Lợi nhuận quý 1 của CTD tăng 39%, không còn trích lập dự phòng nợ xấu.

CTD công bố KQKD quý 1 cho năm tài chính kết thúc vào tháng 6 (Q1/NĐTC 2024-2025). Theo đó, doanh thu trong quý đạt 4,579 tỷ đồng (giảm 27.8% so với quý trước do yếu tố thời vụ, nhưng tăng 15.4% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 93 tỷ đồng (tăng 34.8% so với quý trước và 39.5% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận vững chắc được hỗ trợ từ mức tăng trưởng doanh thu mảng xây dựng, tăng 13.3% so với cùng kỳ và 29.3% so với quý trước, biên lợi nhuận gộp liên tục được cải thiện và không trích lập dự phòng nợ xấu. 

KQKD tốt hơn dự báo của HSC, hoàn thành lần lượt 22.6% và 27.5% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần cho NĐTC 2024-2025 (năm tài chính kết thúc vào tháng 6). 

Theo VCBS, dự kiến trong năm 2025 CTD có thể thu hồi 100 tỷ đồng từ các khoản trích lập nợ xấu.

Biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện lên 4.3% (so với mức 3.4% trong quý trước đó và 2.4% trong Q1/NĐTC 2023-2024).

Lưu ý rằng CTD gần đây đã thực hiện chiến lược thâu tóm để cải thiện tỷ biên lợi nhuận. Với chiến lược tích hợp công ty hoạt động trong mảng cơ điện (M&E) và công ty chuyên thiết kế, lắp đặt hệ thống nhôm kính mặt tiền, CTD đang mở rộng loại hình dịch vụ, cho phép Công ty có thể thi công và bàn giao tòa nhà hoàn chỉnh cho các nhà phát triển BĐS.

Giải pháp trọn gói này giúp Công ty hợp nhất quy trình xây dựng và cung cấp cho các nhà phát triển BĐS khả năng kiểm soát tốt hơn đồng thời tăng  biên lợi nhuận.

HSC (ngày 3/11/2024) duy trì khuyến nghị MUA VÀO với giá mục tiêu là 87,000đ, với mức giá mục tiêu không đổi kể từ báo cáo gần nhất (ngày 02/08). Đây là mức giá mục tiêu lạc quan nhất cho cổ phiếu CTD tính từ thời điểm công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm tài chính 2024.

VCBS (ngày 21/10/2024) đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTD với mức định giá hợp lý là 76,017 VND/ cổ phiếu, dựa trên kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2025F tăng 20% đạt 401 tỷ. Động lực tăng trưởng cho CTD là backlog giai đoạn 2025-2027 dự báo đạt mức 25,000-30,000 tỷ

Elibook Team đã nâng triển vọng đối với cổ phiếu CTD sau một thời gian theo dõi và đưa trở lại vào danh sách Leader Board vào ngày 12 tháng 11. Elibook Team khuyến nghị mua CTD khi có điểm breakout mẫu hình 3C, vượt qua điểm mua 69,800 đồng. Hiện CTD đang có súc mạnh giá tương đối (RS) là 86, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường.

Chú ý các nhà giao dịch nội bộ mua vào là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu

  • Ông Bolat Duisenov – Chủ tịch HĐQT Xây dựng Coteccons cũng vừa mua vào thành công 200.000 cổ phiếu CTD từ ngày 24/9 đến ngày 23/10. Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu tại Xây dựng Coteccons từ 1.38% lên 1.57% vốn điều lệ.
  • Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần (kể từ ngày 24/10/2024), nhóm quỹ KIM Việt Nam (Hàn Quốc) đã mua ròng thêm khoảng 750,000 cổ phiếu CTD của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên hơn 8%.

CTD trả cổ tức tiền mặt 10% khó hỗ trợ cho giá cổ phiếu

Khối lượng công việc chưa triển khai dồi dào, ổn định và đa dạng.

Trong Q1/NĐTC 2024-2025, CTD tiếp tục chuỗi thắng thầu dự án, với tổng giá trị hợp đồng ký mới lên 10.3  nghìn tỷ đồng từ các dự án thuộc nhiều lĩnh vực như FDI, xây dựng khu dân cư, khách sạn nghỉ dưỡng.

Loại trừ khoản doanh thu 4,578 tỷ đồng đã ghi nhận, tổng giá trị hợp đồng chưa triển khai của CTD lên đến 35 nghìn tỷ đồng, và có thêm các hợp đồng với tổng trị giá 10 nghìn tỷ đồng vẫn đang được quá trình đấu thầu.

Đáng lưu ý, Công ty được giao triển khai dự án đường Thùy Vân (Vũng Tàu) có tổng vốn đầu tư là 1,100 tỷ đồng và giá trị hợp đồng CTD ký là 485 tỷ đồng. Dự án được triển khai từ ngày 28/10/2024.

Trong khi khối lượng công việc chưa triển khai dồi dào chứng tỏ vị thế vững chắc của CTD trên thị trường xây dựng nhà ở dân dụng và thị trường xây dựng cho khối FDI, dự án đường Thùy Vân đánh dấu sự tham gia của Công ty vào phân khúc cơ sở hạ tầng –đầu tư công và HSC tin rằng sẽ đây sẽ là động lực tăng trưởng chính của CTD trong dài hạn, khi Chính phủ đang chủ trường đẩy mạnh đầu tư công

Mảng xây lắp công nghiệp & hạ tầng: động lực tăng trưởng quan trọng cho khối lượng backlog.

