Cập nhật tình hình Đại Hội Cổ Đông của MSN của tỷ phú Đăng Quang bởi SSI. Theo đó, doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 44%-58% trong năm 2019.
Kế hoạch kinh doanh của MSN đang trùng với dự báo của một số CTCK. Trong đó, CTCK BVSC (báo cáo tháng 3/2019) đánh giá lợi nhuận cốt lõi của MSN sẽ tăng +46% trong năm 2019, với mức tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng F&B (gia vị, thực phẩm tiện lợi, thức uống).
CTCK Phú Hưng (báo cáo ngày 10/4/2019), dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của MSN năm 2019 là 49.7%.
Bảng đánh giá CANSLIM dành cho MSN như sau
Ngoài ra, MSN đang là doanh nghiệp đầu ngành với thương hiệu mạnh và nhiều sản phẩm mới được tung ra.
- Là doanh nghiệp đầu ngành, với thương hiệu dễ nhận biết nhất. Theo kết quả Khảo sát do Vietnam Report, Công ty Masan Consumer là công ty đứng vị trí số 1 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2018 – Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn. Trong các thương hiệu thực phẩm – đồ uống được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2018 thì nhãn hiệu Nam Ngư của Masan Consumer đứng đầu ngành gia vị với 16.4%.
- Sản phẩm mới: Bất chấp những “tấn công mạng” về sản phẩm nước nắm Nam Ngư và Chin-Su, MSN vẫn đang thành công nhờ hai sản phẩm mới là “CHin Su Mặn Mà” và “Nam Ngư Nhãn Vàng“. Đây là các sản phẩm cao cấp của MSN và chiếm 10% tổng doanh thu gia vị năm 2018. Ở phân khúc thực phẩm tiện lợi là Mì ly Omachi cũng có mức tăng trưởng tốt. Dòng sản phẩm Omachi đang đóng góp 40% vào tổng doanh số thực phẩm tiện lợi. Ở Dòng thức uống. Sự xuất hiện của Wakeup-247 và đang có mức tăng trưởng 50% từ năm 2015.
- TUY NHIÊN, ĐIỀU ẤN TƯỢNG NHẤT Ở MSN CHÍNH LÀ ĐỘNG THÁI THU GOM MẠNH MẼ CỦA KHỐI NGOẠI. CÁC CỔ ĐỘNG LỚN HIỆN TẠI THÌ TĂNG MUA TRONG KHI NHỮNG TÊN TUỔI MỚI XUẤT HIỆN.
Điển hình là sự xuất hiện của SK Investment Vina, một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ. SK Group đã có mặt tại hơn 40 quốc gia với doanh thu hợp nhất đạt 141 tỷ USD tính đến cuối năm 2017. Vào đầu tháng 10.2018, Tập đoàn này đã chi 470 triệu USD để mua 110 triệu cổ phiếu quỹ của MSN và ngay lập tức sở hữu 9.5% cổ phần của MSN, đồng thời có đại diện trong Hội Đồng Quản Trị.
Cũng trong tháng 10/2018, quỹ đầu tư Ardolis thuộc chính phủ Singapore (GIC pte) đã mua mạnh 24.5 triệu cổ phiếu và có tỷ lệ sở hữu 2.11%. Cùng với GIC, tổng tỷ lệ sở hữu của hai quỹ này là 6.51%. Vào tháng 2/2019, cả hai tiếp tục mua mạnh MSN, và tổng tỷ lệ sở hữu của hai quỹ này là 10.18%, tức tăng thêm 3.67%.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài đang sang tay lại cho một số nhà đầu tư nội và cũng là ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ví dụ như Credit Suise sang tay 27 triệu cổ phiếu vào tháng 4.2019.
Mặc dù CTCP Masan, là cổ đông lớn nhất của MSN có bán 12 triệu cổ phiếu vào tháng 12.2018, nhưng có 5 triệu cổ phiếu đã được sang tay qua cho CTCP Xây Dựng Hoa Hướng Dương.
Đồ thị sau đánh dấu thời điểm mua đáng chú ý của các nhà đầu tư nói trên
Phân tích đồ thị giá.
MSN đang có hành động tích lũy và mẫu hình 3-C (hoặc tôi còn gọi tên khác là BO Trendline) của phù thủy Mark Minervini. (Xem Trang 173 sách Tư Duy và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán). Điểm pivot là 92