về hành trình của Bill Lipschutz và khám phá những bài học khác từ các nhà giao dịch thành công, tôi khuyên bạn nên mua bộ sách Market Wizards.

Trong một thị trường tăng giá quá mạnh bởi tin tức, hãy “cắn răng mà mua (bite the bullet)”

Một bài học cần học hỏi từ phù thủy tiền tệ Bill Lipschutz là nếu bạn có niềm tin mạnh mẽ về một giao dịch, và thị trường có một chuyển động giá lớn do một sự kiện tin tức, quyết định tốt nhất có thể là cắn răng và mua vào khi thị trường quá mạnh (hoặc bán ra khi thị trường quá yếu). Một ví dụ hoàn hảo về khái niệm này được cung cấp bởi cách một nhà giao dịch trong nhóm của Lipschutz xử lý tình huống sau cuộc họp G-7.

“Cắn vào viên đạn (bite the bullet)”, tức là hành xử một cách can đảm khi đối diện với sự đau đớn hay khó khăn. Thành ngữ này xuất xứ từ thế kỷ thứ 18 khi một binh sĩ làm điều gì lầm lỗi thì bị quất bằng roi nên phải cắn vào một viên đạn để khỏi rên la. Ở đây người dịch gọi là “Cắn răng mà mua”

“Có giao dịch nào khác đặc biệt đáng nhớ trong sự nghiệp của ông hay không? 

Một điều tôi nhớ đến đã xảy ra vào thời điểm cuộc họp G-7 vào tháng 9 năm 1985, liên quan đến những thay đổi cấu trúc lớn, định hình xu hướng mới trên thị trường tiền tệ trong 5 năm tiếp theo. [ND: Đây là cuộc họp mà các quốc gia công nghiệp lớn nhất đã đồng ý một chính sách phối hợp nhằm hạ giá đồng đô la.] 

Rõ ràng ông rất theo sát thị trường tiền tệ. Liệu ông có biết một thay đổi chính sách lớn như vậy sắp diễn ra hay không?

“Không. Một số người đã linh cảm thấy có một cuộc họp mà các chính phủ phương Tây sẽ hạ giá đồng đô la, nhưng không ai hiểu tầm quan trọng của sự kiện này. Ngay cả sau khi kết quả của cuộc họp được công bố, đồng đô la sụt giảm, nhưng mức giảm này chẳng thấm vào đâu so với sự sụt giảm xảy ra trong những tháng tiếp theo. Thực tế, sau đợt bán tháo ban đầu của đồng USD thị trường New Zealand và thị trường Australia, đồng USD đã phục hồi một cách khiêm tốn ở thị trường Tokyo.

Ông giải thích điều đó như thế nào?

Mọi người không thực sự hiểu chuyện gì đang xảy ra. Thái độ chung là: “Ồ, lại một cuộc can thiệp khác của các ngân hàng trung ương.” Hãy nhớ rằng, cuộc họp này diễn ra sau nhiều năm can thiệp của ngân hàng trung ương nhưng không hiệu quả.

Thế điều khác biệt lần này là gì?

Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy một tuyên bố chính sách được phối hợp bởi bảy quốc gia công nghiệp hóa (G-7). Dù sao, tôi đã ra nước ngoài vào thời điểm cuộc họp G-7. Tôi không đi nghỉ thường xuyên, nhưng tôi đã có một năm giao dịch rất thành công và tôi đang ở Sardinia vào thời điểm đó. Sardinia khá biệt lập và mất khoảng hai giờ để thực hiện cuộc gọi ra nước ngoài.

Thế ông có biết về bối cảnh đang diễn ra không?

Tôi thậm chí không biết G-7 là gì. Cuộc họp không có ý nghĩa gì đáng kể vào thời điểm đó; nó chỉ là một nhóm quan chức bàn về việc hạ giá trị của đồng đô la.

Có phải trước đó chưa bao giờ có cuộc họp G-7 nào tạo ra tác động đáng kể đến đồng đô la?

