Trong loạt bài của Góc Bạn Đọc, Chiemtinhtaichinh giới thiệu bài viết của anh Hoàng Hữu Huấn-(0962.083.088), hiện đang là broker của HSC và là admin trang Tinhhoataichinh.com. Chiemtinhtaichinh và anh Hoàng Hữu Huấn không chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào đối với việc sử dụng quan điểm được trình bày ở bài viết dưới đây.
Chữ C:
- Tăng trưởng EPS giảm -8.8% [trượt]
- Có yếu tố bất ngờ nhẹ trong tăng trưởng lợi nhuận tại thời điểm quý 4: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 6,216 tỷ đồng, tăng 50.8% và EPS tương ứng là 2,707. Nếu không tính lỗ tỷ giá, EPS hoạt động kinh doanh chính là 3,087 đồng. Sự bất ngờ trong tăng trưởng lợi nhuận xuất hiện rõ nét ở quý 3/2018. Tại thời điểm công bố báo cáo tài chính quý 3.2018 vào ngày 30/10/2018, ACV có lãi sau thuế là 4,953 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ, và bằng 87% kế hoạch, con số này đánh bại dự báo của ACBS cho cả năm 2018 là 4,414 tỷ đồng (được công bố dự báo vào ngày 12/7/2018) và gần bằng với lợi nhuận ước tính cả năm 5,257 của VNdirect (được công bố dự báo vào ngày 9/8/2018).Trước đó, công ty chứng khoán HSC vào ngày 16/5/2018 dự báo lợi nhuận cả năm 2018 là 5,773 tỷ đồng. . Nói cách khác, tại thời điểm quý 3/2018, khả năng vượt kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được nhìn thấy, cũng như đánh bại dự báo của ACBS. Nhưng phải đến quý 4/2018, ACV mới thực sự vượt kế hoạch lợi nhuận và đánh bại ước tính lợi nhuận của hầu hết các nhà phân tích.
- ACV sẽ tổ chức Đại hội cổ đông vào tháng 4 năm nay nên chưa công bố bất cứ kế hoạch kinh doanh nào. Hiện tại, công ty chứng khoán HSC trong báo cáo ngày 13/3/2019 đã dự báo LNST năm 2019 là 6,996 tỷ đồng (tăng 12.5%) tương đương EPS là 2,998. Nếu không bao gồm lỗ tỷ giá, EPS đạt 3,382 đồng. SSI vào ngày 1/2/2019 đưa ra dự báo LSNT năm 2019 là 7,173 và EPS đạt 3,276. Trong khi đó, báo cáo tháng 2/2019 của CTCK Bảo Việt dự đoán LNST chỉ là 6,845 tỷ đồng và EPS đạt 2,966. Như vậy, tôi tổng hợp ước tính lợi nhuận sau thuế được kỳ vọng chung cho năm 2019 là 7,000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018.
- Có sự tăng tốc vừa phải trong tăng trưởng EPS. Độ ổn định EPS cao (đỗ)
Chữ A:
- Tăng trưởng EPS năm 2018 là 51.3% (đỗ)
- Tăng trưởng EPS 3 năm gần nhất (2016-2018): 55.2% (đỗ)
- Tăng trưởng doanh số năm 2018 là 16.5% (trượt)
- Tăng trưởng doanh số 3 năm gần nhất: 22.9% (trượt)
- Lợi nhuận biên được cải thiện mạnh 4 năm liên tiếp (đỗ).
- ROEA năm 2018 là 21.42% (đỗ)
- ACV gần như không có sự tăng tốc trong tăng trưởng doanh số (trượt)
Đánh giá chung về SMR: Như vậy, sự tăng trưởng lợi nhuận của ACV chủ yếu đến từ sự cải thiện của lợi nhuận gộp biên để bù đi sự chậm lại của doanh số. Sự cải thiện của lợi nhuận gộp biên là do công ty tăng mạnh giá phục vụ hàng không nội địa và giá dịch vụ soi chiếu an ninh. Cụ thể trong năm 2018, ACV đã tăng mạnh giá dịch vụ hành khách nội địa tại sân bay nhóm A là 33%, giá dịch vụ kiểm tra an ninh hành khách nội địa tăng 54%.
Chữ N
- (Trung tính) Chất xúc tác lớn hiện nay của ACV chính là lộ trình đàm phán về tài sản khu bay , là điều kiện để ACV có thể chuyển sang niêm yết trên sàn HSX. Đánh giá của công ty chứng khoán HSC về khả năng đàm phán sẽ hoàn tất vào quý 2/2019 và khả năng niêm yếu vào nửa cuối năm 2019. Cụ thể như sau (trích báo cáo ngày 13/3/2019:
HSC dự báo quyết định cuối cùng sẽ là: các tài sản khu bay sẽ thuộc sở hữu nhà nước, Nhà nước sẽ giao ACB quản lý tài sản này, khi đó ACB sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lợi nhuận thu được cũng như chi phí phát sinh liên quan (gồm chi phí và đầu tư cho hoạt động). Tuy nhiên, toàn bộ lợi nhuận và chi phí hoạt động đối với các tài sản khu bay sẽ được hạch toán riêng rẻ so với báo cáo kết quả kinh doanh của ACV.
