Thị trường chứng khoán Mỹ có lên mạnh thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lên lèo tèo vài ba điểm, độ biến động thấp. Nhưng khi thị trường chứng khoán Mỹ đỏ một chút, Việt Nam thậm chí còn lao dốc mạnh hơn. Đó là tâm sự mà tôi được chia sẻ từ các broker quen biết. “Thị trường chứng khoán Việt Nam chán quá! dòng tiền yếu”.
Thực sự là như vậy, Nhật Báo IBD vẫn giữ nguyên triển vọng “Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận” cho thị trường Mỹ.
Sự khác biệt ở chỗ các cổ phiếu tăng trưởng cùng một số trụ cột lớn của TTCK Mỹ vẫn đang tăng trưởng tốt. Số ngày phân phối đã giảm xuống còn 5 ngày ở SP500 và 4 ngày ở chỉ số Nasdaq. Cổ phiếu Apple đã có tín hiệu mua từ điểm pivot và đang tăng giá cao hơn 1% so với điểm pivot (của mẫu hình chiếc cốc-tay cầm)
Vâng, lý do ở chỗ dòng tiền quốc tế đang có sự chuyển dịch về Mỹ và các quốc gia thuộc khối BRIC. Các thị trường chứng khoán Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia trong Đông Nam Á như Indonesia đang tăng trưởng tốt hơn nhiều so với TTCK Việt Nam khi các quỹ ETF đang đổ tiền vào đây.
Trong khi đó, hộp Nhịp Đập Thị Trường của thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục tăng về số ngày phân phối. Phiên giao dịch ngày 9/4/2019 chứng kiến sự bán mạnh của khối ngoại khiến TTCK Việt Nam giảm điểm mạnh với khối lượng tăng cao hơn ngày thứ hai. Theo đó, chỉ số VN-Index giảm 0.91% và đóng cửa ở mức 988.48 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 1.12% và đóng cửa ở mức 107.71 điểm. Gần tròn 1 năm trước, TTCK Việt Nam cũng thất bại tại ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Liệu chăng nhà đầu tư đang bị ám ảnh bởi đỉnh tháng 4 năm ngoái?
Như vậy, chỉ số VN-Index gục ngã ngay tại ngưỡng kháng cự tâm lý 1,000 điểm. Mẫu hình nến đảo chiều Bearish Engulfing xuất hiện ngay tại mức giá bằng vai trái khiến tôi tiếp tục nghi ngờ về kịch bản Vai-Đầu-Vai. Với 7 ngày phân phối của chỉ số VN-Index, tôi bật triển vọng “THỊ TRƯỜNG ĐANG Ở TRONG XU HƯỚNG GIẢM” đối với Việt Nam, một bức tranh hoàn toàn trái ngược so với Mỹ.
Một thực tế trong thời gian qua đã cho thấy, TTCK Mỹ không hề bị tổn thương nhiều bởi chiến tranh thương mại. Sau những phiên giảm điểm nếu có nỗi lo về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc, truyền thông Mỹ vẫn tìm ra cách để thông tin trở nên “đẹp hơn nhờ những hy vọng”.
Phiên giao dịch ngày 9/4/2019, chỉ số Dow Jones giảm hơn 190 điểm khi Tổng Thống Trump công bố danh sách 14 trang với trị giá 11 tỷ đôla các hàng hóa của Châu Âu có khả năng sẽ bị đánh thuế. Trong khi đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Các nhà giao dịch trên thị trường dầu mỏ cũng phản ứng tiêu cực khiến giá dầu giảm hơn 1.1%.
Đây chính là điều tôi lo lắng cho TTCK Việt Nam. TTCK Mỹ có thể giảm vài phiên bởi nỗi lo chiến tranh thương mại với người Châu Âu nhưng ở Việt Nam, đó có thể là cái cớ để khối ngoại tiếp tục đẩy bán. Nếu đặt lên bàn cân, rõ ràng các ETF của Việt Nam đang yếu hơn rất nhiều so với các thị trường như Trung QUốc, Brazil và Ấn Độ, thậm chí là cả Indonesia ở cùng khu vực Đông Nam Á. Trong khi TTCK thế giới như Mỹ tăng điểm bởi sự mạnh lên của các cổ phiếu trụ cột và các cổ phiếu tăng trưởng thuộc khối ngành công nghệ thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang sống dựa vào hàng penny và midcap, cũng như các cổ phiếu phòng thủ (như điện, nước, dệt may).
Hãy nhìn vào bảng xếp hạng RS về các quỹ ETF do Nhật Báo IBD cung cấp, bạn sẽ thấy các VNM ETF, một quỹ đang có thành tích tốt so với nhiều quỹ đầu tư khác trong quý 1.2019 lại yếu so với các ETF thuộc các quốc gia khác
Tìm hiểu xếp hạng RS tại bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM