nhóm tinh hoa Bilderberg chuẩn bị âm mưu loại bỏ đồng đôla, sử dụng SDR làm đồng tiền chung toàn cầu như thế nào?

NHÓM TINH HOA BILDERBERG

SPECTRE là tên viết tắt của Special Executive for Counter-Intelligence, Terrorism, Revenge and Extortion (Cơ quan chuyên trách đặc biệt Phản Tình Báo, Khủng Bố,  Trả Đũa và Tống Tiền). Nó xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Thunderball vào năm 1961 của Fleming, với nhiệm vụ tiêu diệt điệp vụ siêu anh hùng James Bond có bí danh 007 thuộc cơ quan tình báo MI6.

Mặc dù SPECTRE là tội phạm nhưng lại được tổ chức theo cách tương tự như NGO hoặc IMF. Nó là tổ chức xuyên quốc gia có trụ sở tại Paris. SPECTRE có ban điều hành gồm 20 thành viên (Hội đồng của IMF có 24 thành viên) với đại diện từ các quốc trên thế giới; nhưng nó không ngang hàng với bất cứ quốc gia hoặc khu vực nào. Trong tiểu thuyết Thunderball, văn phòng SPECTRE được đặt phía sau một tổ chức bình phong cung cấp hỗ trợ cho người tị nạn.

Tái hiện gần đây về tổ chức  SPECTRE trong tiểu thuyết của Ian Fleming xuất hiện trong bộ phim cùng tên vào năm 2015 với diễn viên Daniel Craig thủ vai điệp vụ 007. Trong bộ phim, ban điều hành của SPECTRE được mô tả ngồi trên một bàn gỗ tối, lớn trong một phòng họp có trần nhà cao tại Rome. Ban điều hành gồm nhiều người thuộc các sắc tộc và văn hóa khác nhau, bao gồm một nhân vật lãnh đạo nữ quan trọng. Chương trình nghị sự của ban điều hành bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động của các nhà điều hành và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh riêng biệt. Trong các báo cáo này, ranh giới giữa các doanh nghiệp hợp pháp và tội phạm dường như rất mờ nhạt.

Hãy nghĩ về hoạt động của giới tinh hoa tiền tệ toàn cầu hiện nay, giống như SPECTRE. Bản thể luận từ trên xuống này phù hợp với những suy nghĩ theo thuyết âm mưu. Thỉnh thoảng, cuộc sống dường như có vẻ giống như nghệ thuật bắt chước giống như cuộc họp thường niên của nhóm tinh hoa Bilderberg[1], là một nhóm kín, bí mật và diễn ra tại những tơi tiện nghi nhất. Nhưng nếu như nhóm Bilderberg là có thật, nó sẽ là một bằng chứng vừa đủ cho thấy có một nhóm ngân hàng trung ương hoạt động bí mật để chinh phục loài người. Ngoài ra, quá trình từ trên xuống là không cần thiết để kiểm soát thế giới thông qua tiền tệ. Quá trình thực sự huyền bí hơn nhiều.

Mỗi lĩnh vực hoạt động chịu ảnh hưởng của mỗi nhóm tinh hoa riêng. Có các nhóm tinh hoa ở các lĩnh vực như tài chính, truyền thông, công nghệ, quân đội và chính trị. Các nhân vật tinh hoa thuộc mỗi lĩnh vực sẽ tập hợp lại với nhau ở những địa điểm và thời gian ưa thích của riêng họ. Ví dụ, nhóm tinh hoa truyền thông sẽ tập hợp với nhau vào mỗi tháng 7 tại phòng hội nghị Allen& Company Sun Valley tại Idaho. Nhóm tinh hoa ngân hàng trung ương sẽ tập hợp với nhau vào tháng 8 tại phòng hội nghị Jackson Hole, Wyoming, được bảo trợ bởi Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Kansas. Nhóm tinh hoa về quân đội và tình báo sẽ tập hợp với nhau tại Phòng Hội Nghị An Ninh Munich vào đầu tháng 2. Mặc dù những nhà lãnh đạo và những nhà trí thức có sức ảnh hưởng với công chúng sẽ được chọn ra từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos (Thụy Sĩ), Hội Nghị Toàn Cầu Milken Institute tại Beverly Hills, và hộ nghị TED (Công Nghệ, Giải Trí, Thiết Kế) tại Vancouver.

Những nhân vật tham gia cuộc họp của giới tinh hoa không phải là những con người tầm thường. Họ phải được mời dự họp, hoặc được kết nạp và đỡ đầu bởi những thành viên tinh hoa trong nhóm. Đó là cuộc chạm trán giữa những người đứng đầu nhà nước, những quan chức cấp cao trong chính phủ, các giám đốc điều hành, và những nhà tỷ phú. Những công dân bình thường không bao giờ được phép gia nhập vào hội.

Buổi họp độc đáo nhất, và đó là nguyên nhân dẫn đến thuyết âm mưu, là Cuộc Họp Bilderberg, được tổ chức hàng năm kể từ năm 1954 ở một số địa điểm. Bilderberg là một nhóm hạt nhân bao gồm 40 thành viên thường trực, và một nhóm lớn hơn bao gồm 100 khách mời sẽ thay đổi tùy theo mỗi năm phụ thuộc vào nội dung cuộc họp và uy thế chính trị. Nhóm hạt nhân chủ yếu bao gồm những tinh hoa trong giới công nghiệp và tài chính, nhóm mở rộng bao gồm các nhà hoạch định chính sách và những trí thức có ảnh hưởng đại chúng.

Khi tôi mô tả ngắn gọn trong buổi nói chuyện riêng với người đứng đầu hội kín Bilderberg tại Hội Nghị Rockefeller cách đây vài năm, ông ấy tỏ ra là người nhã nhặn và quan tâm sâu sắc đến quan điểm của tôi về đồng Euro. Tôi quả quyết với ông và những cộng sự của ông rằng, đồng Euro vẫn sẽ đứng vững vào lúc đó mặc dù nhiều nhà kinh tế kêu gào chấm dứt nó ngay lập tức. Kết thúc buổi thảo luận của chúng tôi, ông ấy thân mật tặng cho tôi một món quà, một cái bình Thụy Điển được thiết kế bằng hình lốc xoáy mờ với màu xanh đậm, mà tôi vẫn trưng bày trong phòng studio viết sách của mình. Nhưng ông không để lộ bất cứ điều gì về quan điểm với đồng Euro.

Tại những cuộc họp như vậy, khác biệt về ý thức hệ bị gạt ra ngoài. Tại Hội Nghị Sun Valley vào tháng 7 năm 2016 bao gồm ông chủ của hãng tin Fox- Rupert Murdoch và Brian Roberts, ông chủ của hãng tin MSNBC. Ý thức hệ của giới tinh hoa được chia sẽ bởi Murdoch và Roberts là ảnh hưởng nhiều hơn cả những cuộc tranh đấu chính trị . Sau cùng là giải trí. Sun Valley là trung tâm của quyền lực thế giới.