Hoàn toàn không. Dù sao đi nữa, tôi vẫn đang nằm nghỉ ngơi trên bãi biển, hoàn toàn không biết gì về tình trạng hỗn loạn đang diễn ra trên thị trường ngoại hối toàn cầu. Vì một lý do nào đó — có lẽ vì nó gần đến cuối kỳ nghỉ của tôi và tôi đang bắt đầu nghĩ về việc quay trở lại thị trường — tôi quyết định gọi cho văn phòng của mình vào sáng thứ hai (theo giờ New York), và kiểm tra xem liệu mọi thứ có đang hoạt động trơn tru trong thời gian tôi vắng mặt hay không. Sau khi gặp rất nhiều khó khăn, cuối cùng tôi cũng có được một đường dây gọi đến New York, nhưng không có ai trong văn phòng của tôi nhấc máy trả lời.

Tôi cảm thấy có gì đó bất thường khi không ai nhấc máy vì trợ lý của tôi, Andy [Andrew Krieger], luôn đến rất sớm. Tôi có chút lo lắng. Sau đó, tôi gọi đến văn phòng ở London để kiểm tra về tình hình thị trường ngoại hối.

“Dennis, chuyện gì đang xảy ra ở thị trường ngoại hối vậy?” – Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên là cậu biết cuộc họp G-7 rồi phải không?”- anh ấy hỏi.

“Không. Cậu đang nói về cái gì vậy?”-  tôi trả lời

“Chà, họ đã đưa ra bản tuyên bố chung để hạ giá đồng đô la, và đồng đô la đang rớt thảm hại.”

“Cậu có biết Andy đang ở đâu không?” -Tôi hỏi.

“Ồ, hôm nay Andy bị ốm,” anh ấy trả lời.

Điều này thật kỳ lạ, vì cả hai chúng tôi chẳng bao giờ ốm đau gì cả. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng tôi cũng liên lạc được với Andy khi cậu ấy đang ở nhà. Anh ấy mắc phải bệnh cúm và đang sốt cao ở trên giường.

Ông có bất cứ vị thế nào trước cuộc họp G-7 không?

Có, chúng tôi có một vị thế bán khống ở quy mô nhỏ đối với đồng USD, nhưng nó chẳng có gì đáng kể.

Andy có quyền giao dịch không?

Tất nhiên là có chứ. Anh ấy không chỉ giám sát các vị thế của tôi, mà còn chịu trách nhiệm giao dịch các vị thế khá quan trọng của chính mình. Điều thú vị là ngay sau khi Andy đọc tin tức, anh ấy đã tham gia vào thị trường New Zealand, là thị trường ngoại hối đầu tiên trên thế giới bắt đầu giao dịch sớm nhất sau ngày nghỉ cuối tuần. Không có nhiều người giao dịch ở múi giờ đó, vì thế đó là một thị trường giao dịch rất kém thanh khoản. Tôi nghĩ anh ấy chỉ có thể nhận được báo giá tiền tệ vì chúng tôi (ngân hàng Salomon Brothers) thường xuyên giao dịch từ 20 đến 50 triệu USD vào sáng thứ hai ở thị trường New Zealand. Do đó, không phải là bất thường khi Andy hoặc tôi gọi điện. Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ ở tại sàn giao dịch New Zealand, mà khi đó rất ít người khác New York hoặc châu Âu có.. 

Với biến động giá rất mạnh — theo nghĩa đen là hai chữ số lớn vì mọi người đều bối rối — anh ấy đã bán 60 triệu USD ở thị trường New Zealand, đó là một số tiền rất lớn vào thời điểm đó. 

Nói một cách ngắn gọn, trong 6 giờ, tôi có một đường dây mở từ phòng khách sạn ở Sardinia đến Andy, người đang nằm ốm trên giường, ở Englewood, New Jersey. Việc nhận được kết nối điện thoại nước ngoài qua lại rất khó khăn nên chúng tôi để đường dây mở cả ngày. Andy có đường dây đến tôi và một đường dây mở đến sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia, nơi chúng tôi đang giao dịch hợp đồng quyền chọn tiền tệ. Ngoài ra, anh ấy đã cho vợ mình chạy ra Radio Shack ngay khi họ mở cửa để mua chiếc điện thoại có dây nối dài thêm. Sau đó, anh ấy mang một đường dây thứ ba từ nhà hàng xóm để thiết lập một điện thoại mở cho nhà môi giới trên thị trường giao ngay cặp USD/DEM (Đôla/Mark Đức) để chúng tôi có thể giao dịch thị trường tiền tệ.

