Cẩn trọng khi phân tích CANSLIM: Bạn phải hiểu được chu kỳ thị trường chứng khoán

Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Thị Trường Chứng Khoán

Nhà đầu tư thành công nên hiểu một chu kỳ thị trường chứng khoán bình thường sẽ diễn ra như thế nào và trong khoảng thời gian bao lâu. Nhà đầu tư thành công phải đặc biệt chú ý đến các chu kỳ gần đây. Không có gì bảo đảm những chu kỳ đã tồn tại trong 3 hoặc 4 năm qua sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.

Các thị trường tăng giá và thị trường giảm giá không kết thúc một cách dễ dàng. Thường mất khoảng 2 hoặc 3 cú kéo ngược tăng (trong thị trường giảm giá) hoặc cú kéo ngược giảm (trong thị trường tăng giá) để loại bỏ số ít các nhà đầu cơ còn lại. Sau khi tất cả các nhà giao dịch đang cố bám trụ theo xu hướng hiện tại đều thất bại (hoặc đã bị loại bỏ trước đó), không còn ai có thể duy trì xu hướng này. Cuối cùng, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Nguyên tắc tâm lý đám đông này luôn luôn hoạt động.

Các thị trường con gấu thường kết thúc trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục chìm sâu vào suy thoái. Lý do là vì các chứng khoán đang dự đoán, hoặc “chiết khấu” tất cả động thái kinh tế, chính trị trên toàn thế giới trong vài tháng tới. Thị trường chứng khoán là chỉ báo tiên đoán trước của nền kinh tế, chứ không phải chỉ báo đồng thời hay theo sau. Thị trường chứng khoán có năng lực nhận thức, tức xem xét tất cả các sự kiện và điều kiện cơ bản hiện tại. Nó sẽ phản ứng với những gì đang diễn ra và những gì có ý nghĩa với quốc gia đó. Thị trường chứng khoán không được kiểm soát bởi Phố Wall. Hành động giá được xác định bởi nhiều nhà đầu tư ở tất cả quốc gia và hàng ngàn định chế tài chính lớn. Họ đồng thuận với nhau thích (khiến giá cổ phiếu tăng) hay không thích (khiến giá cổ phiếu sụt giảm) một điều gì đó đang xảy ra (chẳng hạn như những chính sách mà chính phủ đang thực thi hoặc sắp ban hành và hệ quả của nó).

Tương tự, các thị trường tăng giá thường đạt đỉnh và đảo chiều trước khi suy thoái kinh tế thực sự diễn ra. Vì vậy, việc nhìn vào các chỉ báo kinh tế để xác định nên mua hay bán cổ phiếu là một cách làm tệ hại. Nhưng tiếc thay, đó chính lại là cách mà nhiều công ty đầu tư đang làm.

Chúng ta khó có thể trông mong gì nhiều ở các dự báo của các nhà kinh tế. Một vài vị Tổng Thống của Mỹ đã phải trả cái giá khá đắt cho bài học này. Ví dụ vào đầu năm 1983, ngay khi nền kinh tế vừa mới phục hồi được vài tháng, người đứng đầu của Hội Đồng Tư Vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Reagan đã bày tỏ sự lo ngại các lĩnh vực tư liệu sản xuất không được khỏe lắm. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhà tư vấn kinh tế đã không dự báo tốt như đáng ra ông ta phải làm. Nếu hiểu rõ các xu hướng trong lịch sử, ông ta hẳn đã biết rằng, cầu của các lĩnh vực tư liệu sản xuất không bao giờ mạnh trong giai đoạn đầu của sự hồi phục kinh tế. Điều này đặc biệt đúng trong quý 1 năm 1983, khi các doanh nghiệp sản xuất Mỹ chỉ mới hoạt động một phần nhỏ công suất.

Bạn nên kiểm tra các chu kỳ trước đây để hiểu được thứ tự xuất hiện các sóng ngành tại các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thị trường. Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ nhìn thấy ngành thiết bị đường sắt, ngành chế tạo máy, và các ngành tư liệu sản xuất khác luôn là nhóm cuối cùng tăng giá trong cả chu kỳ kinh tế lẫn chu kỳ chứng khoán. Hiểu biết này có thể giúp bạn biết mình đang ở đâu trong chu kỳ. Một khi cổ phiếu thuộc các nhóm ngành trên tăng giá, bạn biết mình đang ở cuối xu hướng tăng. Vào đầu năm 2000, các công ty cung cấp tư liệu sản xuất và cơ sở hạ tầng cho ngành Internet là nhóm cuối cùng tăng giá, cùng với các nhà cung cấp thiết bị viễn thông.