Vị thế vững vàng trong mảng xây dựng công nghiệp là động lực đem lại khối lượng backlog ở mức cao (khoảng 25,000 – 30,000 tỷ đồng) cho CTD trong giai đoạn 2025-2027 nhờ:

(1) Tiềm năng thu hút FDI tại Việt Nam còn lớn,

(2) CTD sở hữu kinh nghiệm quan trọng và uy tín tốt sau khi thi công thành công các dự án lớn, đòi hỏi khắc khe về kĩ thuật và tiến độ xây dựng,

(3) Việc tiên phong áp dụng mô hình quản trị theo các tiêu chí ESG giúp gia tăng khả năng trúng thầu.

Việc trúng thầu và thi công thành công các dự án lớn, đòi hỏi khắc khe về kĩ thuật và tiến độ xây dựng (Như nhà máy Lego – VSIP III Bình Dương) mang về cho CTD kinh nghiệm quan trọng và uy tín lớn khi tham gia đấu thầu các dự án mới.

Việc tiên phong áp dụng mô hình quản trị theo các tiêu chí ESG vào các dự án lớn như: nhà máy Lego & nhà máy Vinfast, và cam kết giảm phát thải carbon đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài (đặc biệt các doanh nghiệp phương Tây), giúp gia tăng khả năng trúng thầu.

Trong giai đoạn 2025-2027, CTD dự kiến sẽ ghi nhận phần lớn doanh thu từ các gói thầu lớn khởi công trong năm 2024 như: nhà máy Suntory Pepsico, nhà máy Pandora, dự án Logos Yên Phong IIA

Bên cạnh lĩnh vực xây lắp công nghiệp, trong dài hạn mảng xây dựng hạ tầng được xác định là một trong các trụ cột kinh doanh mà CTD muốn phát triển.

Trong năm 2024, CTD đã thâu tóm thành công Sinh Nam Metal và UG M&E, tạo tiền đề thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng do hai doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm thi công các dự án trong lĩnh vực này trước đó.

Tiềm năng mở rộng biên lợi nhuận

Giai đoạn 2021-2023, các nhà thầu xây dựng (trong đó có CTD) ghi nhận mức biên lợi nhuận sụt giảm đáng kể do:

– Nguồn việc hạn chế trong giai đoạn thị trường BĐS trầm lắng, do đó các doanh nghiệp phải sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá, khiến mặt bằng giá bị đẩy xuống thấp.
– Một số vật liệu xây dựng quan trọng tăng giá mạnh, trong khi nhà thầu không thể đẩy hết áp lực tăng giá đầu vào trong đơn giá hợp đồng xây lắp.

Tuy vậy, mặt bằng biên lợi nhuận của CTD đã bắt đầu ghi nhận xu hướng hồi phục từ giữa năm tài chính 2024.

Sang đến giai đoạn 2025-2027, VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận của CTD sẽ tiếp tục được cải thiện xét đến:
– CTD dần hoàn thành ghi nhận phần doanh thu và lợi nhuận tương ứng cho các gói thầu thực hiện từ giai đoạn 2021-2022 (có đơn giá thầu khá thấp và chưa phản ánh mặt bằng giá vật liệu mới).
– Gia tăng tỷ trọng đóng góp từ các gói thầu xây dựng công nghiệp, vốn có biên lợi nhuận cao hơn mảng xây dựng dân dụng do các chủ đầu tư FDI thường quan tâm nhiều về năng lực và tiến độ của nhà thầu hơn là đặt nặng yếu tố về giá.
– Áp lực trích lập chi phí dự phòng phải thu giảm bớt trong giai đoạn tới nhờ:

(1) lượng backlog mảng xây dựng dân dụng năm 2024 chủ yếu đến từ hình thức repeat sale, do đó các chủ đầu tư dự án đều là đối tác quen thuộc, uy tín lớn và giảm khả năng phát sinh nợ xấu,

(2) tiến độ thu tiền và chính sách xử lý công nợ tại các dự án ký mới trong giai đoạn 2023-2025 được doanh nghiệp siết chặt.

Dự kiến trong năm 2025 CTD có thể thu hồi 100 tỷ đồng từ các khoản trích lập nợ xấu.

Tích cực: Không trích lập dự phòng nợ xấu trong quý 1.

Chúng tôi nhận thấy số dư nợ xấu của Công ty giảm xuống 2,162 tỷ đồng từ 2,242 tỷ đồng trong quý trước đó. Theo đó, số nợ xấu đã được thu hồi khoảng 80 tỷ đồng.

Mặc dù KQKD trong quý cho thấy BLĐ đang tích cực thực hiện theo mục tiêu được đề ra tại ĐHCĐ, HSC vẫn giữ quan điểm thận trọng và sẽ chờ BCTC sau kiểm toán của quý tiếp theo để có nhận định chính xác hơn

 

 

 

 

 

 

Trả lời