Chúng tôi đã giao dịch theo cách này trong sáu giờ. Chúng tôi đã kiếm được 6 triệu đô la vào ngày hôm đó, lúc ấy có lẽ chiếm hơn 25% tổng lợi nhuận hàng năm.

Bình Tĩnh Xử Lý Vị Thế Thua Lỗ Nếu Không Có Hành Động Nối Đà Theo Hướng Bất Lợi

Trong cuốn sách Market Wizards, phù thủy Marty Schwartz đã quan sát thấy rằng, nếu một giao dịch khiến bạn rất lo lắng nhưng không trở nên tồi tệ như mong đợi, đừng vội đóng vị thế đó. Lý do hợp lý là nếu không có những hành động nối đà theo hướng bất lợi cho vị thế của bạn, thì phải có một số lực rất mạnh mẽ trong yếu tố cơ bản ủng hộ hướng đi của vị thế ban đầu (bởi vì các lý do – về cơ bản hoặc kỹ thuật – cho nỗi sợ hãi của chính bạn có thể được lây nhiễm bởi nhiều người khác trong thị trường). Một ví dụ điển hình của quy tắc này là Bill Lipschutz thừa nhận có một vị thế khiến ông thực sự sợ hãi. Trong trường hợp đó, ông bán khống một vị thế rất lớn tỷ giá USD/DEM trong bối cảnh đồng đô la tăng giá mạnh mẽ, và phải đợi đến khi thị trường Tokyo mở cửa mới tìm đủ thanh khoản để thoát khỏi vị thế đó. Tuy nhiên, khi thị trường Tokyo mở cửa, đồng đô la đã yếu đi, khiến ông dễ dàng thoát ra, và do đó ngụ ý rằng ông lẽ ra không nên đóng vị thế đó. Lipschutz, là một nhà giao dịch có kỹ năng cao, đã phản ứng chính xác và trì hoãn việc đóng vị thế, do đó đã thu hồi phần lớn khoản lỗ của mình. 

(Pre Order Tháng 8/2024) : New Market Wizards (Những Phù Thủy Mới Trên Thị Trường Tài Chính) của Jack D. Schwager (2008)

Ông có thể nghĩ đến bất kỳ giao dịch nào khác đặc biệt đáng nhớ không?

Tôi có thể kể cho ông nghe, điều chỉ xảy ra một lần duy nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch, khiến tôi thực sự sợ hãi. Vào mùa thu năm 1988, chẳng có gì bất thường diễn ra trên thị trường ngoại hối cả. Đồng Mark Đức đang giao dịch trong một biên độ giá rất hẹp. Thường trong những giai đoạn biến động thấp như vậy, quy mô vị thế của chúng tôi có khuynh hướng lớn nhằm cố gắng nắm bắt những biến động giá nhỏ hơn, và nhỏ hơn, mà vẫn tạo được kết quả lợi nhuận lớn tương tự. Do đó, vị thế của chúng tôi vào thời điểm đó lớn hơn bình thường. Chúng tôi biết rằng Tổng Thống Nga- Gorbachev (Giốc Ba Chốp) sẽ có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc, nhưng chúng tôi hoàn toàn không biết ông ấy sẽ nói gì. Vào thời điểm đó, tôi đang bán khống khoảng 3 tỷ USD đối với đồng Mark Đức.

3 tỷ đôla! Đó có phải là vị thế lớn nhất mà ông từng giao dịch không? 

