[Công việc trader phải làm cuối năm] Làm Thế Nào Để Tiến Hành Phân Tích Hậu Giao Dịch Đúng Cách

“Cách duy nhất để bạn có được bài học thực sự trên thị trường là đầu tư bằng tiền thực, theo dõi kết quả giao dịch và học hỏi sai lầm.” —Nhà Đầu Tư Huyền Thoại JESSE LIVERMORE

“HÃY NÓI CHO TÔI BIẾT, BẠN CÓ GHI CHÉP NHẬT KÝ GIAO DỊCH HAY KHÔNG, TÔI SẼ TRẢ LỜI CHO BẠN BIẾT BẠN LÀ NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG HAY THUA LÕ”

Thậm chí các nhà đầu tư thành công nhất cũng phạm phải sai lầm, nhưng điểm khác biệt là học biết cách học hỏi từ nó. Đó là lý do tại sao sau hàng thập niên đầu tư, nhà sáng lập IBD, William O’Neil và đội ngũ quản lý danh mục của ông vẫn tiếp tục thực hiện phân tích hậu giao dịch cho mỗi giao dịch. Đây đơn giản là cách tốt nhất (và có lẽ là duy nhất) để trở thành nhà đầu tư thành công trong dài hạn. Vì thế, chỉ cần bạn ghi chép thật kỹ các giao dịch của mình và xem xét lại (review) chúng ít nhất một năm một lần.

Chỉ cần bạn phát hiện và sửa chữa một hoặc hai sai lầm thường gặp, bạn có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận kiếm được. Có thể bạn đang mua cổ phiếu khi thị trường chung đang suy yếu và nắm giữ cổ phiếu thua lỗ trong thời gian tương đối dài.

Bất kể vấn đề là gì, đừng bao giờ nản chí. Mỗi lần bạn giải quyết được một trong sai lầm của ngày hôm qua, bạn đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cho ngày mai.

Trên thị trường tài chính, không người thầy nào tốt hơn chính bạn. Học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm là mấu chốt để thành công. Phù THủy Mark Minervini từng nói với các học trò: “Đừng bao giờ đến gặp tôi nếu không ghi chép nhật ký giao dịch”. Vì lúc này, mọi bài giảng đều trở nên vô nghĩa vì bạn sẽ liên tục “quen béng nó” và tái phạm các sai lầm.

Phù Thủy Chứng Khoán Mark Minervini: Đừng bao giờ đến gặp tôi nếu không ghi chép nhật ký giao dịch

5 Câu Hỏi Giúp Bạn Thực Hiện Tốt Các Phân Tích Hậu Giao Dịch (Post-Analysis)

Tuy nhiên, không phải ai biết cách phân tích hậu giao dịch đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn từ Matthew Gagalni và William O’Neil để bạn làm tôt hơn phần việc quan trọng này. Có một vài câu hỏi cơ bản giúp bạn nhận ra một số thói quen cần khắc phục.

  1. Thị trường có đang ở trong xu hướng tăng khi bạn mua cổ phiếu?

Đừng chiến đấu với ngài thị trường! Khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm, ngài thị trường sẽ khiến phần lớn các cổ phiếu giảm theo. Vì thế, bạn có thể làm tăng khả năng chiến thắng đơn giản bằng cách chỉ mua cổ phiếu khi hộp Nhịp Đập Thị Trường chuyển sang dòng trạng thái: “Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận.”

  1. Liệu cổ phiếu có đặc điểm CANSLIM khi bạn mua hay không?

Để tìm kiếm các siêu cổ phiếu trong tương lai, bạn phải quan sát các cổ phiếu có đầy đủ 7 đặc điểm CANSLIM và “những hòn đá tảng” mà chúng ta đã thảo luận: Tập trung vào những cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận lớn, các sản phẩm mới mang tính cách mạng và được các nhà đầu tư tổ chức hào hứng mua vào.

  1. Bạn có mua cổ phiếu tại điểm mua hợp lý?

Hầu hết các siêu cổ phiếu tạo ra sóng tăng giá mạnh mẽ ngay khi chúng xảy ra điểm phá vỡ thoát ra khỏi mẫu hình chiếc cốc-tay cầm, mẫu hình hai đáy hoặc nền giá phẳng. Nếu bạn không sử dụng đồ thị để xác định những điểm giao dịch sinh lợi này, bạn chắc chắn sẽ đẩy bản thân vào tình huống nguy hiểm. Đồ thị sẽ chứng minh câu nói: “Định thời điểm thực sự là tất cả.”