Những hoạt động quan trọng của giới tinh hoa tại hội nghị không diễn ra theo kế hoạch định sẵn, mà là tại các buổi ăn tối và tiệc rượu tại một nhà nghĩ một tầng kín đáo bao quanh một sân khấu chính. Khi tôi tham dự Hội Nghị Toàn Cầu Milken Institute, có nhiều cuộc thảo luận ý nghĩa hơn tại quầy bar ở khách sạn Peninsula, cách một dãy nhà từ sân khấu chính.

Phạm vi ảnh hưởng của giới tinh hoa nổi lên và chồng lấn với nhau giống như biểu đồ Venn tương tác, ba chiều. Phần giao cắt xuất hiện, pha trộn và biến mất. Tại các lỗ rỗng bên trong là những nhân vật tinh hoa nguồn, tức những người có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chris Dodd là ví dụ. Là thượng nghị sĩ Mỹ đã 5 nhiệm kỳ, và là nhà tài trợ Dodd-Frank, ông ấy được xem là mốc neo trong giới chính trị và tài chính. Khi còn là người đứng đầu của Hiệp Hội Chuyển Động Hình Ảnh (Montion Picture Association) của Mỹ, Dodd cũng được xem là móc neo trong giới truyền thông. Khi các tinh hoa trong giới truyền thông và giới chính trị cần liên kết với nhau, họ sẽ tiến hành qua Dodd.

Cấu trúc phạm vi ảnh hưởng riêng biệt, giao thoa, và những người ảnh hưởng nguồn cho thấy giới tinh hoa toàn cầu được tổ chức như thế nào. Mô hình này có quyền lực lớn hơn so với các mô hình trên xuống đang thịnh hành trên thế giới. Những mô hình quyền lực này nếu tồn tại, sẽ dễ dàng nhận diện, quan sát và bộc lộ. Ngược lại mô hình phạm vi ảnh hưởng thả nổi (floating –spheres) lại không có sự kết dính, khó để thắt chặt giữa các thành viên. Nếu một thành viên cá nhân bị mất tín nhiệm vì các xì căng đan hoặc mất đi vị thế của mình trong xã hội, sẽ ngay lập tức bị hủy tư cách thành viên (với khả năng phục hồi sau đó) trong khi hệ thống vẫn tồn tại. Truyền thông không quan tâm đến việc làm sáng tỏ những hệ thống này, vì những phóng viên không thể hình dung ra nó và giám đốc các hãng truyền thông cũng là thành viên của hệ thống.

Một trong những suy nghĩ khác của những người theo thuyết âm mưu là giới tinh hoa toàn cầu này là những kẻ có dụng ý xấu. Vấn đề trầm trọng là mọi người không tin rằng giới tinh hoa đang làm điều tốt. Niềm tin này cách ly giới tinh hoa ra khỏi những bài tự kiểm tra.

Mặc dù giới tinh hoa toàn cầu là nơi kết dính những cá nhân kiệt xuất, chẳng hạn như George Soros, người tiếp cận với giới chính trị và tài chính của nhiều quốc gia, được xem là thành viên ưu tú trong giới tinh hoa. Mặc dù Soros không có một chức chủ tịch chính thức nào trong giới tinh hoa quyền lực (thực tế cũng không có ai đảm nhận chức vụ này), ông có thể tiếp xúc với giới tinh hoa ở mọi nơi trên thế giới, và những sáng kiến của ông mang màu sắc của vị kiến trúc sư xã hội Karrl Popper, làm cho ông được xem là bản mẫu tương tự của người cầm đầm nhóm tinh hoa. Những nhân vật tinh hoa ưu tú khác bao gồm Christine Lagarde, Michael Bloomberg, và Warren Buffett. Các tổng thống và thủ tướng không phải là không quan trọng nhưng họ đến rồi đi trong hệ thống tinh hoa. Những thành viên tinh hoa kiệt xuất này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng trong nhiều thập niên.

Chương trình nghị sự của giới tinh hoa này là gì? Chương trình nghị sự không thay đổi, được theo đuổi hàng thế kỷ bởi Caesar và Napoleon, và trong thế kỷ 20 là bởi Rockefeller, Roosevelt, và dòng họ Bush. Chương trình nghị sự này ngày nay được chuyển cho những định chế  dưới những cái tên nhẹ nhàng hơn như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Chương trình nghị sự là rất đơn giản: Đồng tiền thế giới, thuế thế giới và trật tự thế giới.

VÌ SAO VÀNG BIẾT MẤT VÀ LỖI HỆ THỐNG?

Tiền thế giới không phải là khái niệm mới, nó đã được đề cập đến nhiều lần trong lịch sử. Tiền thế giới chính là vàng. Chương trình nghị sự của giới tinh hoa là tích trữ vàng và sự thay thế của SDR (Quyền Rút Vốn Đặc Biệt) như là đồng tiền chung của thương mại và tài chính thế giới.

Những dạng tiền tệ khác, bao gồm gàu sò cạp, da, và giấy đã từng được sử dụng ở một số nơi và tại những thời điểm nhất định theo sự đồng thuận của bộ tộc hoặc quy định của pháp luật. Bất cứ loại trung gian nào cũng có thể là tiền giữa trên niềm tin vào giá trị của nó trong một số giao dịch tương lai. Nhưng vàng bất cứ lúc nào cũng là tiền, và ở tất cả mọi nơi trên thế giới, và vì thế là đồng tiền chung thế giới thật sự.

Trước thời kỳ Phục Hưng, tiền thế giới tồn tại dưới dang đồng tiền hoặc thỏi vàng kim loại quý. Caesars và các vị vua đã tích trữ vàng, trả nó cho lính và chiến đấu để giành được vàng, và trộm vàng từ những nơi khác. Đất đai là dạng của cải khác từ thời xa xưa. Tuy nhiên, đất không phải là tiền thực sự vì nó không giống như vàng, nó không dễ dàng chuyển đổi và không có một dạng thống nhất. Cách đây một thế kỷ, J.Pierpont Morgan đã tổng kết kinh nghiệm của người xưa trong một phát biểu khó hiểu. “tiền là vàng và không thể là thứ gì khác.”

Vào thế kỷ 14, giới ngân hàng Florentina (được gọi như vậy vì họ làm việc trên những chiếc ghế ở quảng trường Florence và những thành phố khác) chấp nhận gửi tiết kiệm vàng và ghi nhận thông qua các chứng chỉ vàng, một lời hứa trả lại vàng khi có yêu cầu. Các chứng chỉ vàng thuận tiện hơn để giao dịch so với vàng vật chất. Những chứng chỉ có thể được vận chuyển dường dài và rút vàng tại những chi nhánh ngân hàng của dòng họ Florentine ở Luân Đôn hoặc Paris. Chứng chỉ vàng của ngân hàng không phải là các khoản nợ không bảo đảm, mà là hóa đơn gửi vàng trong kho.