Tôi đã từng thực hiện các quy mô vị thế lớn hơn, nhưng đó là một vị thế rất lớn. Thị trường đã giao dịch trong một biên độ giá hẹp từ 1%-2%, và tôi đã mong đợi giá cứ tiếp tục đi ngang như thế. Sau đó, Tổng Thống Gorbachev đã có một bài phát biểu về việc cắt giảm quân số, được thị trường hiểu là có nghĩa là Hoa Kỳ có thể cũng cam kết cắt giảm lực lượng vũ trang của mình – một động thái có lợi nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Tất cả điều này được coi là rất tích cực cho đồng đô la. Đồng đô la bắt đầu tăng ở thị trường New York mà không có thanh khoản. Rất nhanh chóng, đồng đôla đã tăng 1% và tôi biết rằng, mình đang gặp rắc rối.

Một phần trăm của vị thế 3 tỷ đô la là 30 triệu đô la! Liệu khoản lỗ lớn này có xảy ra vào chiều hôm đó?

Nó diễn ra chỉ trong 8 phút. Tất cả những gì tôi muốn làm là mong chờ thị trường Tokyo mở cửa lúc 7 giờ tối để có đủ thanh khoản. Nếu bạn thực sự phải mua 3 tỷ đô la, bạn chỉ có thể làm điều đó ở thị trường Tokyo; bạn không thể làm điều đó trong phiên chợ chiều ở thị trường New York— thậm chí bạn còn không thể làm điều đó vào một ngày bình thường chứ đừng nói đến một ngày mà tin tức quan trọng được công bố. Chiến lược của tôi là cố gắng đè đồng đô la xuống ở thị trường New York. Thông thường, nếu bạn bán vài trăm triệu đô la vào buổi chiều trên thị trường New York, bạn có thể rút cạn thanh khoản của thị trường.Tôi đã bán 300 triệu đô la, và thị trường đã đi theo hướng đó.

Ngay cả những người ở phòng giao dịch của cũng không thực sự biết rõ quy mô vị thế mà chúng tôi đã thực hiện, ngoại trừ Robert, cánh tay phải của tôi. Tôi đã nhìn vào  Robert và nói, “Điều đó không làm thị trường giảm xuống quá nhiều, phải không?” Anh ta nhăn mặt và lắc đầu từ từ bên này sang bên kia. Tôi nhận ra chúng tôi không thể đóng được vị thế này. Tôi đã thực sự sợ hãi. Tôi nhớ mình đã từng nghĩ rằng: Đây là viên đạn cuối cùng đã bắn vào sau đầu tôi.

Tom Strauss, chủ tịch công ty, ngồi cách tôi khoảng năm mét. (Gutfreund không đi làm vào ngày hôm đó.) Tôi đứng dậy và đi tới chỗ Strauss và nói, “Tommy, chúng ta có vấn đề.”

Ông ta nhìn tôi và bình tĩnh nói, “Chuyện gì vậy?”

Tôi trả lời, “tôi đang bán khống đồng đô la, và tôi đã đánh giá sai tính thanh khoản của mình trên thị trường. Tôi đã cố gắng ghìm thị trường xuống, nhưng nó sẽ không hiệu quả. Và thị trường không có đủ thanh khoản nhằm mua lại để đóng vị thế.”

Ông ta hỏi rất bình tĩnh, “Tình hình chúng ta ra sao?”

“Chúng ta đang lỗ đâu đó khoảng 70-90 triệu đôla.”

“Thế bây giờ chúng ta làm gì để xử lý vấn đề này?” ông ta hỏi. Tôi nhớ rất rõ mình đã bị ấn tượng bởi việc ông ta sử dụng từ “chúng ta”, chứ không phải “tôi”.

Tôi nói, “Nếu cố gắng mua lại để đóng vị thế, tôi có thể mua được một ít ở đây và một ít ở kia, nhưng nó sẽ không đáng là bao, và chúng ta sẽ chỉ khiến thị trường tăng giá chống lại chính chúng ta. Thị trường đầu tiên có đủ thanh khoản là Tokyo.”

“Kế hoạch là gì?” ông ta hỏi.

Tôi trả lời, “Khi thị trường Tokyo mở cửa, tôi phải xem nó đang được giao dịch ở mức giá nào. Mục đích của tôi lúc này là cố gắng mua để đóng một nửa vị thế bán khống, và tiếp tục từ đó.”

Anh ấy nói, “Chúng ta đã có một chuyến đi tuyệt vời. Hãy làm những gì cậu cần làm đi.”