Nếu bạn gặp phải vấn đề đối với một cổ phiếu, hãy quay trở lại và xem nó có vượt qua được bài kiểm tra Danh Sách Tín Hiệu Mua hay không tại thời điểm bạn mua nó hay không:

  • Liệu bạn có mua quá trễ hay không- tức là sau khi cổ phiếu đã tăng hơn 5% so với điểm mua lý tưởng?
  • Liệu bạn có mua quá sớm hay không- tức đang cố gắng dự đoán trước điểm phá vỡ?
  • Khối lượng tại điểm phá vỡ có cao hơn ít nhất 40%-50% so với khối lượng giao dịch bình quân?
  • Đây có phải là nền giá cuối hay không?
  • Có nhiều lỗi nghiêm trọng bên trong nền giá hay không, chẳng hạn như hành động giá rộng và lỏng hoặc có nhiều ngày phân phối (bán)?
  • Liệu bạn có đang nắm giữ một cổ phiếu chỉ vì nó có tăng trưởng lợi nhuận tốt và sản phẩm vĩ đại, ngay cả khi giá cổ phiếu đang sụt giảm và đồ thị phát ra nhiều tín hiệu bán rõ ràng?

Bất kể vấn đề là gì, đừng mắc kẹt trong sai lầm của bạn. Hãy sửa chữa nó! Một điểm bắt đầu tốt là luôn bảo đảm cổ phiếu đã vượt qua bài đánh giá của Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Mua trước khi bạn mua nó.

4.  Bạn có đang tuân theo các quy tắc bán đúng đắn?

Có thể cảm xúc của bạn đang lấn át lý trí, và bạn để cho một khoản lỗ nhỏ biến thành khoản lỗ lớn. Hoặc có thể bạn bán quá sớm. Cổ phiếu bạn từng mua bắt đầu có sóng tăng giá mạnh mẽ mà “không có bạn ở trên tàu”.

Điều đó thật chán nản, nhưng có một tin tốt dành cho bạn. Tất cả những vấn đề này đều có thể sửa chữa được bằng cách sử dụng những quy tắc bán được thời gian kiểm chứng. Bạn có thể bắt đầu sử dụng những quy tắc quan trọng nhất ngay bây giờ bằng cách sử dụng Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Bán.

5. Bạn có tránh xa các cổ phiếu bị thị trường lãng quên (laggard) và tập trung tiền vào các siêu cổ phiếu đang có thành tích tăng giá tốt nhất?

Đây là một sai lầm phổ biến và tốn kém mà rất nhiều nhà đầu tư mắc phải, khi bán các siêu cổ phiếu trong khi kiên trì nắm giữ các cổ phiếu bị thị trường lãng quên (laggard stock). Chính xác bạn nên làm điều ngược lại. Để tạo dựng một danh mục chiến thắng, trước hết hãy bán nhanh các cổ phiếu yếu và thua lỗ.

Cắt lỗ nhanh và tìm kiếm cơ hội ở những siêu cổ phiếu đang có thành tích tăng giá tốt nhất (khi chúng đang thiết lập các điểm mua thay thế như: giá đóng cửa thắt chặt trong 3 tuần hoặc hiện tượng kéo ngược). Nói cách khác: hãy tối đa hóa tỷ suất sinh lợi bằng cách đặt cược lớn nhất vào các siêu cổ phiếu.

Ví dụ thực tế từ hoạt động giao dịch của tôi

Mỗi người sẽ có những sai lầm riêng, Tuy nhiên, về tổng thể có những sai lầm cực kỳ phổ biến mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mắc phải.

21 sai lầm nhà đầu thường mắc phải

Vâng, đầu  tư thành công yêu cầu bạn phải tuyệt đối trung thành với phương pháp riêng của mình. Đối với tôi, một người theo trường phái đầu tư theo đà tăng trưởng hay CANSLIM. 3 Giá trị cốt lõi là mà O’Neil gọi là 

Kế Hoạch Cơ Bản Để Kiếm Tiền Từ Các Cổ Phiếu

Bước 1: Chỉ mua cổ phiếu khi thị trường chung được xác nhận ở trong xu hướng tăng giá.

