Giá cao su thế giới liên tục lập đỉnh mới, DPR tạo thế “Chiếc Cốc-Tay Cầm”

Giá cao su thiết lập đỉnh mới khi Thái Lan, Malaysia và Indonesia, triển khai kế hoạch giảm xuất khẩu 240,000 tấn cao su.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, giới chuyên gia lo ngại nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc sẽ suy yếu, từ đó kích thích làn sóng bán tháo trên thị trường này trong suốt tháng 3. Bước sang tháng 4, dù quan hệ thương mại giữa hai 2 kinh tế lớn nhất thế giới vẫn bế tắc, giá cao su thế giới lại có xu hướng phục hồi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6 chốt ngày 31/5 ở 194.2 yên/kg (tương đương 1,8 USD/kg), tăng 2.6% so với cuối tháng 4 và tăng 9.7% kể từ đầu năm.

Giá cao su tăng do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào trước thông tin 3 quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia, triển khai kế hoạch giảm xuất khẩu 240,000 tấn cao su.

Theo kế hoạch được thông qua, Indonesia sẽ giảm 98,160 tấn cao su xuất khẩu trong 4 tháng bắt đầu từ ngày 1/4. Tương tự, Malaysia và Thái Lan sẽ lần lượt giảm 15,600 tấn và 126,240 tấn từ ngày 20/5, Jakarta Post cho biết. Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan giảm 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 1.74 triệu tấn cao su.

Đợt nắng nóng tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng tác động mạnh lên thị trường cao su khi thời tiết buộc các nhà vườn phải giảm khai thác mủ. Tỉnh Vân Nam là địa phương cung cấp 50% tổng sản lượng cao su của Trung Quốc.

Cũng theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, nguồn cung cao su thiên nhiên giảm do giá cao su xuống thấp nên các hộ nông dân tại một số thị trường chủ chốt hạn chế khai thác mủ và dịch bệnh rụng lá mới bùng phát ở Indonesia.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa gây tác động xấu đến giá cao su thế giới và Việt Nam.

Trang Business Insider cho biết Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với một số sản phẩm cao su nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm mủ cao su, băng tải, lốp xe khí nén, găng tay, gioăng… từ ngày 10/5.

Trước đó, với mức thuế 10% của Mỹ, ngành ôtô của Trung Quốc cũng đã thấy rõ tác động. Doanh số bán ôtô của Trung Quốc trong quý I năm 2019 giảm 11.3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 6.37 triệu chiếc. Sang tháng 4, con số này tiếp tục giảm 14.6% xuống 1,98 triệu chiếc, ghi nhận tháng giảm thứ 10 liên tiếp, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc cho biết. Trong đó, doanh số của SAIC Motor, đối tác của Volkswagen và General Motors tại thị trường này, giảm 16.8%.

Hiệp hội cho biết chính sách thuế của Mỹ có thể sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu linh kiện ôtô của nước này.

Trung Quốc hiện sử dụng khoảng 70% cao su tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Việc Mỹ áp thuế lên lốp xe nói riêng và các sản phẩm làm từ cao su nói chung của Trung Quốc khiến nhập khẩu cao su của nước này có xu hướng giảm. 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Trung Quốc gần 4.9 tỷ USD, giảm 7.9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam lại ghi nhận xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng trong cùng kỳ. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết trong 4 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt hơn 358.7 triệu USD, tăng 26.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu: Tổng cục Hải quan. Biểu đồ: Phan Vũ

Việt Nam là một trong 3 nguồn cung cao su lớn nhất của Trung Quốc, sau Thái Lan và Malaysia. Trong khi tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia, lần lượt giảm 7.3% và 14.6%.

Vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng lượng cao su xuất khẩu, nên việc Mỹ tăng thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần đa dạng hoá mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó lưu ý tới thị trường Ấn Độ, nơi có ngành sản xuất lốp xe đang phát triển rất nhanh.

Xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm nay ước đạt 495 nghìn tấn, trị giá 673 triệu USD, tăng 11.9% về lượng và tăng 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, Bộ Công Thương cho biết.

Góc nhìn sóng Elliott: Giá cao su thế giới có thể đạt 300 JPY/kg

Trái ngược với các dự báo ảm đạm đầu năm, giá cao su thế giới bất ngờ tăng tốc và thiết lập đỉnh cao 52 tuần. Chốt ngày 12/6/2019, giá cao su thế giới đang ở mức 232 JPY/kg.

Theo mô hình sóng Elliott, giá cao su đang chạy sóng (3) và dự đoán nằm ở mức 300 JPY/kg theo tỷ lệ Fibonacci 1.618. Mức giá này tương đương với giá 64,200 đồng/kg hay 64.2 triệu đồng/tấn.

DPR và khả năng vượt kế hoạch lợi nhuận nếu giá cao su thế giới và giá thanh lý gỗ cao su tăng.

Năm 2019, Cao Su Đồng Phú lập kế hoạch doanh thu đạt 728 tỷ đồng, giảm 17.44% so với năm 2018. Nguyên nhân là công ty dự đoán sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 15,500 tấn, giảm 6.38% so với năm 2018 khi tình trạng dư thừa nguồn cung diễn ra, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lan rộng. Giá bán bình quân chỉ 33 triệu đồng/tấn, tương đương với năm 2018. Việc công ty đặt kế hoạch thận trọng điều dễ hiểu khi nhiều chuyên gia tỏ ra bi quan về thị trường cao su, cho rằng phải đến sau năm 2021 mới có sự phục hồi.