Các ngân hàng thời kỳ phục hưng nhận ra rằng, họ có thể sử dụng vàng của khách hàng cho những việc khác, chẳng hạn như cho các giới hoàng tộc vay. Điều này dẫn tới có nhiều chứng chỉ vàng hơn số vàng vật chất mà khách hàng gửi trong kho. Giới ngân hàng dựa trên thực tế là các chứng chỉ vàng không bị rút đồng loạt cùng một thời điểm và họ có thể nhận lại vàng từ các vị hoàng tộc và những người khác kịp lúc để đáp ứng yêu cầu rút vàng. Điều này đã sinh ra “tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng” theo đó vàng vật chất được nắm giữ là tỷ lệ của chứng chỉ vàng. Tại họa bắt nguồn từ đây.

Bất chấp sự phát triển của ngân hàng, chứng chỉ vàng, và tỷ lệ dự trữ, vàng vật chất vẫn đóng vai trò cốt lõi trong tiền thế giới. Giới hoàng tộc và những con buôn vẫn cất giữ những đồng tiền vàng trong ví và cất trữ các thỏi vàng trong hầm vàng. Các thỏi vàng và chứng chỉ vàng được hứa hẹn sẽ song hành cùng nhau.

Bạc thực hiện vai trò tương tự như đã nhìn thấy trong thành công của đồng đôla Tây Ban Nhat, là đồng tiền eight-real, được gọi theo tiếng Tây Ban Nha là real de a ocho, hoặc bằng một phần tám. Đồng đôla Tây Ban Nha có chứ 0.0885 ounce của bạc nguyên chất. Nó là đồng tiền 22 kara với tổng trọng lượng là 0.96 ounce do pha thêm một chút hợp kim nhằm làm tăng độ bền. Đế Chế Tây Ban Nha đã đặt ra đồng tiền real de a ocho nhằm cạnh tranh với đồng tiền Joachimsthakers của Đế Chế La Mã Thần Thánh. Đồng Koachimsthakers là đồng tiền bạc được đạt theo tên của thung lũng St.Joachim (là Thal trong tiếng Đức). Đồng tiền thế giới Joachimsthaler sau đó được gọi tắt là taler, cũng đồng nghĩa với từ “đôla” trong tiếng Anh.

Cả đồng tiền một phần tám của Tây Ban Nha và đồng taler của người Đức là tiền thân của đồng đôla bạc của người Mỹ. Đồng đôla Tây Ban Nga là tiền tệ chính thức tại Mỹ cho đến năm 1857. Cho đến năm 1997, sàn giao dịch New York vẫn còn giao dịch các cổ phiếu dưới dạng một phần tám của đồng đôla, là di sản của đồng tiền bạc một phần tám.

Đồng tiền bạc tương tự được chấp nhận ở Burgundy, Hà Lan (được gọi là leeuwendaalder hoặc “đồng đôla sư tử”), và Mehico ở thế kỷ 17. Đồng đôla Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi trong thương mại toàn cầu. Đồng bạc này gần như là đồng tiền duy nhất được chấp nhận ở Trung Quốc khi giao thương với những nhà sản xuất Trung Quốc cho đến thể kỷ 19. Trung Quốc đã đặt những đồng tiền của Tây Ban Nha vào trong lưu thông tiền tệ ở Trung Quốc. Nếu vàng là đồng tiền thế giới đầu tiên, thì bạc là tiền tệ thế giới đầu tiên.

Tính phổ biến của bạc dưới dạng chuẩn tiền tệ dựa trên cung và cầu. Vàng luôn luôn hiếm, bạc thì luôn sẵn có. Charlemagne đã sáng tạo nới lỏng định lượng từ thế kỷ 19 bằng cách thay thế vàng bởi bạc nhằm làm tăng cung tiền trong đế chế của ông. Tây Ban Nha làm điều tương tự trong thế kỷ 19.

Bạc là thứ hấp dẫn nhất của vàng. Bạc có dạng thuần nhất, mạnh mẽ, tương đối hiếm và bắt mắt. Sau khi Mỹ cấm vàng vào năm 1933, đồng tiền bạc được tự do trong lưu thông. Mỹ đã đúc ra các đồng bạc cứng 90% cho đến năm 1964. Việc phá giá đồng bạc bắt đầu từ năm 1965. Phụ thuộc vào từng đồng tiền cụ thể- một hào, một phần tư hoặc một nữa- và giảm tỷ lệ bạc từ 90% xuống còn 40% và thậm chí còn xuống 0% vào đầu những năm 1970. Kể từ đó, đồng tiền ở Mỹ trong lưu thông chỉ còn chứa đồng và niken.

Từ thời xa xưa cho đến giữa thế kỷ 20, người dân còn có thể sở hữu một số đồng tiền vàng hoặc bạc. Nhưng cho đến ngày nay, không còn đồng tiền vàng và bạc nào trong lưu thông. Những đồng vàng chỉ còn còn tồn tại dưới dạng thỏi vàng, vốn cũng chẳng mấy ai nhìn thấy nó.

Sự biến mất của vàng và bạc không loại bỏ đồng tiền thế giới. Chỉ là hình dạng của đồng tiền thế giới thay đổi. Song song với việc loại bỏ vai trò của vàng và bạc là nổi lên tiền giấy ngân hàng, hoặc còn gọi là tiền pháp định.

Tiền pháp định bị chỉ trích vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, khi Tổng Thống Richard Nixon tạm thời hủy bỏ việc chuyển đổi đồng đô la của người nước ngoài sang vàng vật chất. Việc đình chỉ này bản thân nó không phải là không tích cực khi Pháp và một số quốc gia khác đã hy vọng trở lại hệ thống bản vị vàng. Nước Mỹ về mặt kỹ thuật vẫn duy trì bản vị vàng dưới dạng đồng đôla bị phá giá từ 35 USD mỗi ounce vàng lên 38 USD mỗi ounce vàng vào ngày 18 tháng 12 năm 1971, theo Hiệp Định Smithsonian. Vào tháng 10 năm 1973, đồng đôla bị phá giá một lần nữa lên 42.22 USD mỗi ounce vàng. Những lần định giá này chỉ là hình thức vì nước Mỹ không bao giờ khôi phục lại việc chuyển đổi đôla sang vàng sau tháng 8 năm 1971. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1973, hầu hết các quốc gia thương mại lớn với Mỹ đã chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi. Vào tháng 6 năm 1974, IMF chính thức hủy bỏ vàng và chấp nhận hệ thống tiền tệ dựa trên Quyền Rút Vốn Đặc Biệt (SDR). (SDR được tạo ra từ năm 1969, lúc đầu có liên kết với vàng. Trước năm 1973, SDR chỉ còn là một dạng tiền giấy pháp định.) Vào năm 1976, Quốc Hội Mỹ sửa đổi đạo luật để loại bỏ tất cả tham chiếu về vàng và bạc khi định nghĩa tiền là đồng đôla.