Bước 2: Chỉ mua các cổ phiếu có đặc điểm CANSLIM khi chúng tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi các mẫu hình giá tốt.

Bước 3: Chủ yếu thực hiện chốt lãi 20%-25% và luôn cắt lỗ 7%-8% mà không có ngoại lệ.

Trong 21 sai lầm mà O’Neil chỉ ra, sai lầm cơ bản nhất thứ 8 là: “KHÔNG CÓ QUY TẮC ĐỂ XÁC ĐỊNH KHI NÀO SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA THỊ TRƯỜNG CHUNG LÀ CHỈ MỚI BẮT ĐẦU HOẶC KHI NÀO SỰ GIẢM GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐÃ KẾT THÚC VÀ MỘT XU HƯỚNG TĂNG GIÁ MỚI ĐƯỢC XÁC NHẬN.”

Nói cách khác, mọi khoản lỗ của bạn đều xuất phát từ việc bạn xác định sai xu hướng thị trường chung. Theo O’Neil có đến xác suất 75% mã cổ phiếu sẽ di chuyển theo xu hướng thị trường chung, bất kể là tăng giá hay giảm giá.

Mọi người rất ngạc nhiên, khi phân tích hậu giao dịch yêu cầu bạn phải trả lời câu hỏi rất đơn giản nhưng cực kỳ cốt lõi này. “Thị trường có đang ở trong xu hướng tăng khi bạn mua cổ phiếu”.  Xu hướng tăng được xác nhận khi có ngày bùng nổ theo đà FTD.

Vâng, tôi giở nhật ký giao dịch ra và xem lai thời điểm của các giao dịch đã thực hiện trong năm 2018. Điều tuyệt vời nhất mà tôi từng làm trong năm 2018 chính là đảm bảo được điều này. Tôi luôn mua cổ phiếu sau khi VNIndex hoặc HNXINDEX có ngày bùng nổ theo đà. Cho thấy kỹ năng nhận diện xu hướng thị trường của tôi rất tốt. 

Tuy nhiên, tôi phạm phải sai lầm ở câu hỏi số 2: Liệu cổ phiếu có đặc điểm CANSLIM khi bạn mua hay không. Phần lớn các cổ phiếu tôi mua thỏa mãn điều này nhưng vẫn có sai sót  ở một số mã cổ phiếu. Ví dụ

BVH mua vào ngày 30/11/2018: Cụ thể

  • Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 104 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 942 tỷ đồng, giảm sút 27.2% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm ngoái.
  • LNST: 2015 (1,128 tỷ); 2016 (1,164 tỷ) và 2017 là 1,603 tỷ đồng. CARG 3 năm là 19%, chưa đủ mức chuẩn 25%.
  • ROEA năm 2017 chỉ 11%… Không đạt chuẩn 17%

Rồi các mã khác như STB ngày 4.6.2018… Bạn nên kiểm tra xem cổ phiếu bạn mua quý hiện tại có tăng trưởng lợi nhuận đột biến không? Sự tăng tốc của tăng trưởng lợi nhuận qua các quý, ROE có đạt chuẩn ….?

Ở câu hỏi số 3, tôi có mua ở vùng giá hợp lý. Chắc chắn ai cũng sẽ phạm phải sai lầm này mà thôi. Hãy chỉ ra một số mã cổ phiếu mà bạn đã mua rượt đuổi khi cổ phiếu chạy giá quá xa điểm mua lý tưởng. Phần lớn đều do sự bốc đốc mà chúng ta không kiềm chế được.

Ví dụ, tôi đã phạm phải sai lầm này ở mã cổ phiếu mã cổ phiếu CEO. Nếu tôi mua theo mẫu hình tam giác thì điểm mua lý tưởng năm ở mức 12.76 trong khi tôi mua ở giá 14.5 khi giá tăng mạnh đi kèm volume tăng đột biến. Cảm xúc vì theo dõi trong phiên đã làm tôi không tự chủ được mình. 

Ngoài ra CEO cũng là một minh chứng cho mẫu hình giao dịch tôi thường hay thất bại– Mẫu hình Cheat nằm ở đáy và 3-C. Đây là hai mẫu hình tôi ít khi giao dịch thành công.  Giá về cơ bản nằm cách quá xa đỉnh cao 52 tuần và không có Trend Template. Lý do duy nhất là tôi mua theo tin tức. Kỳ vọng lúc đó được báo xxx đăng tin Quốc Hội sẽ xem xét luật đặc khu, một chất xúc tác đặc biệt của CEO.