Các cổ phiếu chu kỳ hay xuất hiện hiệu ứng P/E đảo ngược. Tức P/E thấp khi ở đỉnh và P/E cao ở đáy. Do đó, nhà đầu tư rất dễ sập bẫy mua vào khi tăng trưởng lợi nhuận cao nhất và P/E thấp.

Đợt sóng tăng từ đầu năm 2019 đến nay của TTCK Việt Nam có sự nổi trội của nhóm cổ phiếu ngành phòng thủ như điện và nước.

Theo dữ liệu mà chúng tôi thu thập, ngành điện là nhóm ngành dẫn sóng mạnh mẽ nhất trong năm 2019. Nhóm ngành này có đến 14 mã cổ phiếu thiết lập đỉnh cao mới 52 tuần. Bên cạnh đó là ngành nước với 6 mã thiết lập đỉnh cao 52 tuần. Điện và nước là hai nhóm ngành tiện ích công cộng mang tính phòng thủ.

Không có mô tả ảnh.

Lần cuối cùng mà tôi thấy nhóm ngành phòng thủ như điện lên ngôi là khi NT2, PPC, BTP.. Thiết lập đỉnh cao 52 tuần vào đầu năm 2015 trong khi chỉ số thị trường đã thiết lập đỉnh vào tháng 9.2014. Điều tương tự cũng đang diễn ra hiện nay. Chỉ số VN-Index đã thiết lập đỉnh vào tháng 4.2018 nhưng các cổ phiếu ngành điện vẫn đang thiết lập đỉnh 52 tuần vào đầu năm 2019. Thực sự ngành tiện ích công cộng (Utilities) hay xuất hiện sóng sau khi các chỉ số thị trường đã đạt đỉnh. Nó hay nổi sóng khi thị trường chung xuất hiện các sóng hồi.

Các ngành khác có đỉnh 52 tuần nhiều như thép và gạch đều thuộc nhóm tư liệu sản xuất, là nhóm ngành thường tăng ở cuối chu kỳ.

Thủy sản có thể được cọi là nhóm ngành phục hồi từ khó khăn. Từ năm 2015-2017, ngành thủy sản liên tục đối diện với hàng rào bảo hộ của các nước khiến ngay cả vua Tôm Minh Phú, Vua cá tra Hùng Vương phải lao đao. Như giải thích của O’neil, sự phục hồi của nhóm ngành phục hồi từ khó khăn chưa chắc đã kéo dài.  Từ năm 2018, ngành thủy sản phục hồi mới giúp ANV, VHC, FMC… báo lãi lớn.

Ngành dệt may là câu chuyện bởi TPP và chiến tranh thương mại. Sóng ngành dệt may phụ thuộc hoàn toàn vào triển vọng TPP. Năm 2016-2017, việc tổng thống Donald Trump đe dọa rút khỏi TPP đã khiến ngành này gặp khó khăn. Sự hồi sinh của CP-TPP trong năm 2018 đã mang tới hy vọng cho nhóm ngành này. Ngành dệt may vì thế đang phụ thuộc vào chính sách,  Bản thân mặt hàng quần áo thời trang thuộc nhóm ngành tiêu dùng, ít có tính chu kỳ (consumer non-cyclicals) và hay xuất hiện ở cuối sóng (xem hình dưới)

Chú thích hình ảnh: Các cổ phiếu tăng trưởng thường hay nằm ở ngành tài chính, công nghệ, vận tải. Do đó nhóm ngành này thường hay nổi sóng sớm. Ngược lại, các cổ phiếu hàng tiêu dùng, tiện ích công cộng lại mang hơi hướng phòng thủ, ít có cổ phiếu tăng trưởng xuất hiện và do đó thường nằm ở cuối thị trường bò tót.

Trong đợt sóng đầu năm 2019, hàng loạt cổ phiếu tăng trưởng như MWG, PNJ…hoàn toàn đuối sức. 

Tựu chung lại, đợt tăng giá của thị trường đang mang hình dáng đoạn cuối của một thị trường bò tót từ 2016-2018. Sự xuất hiện của các nhóm ngành phòng thủ như điện nước, các hàng hóa tiêu dùng đang phản ánh bức tranh này. Trong khi các cổ phiếu tăng trưởng đuối sức thì các ngành phục hồi từ khó khăn như thủy sản lại nổi lên. Dệt may (một ngành nhỏ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng) được hưởng lợi từ một câu chuyện riêng mang tên TPP và hiệp định thương mại EVFTA.

Tìm hiểu thêm về tính chu kỳ và phân tích CANSLIm tại bộ sách

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

 

 

Trả lời