ACV sẽ tài trợ vốn đầu tư cho các tài sản khu bay, phân bổ từ nguồn lợi nhuận thu được từ các nguồn lợi nhuân thu được từ các tài sản khu bay mà ACV quản lý.
Viêc xem xét thu chi đối với các tài sản trong khu bay giữa ACV và nhà nước sẽ được thực hiện định kỳ.
Về giá trị, các tài sản khu bay sẽ được hạch toán vào tài sản ngoại bảng.
Sau khi hoàn tất đàm phán, ACV sẽ đủ điều kiện niêm yết trên HSX và dự báo có thể vào 6 tháng cuối năm 219. Việc niêm yết mở ra cơ hội cho ACV loạt vào giỏ VN30, được thêm vào giỏ ETF.
- Cổ phiếu vẫn đang tích lũy đi ngang, chưa vượt đỉnh 52 tuần (trượt).
Chữ S:
- Bộ Giao Thông Vận Tải đang nắm tới 95.4% cổ phiếu ACV nên đây là cổ phiếu cô đặc. Đang có Game chuyển sàn sang Hose và nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 60%. (Đỗ)
- Không có đột biến khối lượng giao dịch trong 50 phiên qua (trượt)
- Bình quân giao dịch 50 phiên là 76,000/phiên (trượt).
Chữ L:
- Cổ phiếu đang trong quá trình tích lũy đi ngang trong suốt 10 tháng qua (Trượt).
- Triển vọng ngành hàng không: đang tạm khó khăn trong ngắn hạn nhưng dài hạn vẫn khả quan. (trung tính)
Tăng trưởng ngành hàng không liên quan trực tiếp đến tăng trưởng hành khách nội địa và quốc tế. Trong năm 2017 và 2018, tăng trưởng hành khách nội địa chỉ còn 10.4% và 6.0%, rất thấp so với bình quân 21% trong 5 năm trước đây. Theo dữ liệu và đánh giá từ công ty chứng khoán BVSC điều này là do (1) giá vé tăng do giá xăng và giá cảng dịch vụ cảng hàng không tăng làm giảm khả năng bay của những người thu nhập thấp; (2) hãng không giá rẻ Vietjet đang tập trung phát triển các đường bay quốc tế và (3) sân bay chủ chốt Tân Sơn Nhất đang hoạt động cao hơn nhiều so với công suất thiết kế dẫn tới khó tăng chuyến bay tại sân bay này. BVSC dự báo tốc độ tăng trưởng hành khách nội địa cũng chỉ ở mức 6% trong những năm tới do sự xoay trục sang các tuyến bay quốc tế của các hãng hàng không giá rẻ cũng nhưu sự hạn chế của hạ tầng hàng không.
Cũng theo BVSC, tăng tưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chậm lại. 70% khách du lịch quốc tế di chuyển theo đường hàng không. Năm 2018, tăng trưởng khác du lịch lịch quốc tế chỉ tăng 14.%, bằng một nửa so với năm 2017. Khách du lịch quốc tế chủ yếu là Trung Quốc (32.3%) và Hàn Quốc (22.4%). Năm 2018, tăng trưởng du lịch từ hai quốc gia này chậm lại do tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia này chậm lại, nhà nước giám sát mạnh các tour du lịch giá 0 đồng. BVSC đánh giá sự chững lại trong năm 2019 nhưng nhìn dài hạn có thể tiếp tục tăng trở lại.
Công ty đang dự kiến tăng gấp đôi công suất trong giai đoạn 2019-2015 (dự đoán công suất 185 triệu hành khách, không tính đến sân bay Long Thành). Theo đó, ACV sẽ xây thêm 16 nhà ga mới và nâng cấp 6 nhà ga cũ. Tổng ước tính đầu tư là 78 nghìn tỷ đồng, trong đó 21 nghìn tỷ chi cho khu bay và 57 nghìn tỷ là đầu tư cho các nhà ga hành khách. Toàn bộ vốn đầu tư là sử dụng vốn nội bộ (không vốn vay, tức công ty có khả năng cân đối đủ nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh).
Chữ I
- Không đánh giá vì cổ phiếu quá cô đặc
Phân tích đồ thị
ACV đang trong giai đoạn hình thành nền giá phẳng( Flat base) hoặc mẫu hình được gọi là Alligator (Cá Sấu Đi ngủ). Chúng tôi chờ đợi chất xúc tác mới từ việc đàm phán khu bay và chuyển sàn để giá tạo điểm phá vỡ. Điểm pivot hiện nay là 90.
Kết luận: ACV chưa có đủ yếu tố CANSLIM, đặc biệt thiếu chữ S, L, I. Trong khi đó, chất xúc tác ở chữ N chính là đàm phán khu bay vào quý 2/2019 và niêm yết trên Hose vào nửa cuối năm. Nếu như điều này xảy ra, chất xúc tác sẽ cải thiện ba chữ S, L và I. Hiện tại, điểm chú ý của công ty này chính là yếu tố độc quyền trong việc khai thác cảng hàng không nên chữ C và A khá tốt. Công ty làm ăn có lãi, tỷ suất sinh lợi cao, vào thời điểm q3/2018 có tăng trưởng lợi nhuận đánh bại ước tính của các nhà phân tích. Chúng tôi đề nghị nên theo dõi cổ phiếu này.
Xem hướng dẫn phân tích CANSLIM tại
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”