Tuy nhiên, sau đó báo chí phủ nhận quốc hội thông qua luật đặc khu sau đó. Tôi lập tức phải cutloss cổ phiếu này khi không có chất xúc tác và nhận ra mình đã mua quá xa điểm mua lý tưởng.

các sai phạm tiên đoán trước điểm phá vỡ cũng xảy ra như trường hợp của BVH ngày 30/11/2018. Giá breakout trong phiên nhưng cuối phiên bị đánh sập.

Các nền giá cuối cùng phạm phải khi mua PHC vào ngày 4/4/2018, rất gần với thời điểm thị trường chung đang xuất hiện nhiều ngày phân phối.  Bạn chắc chắn phạm phải sai lầm này cho bất cứ cổ phiếu nào mua vào thời điểm tháng 4, khi VN-Index thiết lập nền giá cuối và thất bại. 

Trong trường hợp PHC, đó là nền giá thứ ba. Rất may là tôi nhanh chóng đóng lệnh giao dịch này vài ngày sau đó khi nhận ra sai lầm của mình.

Qua 3 câu hỏi trên, tôi nhận thấy câu hỏi 1 đã làm tốt, câu hỏi 2 và câu hỏi 3 có một vài sai phạm. Nhưng điều quan trọng là tôi nhận ra sai lầm rất sớm để sửa sai. Gần như các khoản lỗ của tôi chưa vượt quá 8%. Đó là một thành công khi tôi phát hiện cực nhanh các sai lầm. Đó là nhờ cơ chế hậu kiểm soát bởi The Checklist.

Từ năm 2017, tôi đã phát triển bộ checklist để hãm cái đầu bốc đồng của mình. Nhờ đó tôi phát hiện ra nhanh chóng các sai lầm phạm phải.

Guy Spier: “Checklist là cầu dao cuối cùng trong quá trình quyết định của tôi”

NHƯỢC ĐIỂM LỚN NHẤT NĂM 2018 KHÔNG NẰM Ở KỸ NĂNG CẮT LỖ HAY CHỌN CỔ PHIẾU, MÀ LÀ KỸ NĂNG TUÂN THỦ QUY TẮC CHỐT LÃI. SỐ LƯỢNG MÃ CỔ PHIẾU TÔI ĐỂ HỤT LỢI NHUẬN KHÁ NHIỀU.

Điển hình gần đây nhất là PHR.., Mọi thứ từ chọn cổ phiếu, chọn thời điểm mua, tất cả đều rất hoàn hảo… Ngoại trừ tôi bị thị trường chung hù cho đến mức sợ hãi. Trong khi thị trường chỉnh. PHR hình thành nền giá phẳng thứ hai. Tôi đã chán nản khi PHR không chạy giá và thiếu kiên nhẫn bán ra. Đó là lý do tôi bỏ lỡ đoạn tăng giá từ 30-35 của PHR.

NGOÀI 5 CÂU HỎI TRÊN, BẠN NÊN TIẾP TỤC ĐÁNH GIÁ LẠI NĂNG LỰC THỰC THỊ HỆ THỐNG CỦA MÌNH BẰNG HAI CÂU HỎI QUAN TRỌNG KHÁC

  1. TÔI THƯỜNG HAY LÃI Ở MẪU HÌNH NÀO NHẤT. Kết quả của tôi cho thấy; Chiếc cốc-tay cầm, nền giá phẳng, giá đóng cửa thắt chặt trong 3 tuần quanh đường MA 10 tuần, tam giác là 4 mẫu hình sinh lợi nhất của tôi trong năm 2018.
  2. TÔI THƯỜNG HAY THUA LỖ Ở MẪU HÌNH NÀO NHẤT. Mẫu hình W và mẫu hình Low Cheat… Đó là hai mẫu hình tôi thất bại nhiều nhất trong năm 2018. Đặc biệt là Low Cheat khi không có Trend Template.

Bạn có thể học hỏi nhiều hơn về kỹ năng hậu phân tích trong bộ sách Combo Làm Giàu Từ Chứng Khoán

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

 

 

 

Trả lời