Thị trường chung ít biến động trong khi Họ Viettel và BĐS KCN hồi phục mạnh. Trong đó, SIP tăng 6.9%, TIP tăng 3%, PHR tăng 3.8%, D2D tăng trần, CTR tăng trần, VTK tăng 13.7%…Phiên hôm nay chứng kiến sự hồi phục của các cổ phiếu thép: ,TLH tăng 2.7% , HPG tăng 3.5%, POM tăng 2.4%.
Chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0.1% với khối lượng thấp cho thấy đà bán tháo đang giảm lại. Khả năng sẽ tiếp tục đi ngang và sau đó trượt dốc trở lại. Xu hướng chính của VN-Index vẫn đang là giảm giá.
Chỉ có 5 cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong ngày hôm nay trong khi có tới 16 mã cổ phiếu phá đáy 52 tuần. Số lượng leader giảm trong khi số lượng cổ phiếu phá đáy 52 tuần tăng lên cho thấy xu hướng của thị trường vẫn còn giảm.
Cổ phiếu NAF tiếp tục có phiên tăng trần thứ hai hết sức ấn tượng. Với Gap up khá rộng và khối lượng giao dịch lớn, đà tăng của NAF được đánh giá cao.
Trong khi đó, cổ phiếu C69 đã có phiên giảm điểm. Như đề nghị trong bản tin ngày 10/9, chúng tôi đề nghị chốt lãi ở mức 51%. Nhà đầu tư có thể chọn giải pháp bán một nửa số lượng hàng đang nắm giữ. Số còn lại sẽ chờ chốt khi giá đóng cửa dưới MA10 ngày. Stoploss có thể nâng lên và trailing stop theo MA10 ngày.
Cổ phiếu GTN có tín hiệu mua ngày 9/9/2019 đang có diễn biến không tốt như mong đợi. Sau cây nến đỏ với khối lượng lớn ngày 10/9/2019, GTN giảm nhẹ với khối lượng thấp trong ngày 11/9/2019. Diễn biến này tuy không xấu nhưng không mạnh như mong đợi. Chúng tôi vẫn đang nắm giữ cổ phiếu này và sẵn sàng stoploss khi giá thủng MA10 ngày.
TCH tiếp tục tăng phiên thứ hai sau khi có điểm phá vỡ (breakout) từ mô hình BO Trendline hoặc 3C. Theo thông tin từ công ty, TCH sẽ bắt đầu bàn giao và ghi nhận lợi nhuận từ dự án Hoàng Huy Riverside trong tháng 9/2019. Được biết dự án Gold Tower 275 Nguyễn Trãi cũng đang hoàn thành vượt kế hoạch 30 ngày so với tiến độ chung. Toàn bộ 100% căn hộ cũng đã có khách hàng đặt mua hết. Báo cáo hợp nhất quý 1/2019 của TCH ghi nhân khoản mục “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” lên gần 1,000 tỷ, tăng gấp đôi so với đầu năm 2019. Có thể nói rằng, nhà đầu tư đang tập trung vào danh mục bất động sản của TCH hơn là mảng kinh doanh xe.
Trong bản tin ngày hôm nay, chúng tôi dành sự chú ý cho LGL. Mặc dù lợi nhuận quý 2 của LGL chỉ là 8.3 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận quý 1 tăng trưởng đến 319% so với cùng kỳ. Điều ấn tượng là các cổ đông lớn đang thu gom cổ phiếu LGL: Trong đó CTCK Sài Gòn Hà Nội mua 6 triệu cổ phiếu và chủ tịch HĐQT Lê Hà Giang mua vào 5 triệu cổ phiếu trong số 7 triệu cổ phiếu đăng ký mua.
LGL hiện có thị giá 10,900 trong khi EPS là 2,700 (làm tròn) và mức định giá P/E chỉ 4.05 lần. LGL chỉ có bước đột phá vào năm 2018 với chuỗi dự án mang thương hiệu Rivera Park, giúp doanh thu cán mức 1,200 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 22%. Hai dự án tạo nên tên tuổi của công ty là: Rivera Park Hà Nội (69 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) vào năm 2018 và dự án Rivera Park Sài Gòn (7/28 Thành Thái, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh) vào năm 2017.
Tháng 7/2019, LGL khởi công dự án Rivera Park Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Kế hoạch tháng 11 năm 2019 sẽ khởi công tiếp Rivera Long Biên (Hà Nội). với quy mô vốn 800 tỷ, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, LGL vừa hoàn tất tăng vốn lên 500 tỷ vào năm 2018, đồng thời dư nợ vay cũng tăng lên. LGL đang thực hiện M&A ở nhiều nơi như Phan Thiết, Hà Nội… để tìm kiếm quỹ đất cho các dự án mới. Năm 2019, LGL dự kiến tăng vốn điều lệ lên 640 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 dự kiến là 120 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2018. Nguồn đóng góp chính đến từ hai dự án đã hoàn thành là Rivera Park Hà Nội (góp 85% doanh số) và Rivera Park Sài Gòn khi công ty tiến hành bàn giao nhà. Một phần lợi nhuận đến từ kết quả hoạt động M&A.
Trên đồ thị LGL đang có mẫu hình BO Trendline. ĐIểm pivot tại 11.
Bảng CANSLIM Checklist của LGL cho thấy mã này đỗ khá nhiều tiêu chí.