Nhưng sự suy yếu của vàng trong vai trò của tiền là phức tạp hơn và thú vị hơn so với điều mà các nhà lịch sử học ghi chép. Tổng Thống Nixon và IMF là những người thực hiện xúc những xẻng đất cuối cùng lên nấm mồ của vàng. Hệ thống bản vị vàng cổ điển đã chết vào ngày 28 tháng 7 năm 1914, cùng với bức tối hậu thư của Đế Chế Áo-Hung gửi cho Séc bia và khơi mào cho Thế Chiến Thứ Nhất. Khoảng thời gian 60 năm từ 1914 đến 1974 được xem như quá trình mang áo tang cho vàng để chuẩn bị chôn cất. Giai đoạn này lát những viên gạch đầu tiên cho giới tinh hoa tạo ra những dạng mới của đồng tiền thế giới.

Sau bức tối hậu thư của Đế Chế Áo-Hung, các sự kiện sau đó rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát. Lệnh tổng động viên cho quân đội, xâm lược, tuyên bố chiến tranh diễn ra một cách nhanh chóng. Cho đến ngày 4 tháng 8 năm 1914, Anh Quốc, Pháp và Nga (những thành viên của Hiệp Ước Thân Thiện Ba Bên 1907) đã tham gia vào cuộc chiến với Liên Minh Trung Tâm bao gồm Đức, Áo-Hung, và Đế Chế Ottoman. Mỹ là quốc gia trung lập vào lúc này.

Việc tham chiến vào năm 1914 đã nói rõ vàng là người chiến thắng. Ngay lập tức, các quốc gia đình chỉ việc chuyển đổi các chứng chỉ sang vàng. Trong thời gian chiến tranh, các nền kinh tế sử dụng tiền giấy không có yêu cầu chuyển đổi sang vàng, một dạng vay mượn ép buộc từ phía người dân. Điều này có thể hiểu rằng, sau khi quốc gia giành được chiến thắng, việc chuyển đổi từ chứng chỉ sang vàng sẽ được khôi phục trở lại- mặc dù điều này sẽ là vấn đề nếu như quốc gia bại trận. Việc tranh giành vàng diễn ra từ đó. Người dân đổ xô chuyển đổi liên tục các trái phiếu chiến tranh sang vàng. Chiến tranh là vấn đề sống còn.

Có hai ngoại lệ quan trọng cho việc đinh chỉ chuyển đổi vàng vào năm 1914 là Mỹ và Anh Quốc vì những lý do hoàn toàn khác biệt.

Vào tháng 7 năm 1914, Luân Đôn là thị trường vốn lớn nhất thế giới không cần phải bàn cải. Những tờ hối phiếu Luân Đôn, những công cụ đầu tư định danh bằng Đồng Bảng Anh được bảo đảm bởi các ngân hàng hàng đầu của Anh Quốc, là trái tim của thị trường tiền tệ. Các hối phiếu định danh bằng đồng Bảng Anh giống như dầu nhờn bôi trơn cho bánh xe thương mại toàn cầu. Khi chiến tranh nổ ra, cơn hoảng loạn tài chính bắt đầu và việc hoãn trả nợ diễn ra khắp nơi.

Chính phủ Pháp đã bán các chứng khoán ở Luân Đôn để lấy đồng Bảng Anh và yêu cầu chuyển đổi sang vàng, sau đó vận chuyển tới Paris. Để có được vàng, các ngân hàng Anh Quốc phải bán các chứng khoán ở New York và hành động tương tự là chuyển đổi đôla sang vàng. Áp lực bán tháo dẫn đến buộc phải đóng cửa tất cả các thị trường chứng khoán lớn ở Châu Âu và New York. Nhưng nhu cầu về vàng vẫn không hề dịu đi.

Các quan chức bộ Tài Chính Anh Quốc và Ngân Hàng Anh Quốc ban đầu dự tính thực hiện đình chỉ chuyển đổi vàng. Nhưng John Maynard Keynes, nhà tư vấn cho Bộ Tài Chính lúc bây giờ, đã khẳng định một cách thuyết phục rằng Mỹ vẫn duy trì chuyển đổi vàng. Keynes hiểu vàng là loại tiền tốt nhất và đó là chìa khóa cho sự chiến thắng của quân đội. Khả năng của Luân Đôn trong việc tài trợ cho chiến tranh tùy thuộc vào niềm tin của các nhà đầu tư New York đối với độ tín nhiệm của chính phủ Anh Quốc.

Quan điểm của Keyness chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng. Vào tháng 10 năm 1915, Jack Morgan, con trai của Pierpont, đã tổ chức một khoản vay kết hợp 500 triệu USD cho Anh Quốc và Pháp, tương đương khoảng 11.7 tỷ USD theo giá trị đôla hiện nay. Dòng họ Morgan đã không hề huy động khoản tiền nào cho Đức.

Các ngân hàng Mỹ đã giải quyết nhu cầu vàng bằng khả năng tốt nhất có thể. Nhưng mọi việc trở nên phức tạp hơn khi tàu ngầm U-Boat[2] của Đức tấn công vào bờ biển Đại Tây Dương, gây khó khăn cho việc vận chuyển vàng đến Luân Đôn. Việc phòng vệ cho các tuyến tàu vận chuyển là không thể thực hiện được. Các tàu ngầm U-Boat cũng bắn phá các hoạt động xuất khẩu nông nghiệp đến Anh Quốc, khiến Mỹ phải đem vàng ngược trở lại. Trong cơn tuyệt vọng, Ngân Hàng Anh QUốc đã mở một chi nhánh tiền gửi tại Ottawa, Canada. Vàng được chuyển từ New York đến Ottawa bằng tàu lửa để tránh rủi ro tấn công của tàu U-Boat Đức.

Bộ Tài Chính Mỹ đã đưa ra kế hoạch bảo vệ được tài trợ bởi chính phủ để khôi phục trở lại hoạt động vận chuyển xuyên Đại Tây Dương. Những chủ đề tranh luận ở Anh Quốc cho rằng tích trữ vàng là hành động không yêu nước. Người dân được kỳ vọng sẽ để vàng lại trong ngân hàng. Tương tự, các ngân hàng đã đe dọa bằng khả năng đưa ra lệnh tịch thu sung công vàng nếu người dân tích trữ vàng và làm cho vàng không sẵn sàng cho các hoạt động thương mại.

Các đồng tiền vàng đã được rút ra khỏi lưu thông và luyện trở lại thành những thỏi vàng 400 ounce, là loại vàng chuyển giao đạt chuẩn (good delivery standard) của Luân Đôn kể từ đó. Các ngân hàng lúc đầu là khuyến khích, sau thì yêu cầu, chuyển giao số vàng của người dân tới Ngân Hàng Anh Quốc để cất trữ tại ngân hàng trung ương.

