Guy Spier: “Checklist là cầu dao cuối cùng trong quá trình quyết định của tôi”

Ngay cả khi đã ở trong một môi trường được bố trí cẩn thận và có một bộ nguyên tắc đầu tư, chúng ta cũng sẽ làm mọi chuyện rối tung lên. Não bộ đơn giản là không được thiết kế để lúc nào cũng hoạt động theo logic với mọi kết quả khả dĩ xuất phát từ quyết định đầu tư của chúng ta. Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh và tài chính, kết hợp với sự phi lý trí của chúng ta khi đối mặt với các vấn đề tiền bạc, đảm bảo rằng con người sẽ mắc phải hàng loạt sai lầm ngớ ngẩn. Thói quen và và quy trình chỉ giúp ta đi đúng hướng nhưng có một công cụ đầu tư quý giá gọi là: checklist (danh sách kiểm tra).

Mục đích của checklist là tránh những sai lầm nghiêm trọng và có thể tránh được. Trước khi đi đến quyết định cuối cùng là mua cổ phiếu, tôi giở checklist ra và cố gắng rà soát lại nhằm ngăn bộ não không đáng tin cậy của mình không bỏ sót một dấu hiệu cảnh báo nào đó. Checklist là cầu dao cuối cùng trong quá trình ra quyết định của tôi.

Ý tưởng và tầm quan trọng của checklist trong đầu tư không phải do Guy Spier nghĩ ra mà Atul Gawande, một cựu sinh viên Oxford và là bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Bringham and Women ở Boston (đồng tời là một giáo sư phẫu thuật tại Đại học Y Khoa Harvard. Vào tháng 12/2007,Gawande đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “The Checklist” trên tờ The New Yorker, nhằm khai phá một vấn đề vừa sâu sắc vừa thực tế. Ông nói: “Chuyên ngành hồi sức cấp cứu đã phát triển rất xa vượt qua sự phức tạp thông thường đến nỗi việc tránh sai sót thường nhật cũng là nhiệm vụ bất khả thi ngay cả với những chuyên gia cao cấp”. 

Trước những vấn đề nhàm chán dễ bị bỏ qua, não bộ con người xuất hiện tình trạng “no brainer” nghĩa là “không cần phải suy nghĩ gì thêm”. Đó là lý các bác sĩ thường bỏ qua những quy trình đơn giản với các bệnh nhân, điều có thể lấy đi tính mạng của họ. Để giảm thiểu sai sót, ngày nay các bệnh viện đều sử dụng bản checklist để ngăn ngừa. Checklist là bước giúp các bác sĩ hồi tưởng lại những vấn đề cơ bản nhất.

Ý tưởng sử dụng checklisht đã xuất hiện trong nhiều ngành nghề. Từ bác sĩ, phi công, quân sự…Bạn đọc có thể tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc của Checklist trong cuốn sách nổi tiếng The Checklist Manifesto: How to Get Things Right — Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh.

Guy Spier đã phát hiện ra tầm quan trọng của Checklist trong đầu tư khi theo đuôi Mohnish Pabrai và sư phụ “Warren Buffett”. Trong cuốn sách ” Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị (The Education of a value investors)”, ông mô tả: “Mohnish theo đuổi ý tưởng bản checklish một cách nghiêm túc đến khắc nghiệt. Ông bắt đầu tập hợp một nhóm những người giống chúng tôi để nhớ lại thật nhiều những sai lầm đầu tư mà chúng tôi đã mắc phải. Trong mỗi trường hợp, chúng ta phải tìm cho ra vì sao sai lầm đó xảy ra và xem liệu có một nguyên nhân nào mà chúng tôi nên nhìn thấy từ trước rồi hay không. Đôi khi nhìn lại những tình huống mà tôi đã bỏ qua những đầu mối nghiêm trọng, tôi lắc đầu và tự hỏi: “Sao mình lại không thấy điều đó nhỉ)”?

Một câu hát trong bài nhạc đồng quê của Bobby Bare giải thích tại sao con người thường hay mắc phải các sai lầm cũ: “Tôi không bao giờ lên giường với một người phụ nữ xấu, nhưng tôi chắc chắn sẽ có vài lần trong đời thức dậy và thấy người phụ nữ nằm bên cạnh mình chẳng đẹp tí nào.”

Trong thế giới đầu tư, việc mắc phải các sai lầm rất dễ bởi “bộ não của người nghiện”. “Viễn cảnh kiếm được tiền đây ma mị có thể kích thích cùng một cơ chế tưởng thưởng trong não bộ giống hệt như khi phê thuốc, khiến bộ não lý trí lờ đi những chi tiết tưởng như không liên quan nhưng thực chất rất liên quan. Không cần phải nói, trạng thái tinh thần này không phải là điều kiện tối quan trọng và hoàn hảo cho việc thực hiện các phân tích đầu tư rủi ro lạnh lùng và vô cảm”

Mohnish, cuối cùng đã lập được một bản checklist gồm 6 nhóm lớn, bao gồm những yếu tố như đòn bẩy và ban điều hành. Đó là một tài sản trí tuệ vô giá. bản Checklist của tôi cũng vay mượn đến mức không biết xấu hổ từ ông ấy, bao gồm 70 mục, nhưng vẫn đang tiếp tục phát triển. Trước khi bật đèn xanh cho một vụ đầu tư nào, tôi lấy bản checklist từ máy tính hoặc từ hồ sơ bàn làm việc để xem có thiếu sót gì không. Đôi khi quy trình này chỉ tốn khoảng 15 phút, nhưng nó giúp tôi loai bỏ hơn chục vụ đầu tư mà suýt tí nữa tôi đã quyết định đổ tiền vào đó. Ví dụ một trường hợp điển hình, tôi đi đến kết luận: “Ok cổ phiếu này trượt 4 câu trong bản checklist” và thế là tôi không đầu tư vào đó. Nhưng cũng cần phải nói, đây không phải là một quy trình mang tính hệ thống, rạch ròi trắng đen.

Do mắc chứng ADD, tôi khám pha ra rằng não bộ có một cơ chế lươt qua một số loại thông tin, ví dụ như thông tin kém quan trọng như chìa khóa nằm ở đâu. Điều này cũng xảy ra trong đầu tư. Bản checklist vô giá vì nó tái định hướng và thách thức sự chú ý hay đi lạc của nhà đầu tư một cách có hệ thống. Checklist giúp nhà đầu tư kìm hãm nhưng ham muốn bốc đồng.

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị (The Education of a Value Investor)

 

Trả lời