Đó là toàn bộ cuộc trò chuyện. Nó đã kết thúc trong hai phút.

Khi thảo luận về câu chuyện này sau đó vài ngày, Robert nói, “Tôi chưa bao giờ thấy cậu như thế cả.” Tôi hỏi anh ấy có ý gì. Anh ấy trả lời, “Cậu ngây thơ như một tờ giấy trắng.” Tất nhiên, nhận thức của tôi về những gì đang xảy ra xung quanh vào thời điểm đó dường như bị méo mó, vì tôi quá tập trung vào vấn đề gặp phải. Sau đó tôi mới biết được rằng, trong suốt cả buổi chiều hôm ấy, hầu như tôi chẳng nói được lời nào, và Robert không cho phép ai đến gần tôi. Cho đến lúc này tôi mới rõ thực hư. 

Tiếp tục cuộc trò chuyện của chúng tôi, Robert nói, “Tôi không biết anh đã đi đến chỗ Strauss như thế nào.” 

“Sao thế? Nếu là cậu, cậu sẽ làm gì? Đó là điều duy nhất tôi có thể làm; tôi phải thông báo cho Strauss về những gì đang xảy ra.”  Tôi hỏi.

Robert trả lời: “90 triệu đôla. Cậu đã làm lỗ 90 triệu đô la! Cậu có hiểu điều đó có nghĩa gì không?” 

Tôi hỏi, “Thế nếu là cậu, cậu sẽ làm gì”

 Anh ấy trả lời, “Tôi sẽ bỏ áo khoác và đi ra khỏi đây. Tôi sẽ nghĩ rằng với số lỗ đó, mọi thứ đã kết thúc, tôi bị sa thải.”

Bây giờ, tôi không biết liệu đó có phải là những gì anh ấy thực sự sẽ làm hay không, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bỏ đi. Ý nghĩ mất việc không bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Đây là một công ty đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi; điều đó là không thể tưởng tượng được. Điều đầu tiên tôi nghĩ đến rằng, vấn đề đang gặp phải là gì. Điều thứ hai tôi nghĩ đến là đảm bảo rằng ban quản lý biết về nó. Điều đó hoàn toàn nhất quán với phương pháp giải quyết vấn đề của công ty, như được thể hiện bởi phản ứng của Tom Strauss, sẽ không có bất kỳ tiêu cực nào trong cuộc trò chuyện của chúng tôi. Đó là một cuộc thảo luận có chừng mực, nhưng nếu có bất kỳ phân tích nào về các lỗi lầm, thì nó sẽ được thực hiện sau khi tình huống được giải quyết.

Thế cuối cùng mọi chuyện đã kết thúc như thế nào?

Đến khi thị trường Tokyo mở cửa, đồng đô la đang giảm, vì vậy tôi đã không thực hiện kế hoạch trước đó là đóng một nửa vị thế bán khống. Đồng đô la tiếp tục sụp đổ, và tôi đã đóng vị thế bán khống của mình ở thị trường Châu Âu. Tôi kết thúc với khoản lỗ 18 triệu đô la trong ngày, nhưng thời điểm đó có vẻ như là một chiến thắng lớn (ND: lỗ ít hơn so với dự tính ban đầu là 90 triệu đôla). 

Hầu hết mọi người khi ở trong tình huống của ông sẽ rất vội vàng để cố thoát ra khỏi đó, và họ sẽ tìm cách đóng vị thế ngay khi thị trường Tokyo mở cửa. Rõ ràng, bạn đã trì hoãn được phán đoán của mình về thị trường, và tránh bị cảm xúc lấn át.

Lý do tôi không thoát ra khi thị trường Tokyo mở cửa là vì đó là quyết định giao dịch sai lầm. Trên thực tế, tôi là một nhà giao dịch tốt hơn, lý trí hơn, khi gặp một vị thế xấu, hơn là khi ở trong vị thế tốt. (ND: tôi cho rằng, Bill có khả năng chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi gặp phải tình cảnh khó khăn).

Ông học được những gì từ toàn bộ trải nghiệm này?