Các thỏi vàng vẫn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng trong lưu thông không còn các đồng tiền vàng. Chỉ những người giàu có mới có thể sở hữu được các thỏi vàng vì kích thước các thỏi vàng 400 ounce là quá khó để những người bình dân mua được.

Một số người cho rằng, sự vắng bóng của vàng do nhu cầu cấp bách thời chiến. Đến thời điểm kết thúc chiến tranh vào năm 1918, thói quen đã thay đổi. Thói quen mới là nắm giữ các chứng chỉ ngân hàng trở nên thâm căn cố đế, không chỉ riêng tại Anh Quốc, mà còn khắp nơi trên Châu Âu, và ngày càng tăng mạnh ở Mỹ. Vàng vẫn được sở hữu tư nhân, và các chứng chỉ vẫn được bảo đảm bằng vàng. Nhưng có một sự thay đổi. Sau năm 1918, vàng vật chất hầu như nằm dưới dạng các thỏi vàng cồng kềnh tại các ngân hàng, không hề được người dân chú ý đến.

Việc tập trung hóa vàng của người dân được đẩy lên đỉnh điểm vào ngày 5 tháng 4 năm 1933 khi Tổng Thống Frankling Roosevelt ban hành Sắc Lệnh 6102 yêu cầu người dân Mỹ chuyển số vàng sở hữu tư nhân sang cho đại diện chính phủ theo những yêu xử phạt khắt khe.

Người dân không phải là đối tượng duy nhất bị tịch thu vàng. Đạo Luật Dự Trữ Vàng năm 1934, được ký bởi Tổng Thống Roosevelt vào ngày 30 tháng 1 năm 1934, yêu cầu tất cả vàng đóng vai trò tiền tệ ở Mỹ, bao gồm vàng được nắm giữa bởi Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, phải được chuyển sang cho Bộ Tài Chính.

Mười hai Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang khu vực được sở hữu tư nhân có trụ sở từ Boston cho đến San Francisco có số vàng sở hữu được đóng góp lúc đầu bởi những chủ sở hữu ngân hàng khi Cục Dự Trữ Liên Bang thành lập vào năm 1913. Đạo Luật Dự Trữ Vàng năm 1934 yêu cầu Fed phải chuyển giao số vàng này sang cho Bộ Tài Chính và nhận lại các chứng chỉ vàng, là khoản mục xuất hiện trên bảng cân đối kết toán của Fed kể từ đó.

Đến năm 1936, Bộ Tài Chính đã có một lượng vàng lớn hơn khả năng cất trữ hiện tại. Vì vậy, hầm gửi vàng thỏi Mỹ tại Fort Knox, Kentucky, được khánh thành vào năm 1937 như là nơi cất trư an toàn cho số vàng tịch thu được vào năm 1933 và 1934. Những hầm vàng khác được xây dựng bởi US Mints, và những địa điểm quân sự tại West Point. Vàng trước đây nằm rãi rác khắp nơi trên nước Mỹ bây giờ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội Mỹ trong một số hầm vàng.

Trong giai đoạn từ năm 1914 đến 1934, vàng ở Mỹ chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu ngân hàng, rồi đến ngân hàng trung ương và cuối cùng là Bộ Tài Chính. Quá trình tương tự cũng diễn ra tại Anh Quốc và những nền kinh tế phát triển khác. Chính phủ làm cho vàng biến mất khỏi lưu thông.

Khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra vào năm 1939, việc chuyển đổi vàng, ở mức nào đó vẫn được duy trì, một lần nữa bị đình chỉ. Vận chuyển vàng giữa các quốc gia gần như bị ngừng lại.

Chỉ một số dealer lớn thực hiện kinh doanh vàng trong suốt Thế Chiến Thứ Hai là Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (BIS) ở Basel, Thụy Sĩ. BIS trở nên phát đạt khi làm môi giới vàng cho Đức Quốc Xã (Nazi), bao gồm vàng lấy từ người Do Thái và những nạn nhân bị tàn sát trong chiến tranh. Nguồn lợi nhuận này được sử dụng nhằm tài trợ cho nổ lực chiến tranh của Đức Quốc Xã. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, BIS được điều hành bởi một người Mỹ là Thomas McKittrick. Ngày nay, BIS vẫn là một đại diện quan trọng nhất trong việc chuyển giao vàng giữa các quốc gia giàu có và những ngân hàng lớn.

Cho đến khi kết thúc Thế Chiến Thứ Hai, vàng dần như biến mất khỏi lưu thông trong vai trò tiền tệ. Hiệp Định Bretton Woods vào tháng 7 năm 1944 tái giới thiệu bản vị vàng, ít nhất là ở cấp độ quốc gia, không phải dành cho người dân. Giá trị của mỗi đồng tiền của 44 quốc gia thành viên được neo cố định vào đồng đôla Mỹ. Đồng đola lại được neo cố định với vàng theo giá 35 USD đổi 1 ounce vàng. Vàng vẫn là tiền tệ thế giới, nhưng không còn xuất hiện trong lưu thông, chỉ còn đồng đôla trong lưu thông.

Trong vài thập niên tiếp theo, các đối tác thương mại của Mỹ thời hậu chiến đã kiếm được hàng tỷ đôla khi người Mỹ chi tiêu mạnh mẽ từ đài radio bán dẫn cho đến xe Volkswagen Beetles và rượu vang Pháp. Các quốc gia xuất khẩu tiến hành chuyển đổi số đôla của họ sang vàng. Trong nhiều trường hợp, vàng không hề được chuyển ra nước ngoài. Vàng vẫn nằm trên đất Mỹ tại hầm vàng Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang ở New York trên phố Liberty ở dưới tòa nhà Manhattan.  Tên người sở hữu được thay đổi từ Mỹ sang Nhật Bản như là một ví dụ, nhưng vàng vẫn nằm tại Mỹ. Một ngoại lệ là Pháp, đã yêu cầu lấy vàng và chuyển số vàng vật chất này về Paris, và hiện nay vẫn còn nằm ở Pháp.

Đến năm 1968, hệ thống Bretton Woods bị sụp đổ. Giống như làn sóng tháo chạy ở hệ thống ngân hàng, ngoại trừ ngân hàng là người gửi tiết kiệm vàng tại  hầm vàng Fort Knox. Thụy Sĩ và Tây Ban Nha tham gia với Pháp yêu cầu lấy lại số vàng của họ. Tổng Thống Nixon phải ra lệnh đóng cửa sổ vàng để ngăn chặn vàng rời khỏi Mỹ.

Những năm từ 1971 đến 1974 thực sự là khoảng thời gian rối ren. Những nền kinh tế hàng đầu lưỡng lự không biết có nên quay trở lại bản vị vàng hay là giữ tỷ giá hối đoái cố định hoặc tiến tới thả nổi tỷ giá.

Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods trùng với ảnh hưởng ngày càng lên của nhà kinh tế học Milton Friedman thuộc trường đại học Chicago. Friedman xây dựng danh tiếng học thuật của mình trong một nghiên cứu bất hủ có tựa đề A Monetary History of the United States, 1867-1960 (Lịch sử tiền tệ nước Mỹ), đồng tác giả với Anna Jacobson Schwartz. Friedman tán thành phong trào chính sách tiền tệ dựa trên lý thuyết định lượng về tiền (một lý thuyết được tạo bản lề bởi Irving Fisher và một số nhà kinh tế khác). Luận điểm của Friedman là Đại Suy Thoái được gây ra bởi chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức của Fed trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, và trong những năm sau đó.

Giải pháp của Friedman là tiền lỏng (elastic money). Ông cho rằng khả năng của các ngân hàng trung ương là tạo ra tiền khi cần thiết để giải quyết hậu quả của suy thoái và sự thiếu hụt tạm thời của tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Tiền lỏng có nghĩa là bỏ rơi vàng và tỷ giá cố định vì cả hai cơ chế này giới hạn khả năng ngân hàng trung ương mở rộng cung tiền.  Quan điểm của Friedman đã ảnh hưởng đến các phản ứng chính sách trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và những nhà điều hành tiền tệ của Fed về sau như Ben Bernanke, lẫn Janet Yellen.

Nghiên cứu học thuật của Friedman và lý thuyết tiền tệ của ông thực sự rất ấn tượng. Ông đã giành giải Noben kinh tế vào năm 1976.

Nhưng các giả định của Friedman đều bị lỗi. Những khuyến nghị chính sách dựa trên nghiên cứu của ông cho thấy không hiệu quả. Friedman tin rằng trong thị trường hiệu quả và kỳ vọng hợp lý, hai giả thiết đã bị gạt bỏ bởi dữ liệu và những tiến bộ trong khoa học kinh tế hành vi. Cụ thể, Friedman và cả trước ông là Fisher tin rằng vận tốc tiền là không đổi. Friedman không nhìn thấy vận tốc tiền biến động theo các hàm toán học do hành vi thích ứng của các thực thể tham gia thị trường. Không có vận tốc tiền ổn định, lý thuyết định lượng của tiền trở thành công cụ vô dụng, mặc dù lý thuyết này vẫn hữu ích khi quan sát kết quả thực nghiệm trong một số tình huống khác nhau.

Thật không công bằng nếu như chỉ trích Friedman về điểm mù này. Vận tốc tiền quan sát được ổn định trong suốt giai đoạn mà Friedman đang nghiên cứu, từ năm 1950 đến 1990. Vận tốc tiền chỉ trở nên bất ổn định sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 1998 và sự bất ổn này lại tiếp tục tăng lên sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Nhưng vận tốc tiền cũng đã sụt giảm mạnh vào đầu những năm 1930, một thực tế đáng ra Friedman phải biết. Khung thời gian quan sát của Friedman quá hẹp, và cuối cùng là không chính xác khi quan sát sự sụp đổ của vận tốc tiền so với vàng và các tỷ giá cố định vào những năm 1930, điều mà chính Friedman nhận định rằng làm giới hạn khả năng của Fed thực hiện nới lỏng tiền tệ.

Trong thế giới tiền tệ mới của Friedman, việc loại bỏ vàng và cơ chế tỷ giá cố định cho phép các ngân hàng trung ương có thể xác định một cách cẩn thận cung tiền nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng thực tối đa với điều kiện lạm phát thấp. Vào năm 1971, Tổng Thống Richard Nixon nói, “Tôi bây giờ là một thành viên trường phái kinh tế học Keynes”, là biến thể từ câu nói nổi tiếng của Friedman, “Tất cả chúng ta bây giờ đều theo thuyết kinh tế học Keynes.” Nixon cũng đã nói, “Tất cả chúng ta bây giờ đều theo kinh tế học Friedman.

Ảnh hưởng của Keynes về chính sách tài khóa và Friedman về chính sách tiền tê, trở thành làm tăng tính kiêu ngạo của kinh tế học. Không có vấn đề kinh tế vĩ mô nào của các quốc gia phát triển không thể giải quyết được bằng các áp dụng hợp lý việc chi tiêu và in tiền. Ngày nay, Keynes và Friedman trở thành những cánh tay trong lý thuyết hỗn hợp được gọi là tiền trực thăng (helicopter money).

Quan điểm của Friedman là nhân tố quyết định trong quyết định hủy bỏ vàng của IMF, và trong những quyết định đơn phương của các nền kinh tế lớn nhằm loại bỏ cơ chế tỷ giá cố định. Đến năm 1974, vết tích cuối cùng của hệ thống bản vị vàng đã biến mất. Cơ chế tỷ giá thả nổi là khung chuẩn. Tiền không còn được neo vào vàng, tiền thậm chí cũng không được neo vào đồng tiền khác. Tiền tệ trở nên không có mốc neo vì trong suy nghĩ của các nhà kinh tế học, điều này là không cần thiết.

Sau năm 1974, tiền là cái mà các ngân hàng trung ương đã đặt tên cho nó. Hệ thống tiền tệ đồng đôla phổ biến (de facto dollar standard) từ năm 1980 đến năm 2010 là theo hướng đi của hai chủ tịch Fed, Faul Volcker và Alan Greenspan, và hai bộ trưởng tài chính, James Bakers và Robert Rubin. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong những năm 1980 và 1990 dưới thời kỳ các đời Tổng Thống Reagan, Bush Cha, và Clinton là mạnh mẽ dưới hệ thống bản vị đồng đôla. Đến năm 2010, do chính sách chi tiêu lớn cho chiến tranh của Bush con và thâm hụt ngân sách của Obama, hệ thống bản vị đồng đôla tan rã thành cuộc chiến tranh tiền tệ ngày một trở nên dữ dội hơn kể từ đó.

Trong khoảng thời gian 60 năm từ 1914 đến 1974, vàng đi từ tiền của người dân, sang tiền của ngân hàng, rồi đến tiền của quốc gia và cuối cùng không còn là tiền. Kết quả cuối cùng là dị thường khi đứng trên quan điểm lịch sử. Tiền pháp định dựa trên những giả định lỗi của Friedman ít nhất nên bị tạm dừng.

LIỆU SDR CÓ TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN TOÀN CẦU THAY THẾ CHO USD

Lỗ hổng của đồng tiền thế giới trong 70 năm nên được lấp lại. Sự thay thế của tiền pháp định cho vàng từ năm 1974 mà các nhà học thuật đề xuất đã được các ngân hàng trung ương, các đối tác thương mại, và người dân tín nhiệm quá mức. Nhưng  giờ đây cả ba cột trụ này giờ đây đều mất niềm tin vào tiền pháp định. Tăng trưởng trì trệ, bong bóng các tài sản tài chính và mất cân bằng thu nhập, các đợt hoảng loạn tài chính, và chiến tranh tiền tệ là những hệ quả trước mắt khi thiếu đi đồng tiền thế giới. Giới tinh hoa toàn cầu đang thiết lập lại trật tự mới.

