Tôi nghĩ rằng sự rung lắc nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/6/2019 là cần thiết để làm “nguội đi” những cái đầu đang nóng sau ngày Bùng Nổ Theo Đà của HNX-Index. Sự thực đáy ít xuất hiện khi cả cộng đồng Facebooker đồng loạt hô hào. Chắc hẳn sau phiên ngày hôm qua, “những con gà đang hoài nghi tiếng gáy của mình”. Trong khi đó, phe Gấu được dịp cười chế giễu.
Quan điểm nhất quán của Chiemtinhtaichinh khi ứng dụng lý thuyết sóng Elliott và CANSLIM là không dự đoán. Chúng tôi dựa vào hành động giá để nói về tình trạng hiện tại của thị trường.
Sau ngày Bùng Nổ Theo Đà tại HNX-Index. Chỉ số HNX-Index có cú rung lắc nhẹ. Hãy nhớ điều mà William O’Neil đã viết”
“Chỉ vì sự xuất hiện của những phiên điều chỉnh sau ngày bùng nổ theo đà không có nghĩa ngày bùng nổ theo đà đã thất bại. Khi thị trường chung tạo đáy lớn, nó thường xuất hiện các phiên kéo ngược và đẩy giá về gần sát (cao hơn hoặc thấp hơn) so với đáy cũ của nhiều tuần trước đó. Đây là nhuwgnx đợt điều chỉnh tích cực mang tính “kiểm tra” và loại bỏ những nhà giao dịch yếu ớt.”
Tham khảo chi tiết tại cuốn sách
Chúng ta hãy thận trọng với những phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật. Đó là những ngày đáo hạn thị trường phái sinh và cơ cấu danh mục của ETF. Các môn đệ của William O’Neil và học trò của ông, cũng như Nhật Báo IBD luôn nhắc nhở về điều này. Sự biến động thất thường thương diễn ra vào các ngày đáo hạn Option, Futures hay cơ cấu danh mục ETF. Ngay cả khi xuất hiện các ngày phân phối vào những ngày này, nó cần được loại bỏ (không tính đến vì chỉ mang tính chất kỹ thuật).
Ngày Bùng Nổ Theo Đà của HNX-Index xuất hiện vào phiên 20/6/2019 đúng ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh. Nhưng ngày 21/6/2019 là ngày tái cơ cấu danh mục ETF. Điều này đã gây rối loạn vào phiên cuối ATC. Ít nhất là một số mã trụ như VCB bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu ETF. Việc áp dụng CANSLIM phải lưu ý vào những ngày này.
Vì vậy, tôi tiến hành không xem ngày 21/6/2019 là một tín hiệu xấu. Trái lại các dấu hiệu kỹ thuật đang dần xác nhận kịch bản tăng giá. Tôi nhìn thấy MA5 ngày (đường màu đen) cắt lên MA20 ngày (đường màu đỏ) trên đồ thị của HNX-Index và Phân Kỳ Dương giữa giá và MACD Histogram đang hình thành.
Cấu trúc sóng Elliott đang rất đẹp. Đó là dạng tôi yêu thích: Double Zigzag trong kênh giá. Bạn thấy nó đang được tôi đánh dấu trên đồ thị của HNX-Index.
Hãy lưu ý, đang có sự phân kỳ giữa các chỉ số. Trong khi VN-Index re test lại đáy vào ngày 6/6/2019 thì HNX-Index không tạo đáy sâu hơn ngày này. Sự phân kỳ của các chỉ số là dấu hiệu để tôi nhận biết sự kết thúc của một giai đoạn điều chỉnh.
Nhìn tổng thể, HNX-Index tạo đáy vào ngày 6/6/2019 là điểm E của mô hình sóng tam giác trong sóng IV.
Thực ra, VN-Index mới là đối tượng bị ảnh hưởng chính của phiên Review ETF. THanh khoản cuối tuần tăng đột biến, chủ yếu là ở phiên ATC khi các quỹ ETF tái cơ cấu. Lưu ý, VN-Index không hề giảm. Nhưng ngay cả khi nó giảm thì tôi cũng không xem đó là ngày phân phối vì đó là tác động kỹ thuật của Review ETF.
Trong khi đó. MACD đã cho tín hiệu mua và cũng đang xuất hiện phân kỳ giữa giá với MACD Histogram. Một cấu trúc sóng dạng Double Zigzag cũng đang xuất hiện với VN-Index (xem đánh dấu trong hình dưới).
Để xác nhận xu hướng tăng giá, VN-Index cần vượt qua kháng cự 967 điểm và MA5 ngày cắt lên MA20 ngày.
Sức khỏe của các trụ cột là điều tôi quan tâm và phản ánh đúng thực tế của thị trường. Sự thực thì số lượng mã cổ phiếu thiết lập đỉnh 52 tuần và tiến sát đỉnh 52 tuần đang tăng lên. Trong khi VN-Index vẫn nằm dưới đường MA50 ngày thì có đến 43% các mã cổ phiếu nằm trên đường MA5 ngày. Đó là dấu hiệu tích cực.