Vì vậy, sự tăng giá gần đây của thị trường cao su đang mang tới kỳ vọng tích cực. Nếu giá cao su thế giới đạt 300 JPY/kg, tương ứng 64.2 triệu đồng/tấn, doanh số của công ty có thể tăng gấp đôi.

Năm 2019, sản lượng khai thác của công ty hoàn toàn có thể tăng lên bởi vườn cây cao su ở Campuchia đến giai đoạn cho sản lượng cao. Việc nhà máy chế biến mủ Tân Hưng bắt đầu đi vào hoạt động sẽ cho phép công ty tận dụng thời cơ giá cao su thế giới tăng để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.

Cao su Đồng Phú có 10,000 ha cao su, trong đó 7,300 ha đang ở trong giai đoạn khai thác và 2,700 ha đang trồng mới.

Tuy nhiên, lợi nhuận của Cao su Đồng Phú không phụ thuộc nhiều vào việc kinh doanh cao su mà là VIỆC BÁN GỖ CÂY CAO SU. Đây là tấm bài phòng thân giúp công ty luôn đảm bảo được mọi kế hoạch lợi nhuận.

Quan sát hình trên chúng ta thấy sản lượng cao su tiêu thụ năm 2017 và 2018 tuy sụt giảm, nhưng việc bán gỗ cây cao su đang mang tới nguồn lợi nhuận chính cho công ty. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 26.83% nhờ tăng trưởng lợi nhuận lên đến 160% từ việc bán 5,500 ha gỗ cao su thanh lý. Biên lợi nhuận của việc bán cây cao su thanh lý là 90%.

Năm 2019, công ty vẫn tiếp tục bán 5,000 ha gỗ cao su thanh lý. Với việc giá cao su đang tăng, giá gỗ cao su thanh lý đang gây sốt. Năm 2019, dự báo giá gỗ vẫn tiếp tục tăng bởi áp lực về tính minh bạch và độ sạch. Cây cao su vốn có nguồn gốc rõ ràng nên rất được ưa chuông. Theo hiệp định CPTPP, nguyên liệu đầu vào của ngành gỗ phải đảm bảo quy tắc xuất xứ, đạt yêu câu chứng nhận về nguồn gốc gỗ.

Con sốt gỗ cây cao su còn đến từ việc chính phủ “Đóng Cửa Rừng” hay ngừng khai thác rừng tự nhiên từ năm 2018. Điều này dẫn đến việc các thương lái đẩy mạnh thu mua gỗ cây cao su. Có thể nói, ngành cao su đang gặp thời bởi giá cao su tăng, trong khi giá thanh lý gỗ lại tăng nóng hơn. Đây chính là lý do CAO SU ĐỒNG PHÚ có mức tăng lợi nhuận 160% từ việc thanh lý gỗ cây cao su.

CTCK Đại Nam dự báo lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 235 tỷ đồng trong năm 2019 tương đương với năm 2018. Tuy nhiên, chúng tôi để ngỏ khả năng tăng cao hơn.

Hưởng lợi ít từ đất khu Công Nghiệp.

Không giống như PHR, vốn đang được hưởng lợi từ việc chuyển diện tích cao su sang diện tích đất khu công nghiệp. Cao Su Đồng Phú có diện tích khu công nghiệp thấp. Với kế hoạch cho thuê 15 ha ở KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú, giá cho thếu 40-45 USD/m2, công ty hầu như không có đột biến cho đến năm 2021, khi dự án mở rộng KCN lên 610 ha được hoàn thành.

So với nhiều doanh nghiệp khác thì quỹ đất khu công nghiệp của CAO SU ĐỒNG PHÚ rất nhỏ bé

Mẫu Hình Chiếc Cốc-Tay Cầm đang hình thành.

Giá cổ phiếu DPR đang chạy sát với giá cao su thế giới. Cùng với sự phục hồi của giá cao su thế giới, DPR đang tỏ ra mạnh hơn so với VN-Index. Trong khi chỉ số VN-Index đang loay hoay dưới đỉnh tháng 3.2019, thì DPR đã thiết lập đỉnh cao 52 tuần.

Mẫu hình DPR đang thiết lập là Chiếc Cốc-Tay Cầm. Độ sâu chiếc cốc là 15% và thời gian hình thành là 14 tuần. ĐIểm pivot là 45.5

Trong quý 1.2019, doanh thu và lợi nhuận của DPR giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là câu chuyện chung của ngành cao su. Trong đó , những doanh nghiệp được hưởng lợi đều liên quan đến đất khu công nghiệp đang sốt.

Họ nhà cao su đang có sóng ngành. Không chỉ riêng DPR, mà TRC, SRC cũng đang thiết lập đỉnh cao mới và mẫu hình chiếc cốc-tay cầm cũng xuất hiện.

Nguồn: Thitruongcaosu.net, Dainam Securities, Báo Cáo Thường Niên 2018 của DPR và tác giả

Trả lời