Đợt sụp đổ tiếp theo sẽ nhìn thấy sự trỗi dậy trở lại cảu đồng tiền thế giới. Kế hoạch của giới tinh hoa là viết lại “quy tắc của trò chơi” trong hệ thống tiền tệ quốc tế như đã làm vào năm 1922, 1944 và 1974. Nhưng công cụ được lựa chọn không phải là đồng đôla cũng không phải vàng, mà là SDR.

SDR được tao ra bởi IMF vào năm 1959 nhằm khôi phục lại sự sụt giảm niềm tin vào đồng đôla. Các quốc gia kiếm được đồng đôla từ xuất khẩu đã bán tháo đồng đôla để lấy vàng. Không có đủ vàng hỗ trợ cho thương mại toàn cầu tại mức giá cố định 35 USD mỗi ounce. Giải pháp là lờ đi tình trạng thiếu hụt, định giá lại giá vàng, hoặc bỏ nó đi. Mỗi cách thức đều không được chấp nhận bởi một hoặc nhiều nền kinh tế lớn vào lúc đó. Vì vậy, giải pháp thứ tư là đưa ra đồng SDR. Mục tiêu là tạo ra một tài sản dự trữ không phải đồng đôla cũng không phải vàng, mà là một loại hỗn hợp. Đồng SDR đồng thời xoa dịu tình trạng dư thừa đồng đôla và thiếu hụt của vàng. SDR là một loại tiền của IMF được liên kết với một số lượng vàng cố định. Tên gọi “vàng giấy” được gắn liền với SDR bắt đầu từ đó.

Đến năm 1973, việc liên kết ban đầu của SDR vào vàng bị hủy bỏ. SDR giờ đây cũng chỉ là một dạng tiền giấy được in bởi IMF. Tuy nhiên, đồng SDR vẫn được duy trì. Một vài nhà quan sát tin rằng SDR được bảo đảm bằng một giỏ tiền tệ lớn. Thực tế không phải vậy. Giỏ tiền tệ này chỉ được sử dụng làm căn cứ xác định tỷ giá của đồng SDR. Đồng SDR không hề được bảo đảm bằng bất cứ loại tiền tệ lớn nào. SDR được in bởi IMF ở mức nào là phụ thuộc vào sự tán thành của ban giám đốc của IMF.

Đồng SDR không được phát hành thường xuyên. Chỉ có 4 lần trong 70 năm qua kể từ khi đồng SDR ra đời. Lần phát hành gần nhất là vào tháng 8 năm 2009, gần với đáy của cuộc khủng hoảng toàn cầu sau đợt hoảng loạn năm 2008; lần phát hành trước đó nữa là vào năm 1981. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2016, có 204.1 tỷ SDR được lưu hành tương ứng khoảng 285 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay.

Một đặc điểm hấp dẫn của đồng SDR là nó giải quyết được tình thế tiến thoái lưỡng nan Triffin. Một vấn đề kinh tế hóc búa được nêu bởi nhà kinh tế học người Bỉ là Robert Triffin tại phiên điều trần trước Quốc Hội Mỹ vào năm 1960. Triffin nhận thấy quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ toàn cầu khi thâm hụt thương mại với thế giới sẽ cung cấp vừa đủ đồng tiền dự trữ cho hoạt động thương mại bình thường của thế giới. Nhưng khi quốc gia này bị thâm hụt kéo dài sẽ phá vỡ niềm tin. Trong bối cảnh này, các đối tác thương mại sẽ mất niềm tin vào sự ổn định của đồng tiền dự trữ và từ bỏ nó để đổi lấy đồng tiền ưa thích hơn. Đồng SDR giải quyết vấn đề này vì người phát hành ra nó là IMF, không phải là một quốc gia và cũng không có thâm hụt thương mại. Không có đường biên giới hạn tin tưởng cho số SDR được phát hành. IMF không có đối tác thương mại nào chối bỏ đồng tiền của họ. IMF nhận được sự ủng hộ của tất cả các đối tác thương mại.

Đồng SDR không được phát hành nhằm thực thi chính sách tiền tệ thông thường. Chúng không được phát hành nhằm giải cứu một công ty tư nhân hoặc thậm chí một quốc gia cụ thể. SDR tồn tại chủ yếu nhằm cung cấp thanh khoản từ không khí khi có một cuộc khủng hoảng thanh khoản hoặc mất niềm tin ở các dạng tiền tệ khác. Đồng SDR là đồng tiền thế giới giống như đội tàu chữa cháy dội nước lên các hỏa ngục tài chính.

Các đồng SDR là sự bổ sung hoàn hảo cho kế hoạch đóng băng ice-nine.  Trong đợt sụp đổ tiếp theo, hệ thống tài chính lúc đầu sẽ bị đóng băng vì các ngân hàng trung ương không thể bơm thêm thanh khoản vào hệ thống như trong quá khứ. G20 sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp, như đã xảy ra vào tháng 11 năm 2008, và hướng dẫn cho IMF tiến hành bơm thanh khoản vào hệ thống bằng đồng SDR. Nếu thành công, các ngân hàng và các nhà môi giới sẽ dần dần hoạt động trở lại. Khách hàng sẽ được phép lấy lại tiền mặt. Các giao dịch bằng tiền mặt và chứng khoán vẫn sẽ định danh bằng đồng đôla, euro và đồng yên. Phía sau bức màn thành công nay, thế giới sẽ trở thành một bộ mặt khác. Đồng SDR, chứ không phải là đồng đôla, sẽ trở thành điểm tham chiếu, hoặc thước đo cho các hoạt động thương mại và tài chính thế giới.

Đồng đôla sẽ trở thành đồng tiền nội địa giống như đồng peso Mehicô. Giá trị của các đồng nội tệ sẽ được đo lường theo đồng SDR được kiểm soát bởi G20. Hướng đi này sẽ xuất phát từ nhóm gồm Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nga và một số quốc gia thành viên khác. Đây sẽ là quá trình chuyển đổi trơn tru chỉ có ít người hiểu được. Sớm hơn là muộn, thị trường trái phiếu SDR sẽ nổi lên để hấp thụ các khoản dự trữ toàn cầu.

Việc chuyển đổi này có thể diễn ra trong vài thập niên. Việc phát hành đồng SDR vào những năm 1970-1972, 1979-1981 và 2009 nhận được sự ủng hộ bởi Soros và các bạn bè của ông. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2009, Tim Geithner, sau này là Bộ Trưởng Tài Chính Mỹ, đề nghị không mở rộng sử dụng đồng SDR. “Chúng ta đã thực sự mở rộng khá nhiều” là câu trả lời của Tim Geither trước câu hỏi từ phóng viên liệu có nên tiếp tục phát hành SDR nữa hay không? Câu trả lời này không nên được hiểu một cách triệt để : Chỉ là một bước nhỏ trong con đường từ từ phá hủy đồng Đôla.