Chủ yếu tôi hiểu được rất nhiều về công ty và bản thân. Tôi rất trân trọng thái độ sẵn lòng chấp nhận rủi ro của Salomon để hiểu những gì xảy ra trên thị trường. Nếu bạn muốn chơi trò chơi này, đôi khi ai đó sẽ bị ám sát, đôi khi ai đó sẽ có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc và bạn sẽ ở phía sai (ND: lỗ) của giao dịch – đó là cách nó diễn ra. Các sự kiện ngoại sinh đơn giản là các sự kiện ngoại sinh. Họ thực sự hiểu điều đó.

(ND: Nhà giao dịch đang nói rằng họ đã học được rất nhiều về cách thức hoạt động của thị trường và cách đối phó với những biến động không lường trước được. Họ cũng học được rằng Salomon là một công ty có tầm nhìn xa và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.)

Thời gian cũng là một yếu tố rủi ro

Rủi ro tài chính là một yếu tố rủi ro mà các nhà giao dịch thường quan tâm nhất. Khi thực hiện một giao dịch, nhà giao dịch sẽ đặt lệnh dừng lỗ để bảo vệ vốn của mình. Nếu giá di chuyển theo hướng bất lợi, lệnh dừng lỗ sẽ được kích hoạt và nhà giao dịch sẽ bị thua lỗ.

Ngoài rủi ro tài chính, các nhà giao dịch cũng cần phải cân nhắc đến rủi ro thời gian. Rủi ro thời gian là khả năng một vị thế bị ảnh hưởng bởi các lực lượng bên ngoài trong thời gian nó mở.

Ví dụ, một nhà giao dịch thực hiện một giao dịch bán EURUSD với kỳ vọng tỷ giá EURUSD sẽ giảm. Tuy nhiên, trong thời gian giao dịch mở, có thể xảy ra một sự kiện tin tức lớn khiến tỷ giá EURUSD tăng. Điều này có thể dẫn đến thua lỗ cho nhà giao dịch.

Để giảm thiểu rủi ro thời gian, các nhà giao dịch nên thực hiện các giao dịch ngắn hạn với tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro, thật là cao. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể thực hiện một giao dịch bán EURUSD với kỳ vọng tỷ giá EURUSD sẽ giảm 50 pip. Nếu nhà giao dịch đặt lệnh dừng lỗ ở 5 pip, thì tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ sẽ là 10:1. Điều này có nghĩa là nhà giao dịch cần phải thắng 10 lần thì mới thua 1 lần để hòa vốn.

Bill Lipschutz, một nhà giao dịch ngoại hối thành công, cũng đồng ý rằng ít hơn là nhiều hơn. Ông khuyên các nhà giao dịch nên thực hiện ít giao dịch hơn để giảm thiểu rủi ro.

Bill Lipschutz là hiện thân hoàn hảo của nguyên tắc này. Đây là cách anh ấy làm:

  • Đối với giao dịch ngắn hạn – 48 giờ hoặc ít hơn – tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ lý tưởng là 3:1. Điều này có nghĩa là nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro thua 50 pips, thì mục tiêu lợi nhuận của bạn phải là ít nhất 150 pips.
  • Đối với giao dịch dài hạn, đặc biệt khi liên quan đến các cấu trúc quyền chọn phức tạp, tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ tối thiểu nên là 5:1. Trong ví dụ với EURUSD trên khung thời gian hàng ngày, bạn chỉ nên cân nhắc giao dịch nếu tỷ lệ này đạt 5:1 trở lên.

Như vậy, đối với giao dịch swing trade trong ngày trên EURUSD, bạn cần ít nhất tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ là 3:1. Nghĩa là nếu bạn chấp nhận rủi ro thua 50 pips, mục tiêu lợi nhuận tối thiểu phải là 150 pips.

Còn đối với giao dịch swing trade trên khung thời gian hàng ngày, bạn chỉ nên cân nhắc giao dịch nếu tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ đạt ít nhất 5:1.

Đây là nguyên tắc mà Lipschutz áp dụng mỗi ngày. Anh ấy không bao giờ thực hiện giao dịch mà không cân nhắc trước yếu tố thời gian liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro).

 

Trả lời