Một bước khác trên con đường tới đồng tiền thế giới là quyết định của ban điều hành IMF vào tháng 11 năm 2015 là đưa đồng Nhân Dân Tệ vào làm đồng tiền tham chiếu trong giỏ SDR. Những đồng tiền khác là Đôla, Euro, Yên Nhật và Đồng Bảng Anh. Quyết định này thuần túy mang tính chính trị. Đồng Nhân Dân Tệ không đáp ứng bất cứ tiêu chuẩn nào cho tiền tệ dự trữ đúng nghĩa và chắc chắn không đáp ứng các tiêu chuẩn trong thập niên tới. Một đồng tiền dự trữ yêu cầu thị trường trái phiếu nước ngoài thanh khoản, phát triển mạnh, với các công cụ phòng hộ, tái tài trợ (repo financing), trung tâm thanh toán, và nền tảng pháp luật tốt. Trung Quốc không có các tiêu chuẩn trên. Không có nền tảng cấu trúc cho thị trường trái phiếu, những người nắm giữ các đồng tiền dự trữ ít có công cụ để đầu tư.

Tuy nhiên, động thái mang tính chính trị của IMF đối với đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc là quan trọng.  Quyết định này nhằm vỗ về Trung Quốc rằng, họ là thành viên toàn diện của hệ thống tiền tệ quốc tế. Chỉ vài tuần sau quyết định của IMF đưa đồng Nhân Dân Tệ vào giỏ SDR, ông Paul Ryan, người phát ngôn của Nhà Trắng Mỹ, nhanh chóng nhét một điều khoản vào trong gói dự luật ngân sách nhằm tăng quyền bỏ phiếu cho Trung Quốc tại IMF. Quyền thành viên lớn hơn của Trung Quốc trong IMF sẽ giúp cho hệ thống tiền tệ vận hành tốt hơn.

Chiến thắng của sức mạnh Trung Quốc là do những nỗ lực không ngừng nghr trong việc tích trữ vàng từ năm 2006, vốn được hiểu ngầm là mức phí đầu tiên để tham dự IMF. Các quan chức Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn trên phương diện chính thức luôn miệt thị vàng. Tuy nhiên, họ chính là những nền kinh tế đang tích trữ vàng như là bằng chứng cho thấy họ đang e sợ một ngày niềm tin vào tiền giấy sẽ chết. Nước Mỹ có hơn 8,000 tấn vàng, Khu vực đồng tiền chung Euro có hơn 10,000 tấn vàng, và IMF có hơn 3,000 tấn vàng. Trung Quốc đang tích trữ hơn 4,000 tấn vàng, bằng nhiều con đường khác nhau, và đã có được một ghế trong IMF cùng với sức mạnh của vàng và đồng SDR.

Một khía cạnh lạ kì về sự trỗi dẫy của đồng SDR trong vai trò đồng tiền thế giới là không có người dân nào có thể sở hữu nó. SDR được phát hành bởi IMF cho các quốc gia. IMF cũng có quyền để phát hành SDR cho những tổ chức đa phương bao gồm Liên Hợp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới. Đổi lại, Liên Hợp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới có thể chi tiêu SDR cho các chương trình chống biến đổi khí hậu và kiểm soát dân số. Bên nhận đồng SDR có thể sử dụng chúng để chi trả cho một quốc gia khác hoặc hoán đổi đồng SDR để lấy một đồng tiền tệ lớn mà họ cần. Người dân không thể có đồng SDR và cũng chưa bao giờ có nó.

Lúc này, thị trường tư nhân của SDR sẽ phát triển. Những doanh nghiệp lớn như GE, IBM và Volkswagen sẽ phát hành các trái phiếu định danh bằng đồng SDR. Những ngân hàng lớn như Goldman Sachs sẽ tạo ra các thị trường trái phiếu định danh bằng đồng SDR và thiết kế các hợp đồng phái sinh bằng đồng SDR cho mục đích phòng hộ. Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng SDR trong ngân hàng sẽ mở rộng theo cách tương tự như tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Eurodollar đã mở rộng trong những năm 1960. Một điều không thể nhận thấy, đồng đôla sẽ chỉ còn là một đồng tiền nội tệ giống như các đồng tệ khác. Những giao dịch quan trọng sẽ được thực hiện bằng đồng SDR. Đồng tiền thế giới thấp thỏm hình thành.

Các quỹ phòng hộ và tỷ phú đôla công nghệ cao sẽ nhận ra họ chỉ còn là những tỷ phú đôla mà thôi. Bản thân đồng đôla sẽ bị phá giá so với đồng SDR, vốn được kiểm soát bởi một nhóm nhỏ các quốc gia. Đồng tiền thế giới nghĩa là đồng đôla có giá trị nào sẽ do G20 và IMF quyết định . Chỉ có vàng là miễn nhiễm.

[1] Người dịch: Câu lạc bộ Bilderberg, được cọi là nơi tập hợp những nhân vật giàu có và ảnh hưởng nhất hành tinh. Nó được xem là một chính phủ bí mật của thế giới. Cuộc họp đầu tiên của câu lạc bộ này diễn ra tại khách sạn Bilderberg (Hà Lan) vào tháng 5 năm 1954, và đó là lý do được đặt làm tên gọi của nhóm. Hạt nhân của CLB là những thành viên thường xuyên, những người luôn tham gia họp mặt đầy đủ mỗi năm (theo một số nguồn tin khác nhau, tổng số hội viên CLB này có khoảng từ 80-130 người). Một phần ba trong số này là các chính trị gia có ảnh hưởng trên thế giới, số còn lại thường đại diện cho giới công nghiệp, tài chính và khoa học. Theo một số nguồn tin, trong hàng ngũ các thành viên của CLB Bilderberg hiện đang có Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel, Bill Clinton, George Soros, Donald Rumsfeld, Rupert Murdoch, những quan chức đứng đầu các tập đoàn như Coca-Cola, hay Daimler-Chrysler, IBM cũng như lãnh đạo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), EU, những tập đoàn truyền thông đại chúng hàng đầu thế giới.

[2] Người dịch: U-boat là phiên âm tiếng Anh của tên tiếng Đức U-Boat, viết tắt của từ Unterseeboot (cũng  là underseeboat trong tiếng Anh). Tuy nhiên, U-Boot liên hệ đến mọi loại tàu ngầm còn U-Boat để chỉ riêng các tàu ngầm quân sự của Đức trong chiến tranh Đệ Nhất và thế chiến thứ hai. Tàu U-boat có thể hiệu quả trong chiến tranh kinh tế, khi dùng để phong tỏa bờ biển nhằm chống chuyên chở đường biển. Mục tiêu của Uboat là chống tiếp trợ của Mỹ đến Anh QUốc.

XEM LẠI PHẦN 1

[NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG 2018]: GIỚI TINH HOA CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH “ĐÓNG BĂNG ICE-NICE” NHƯ THẾ NÀO

Trả lời