Bạn nên làm gì sau khi cổ phiếu tạo điểm phá vỡ giả?

Việc nhìn lại và học hỏi từ lịch sử của các cổ phiếu tạo điểm phá vỡ giả (failed breakout) thực sự rất hữu ích. Tôi luôn khuyến khích bạn ghi chép nhật ký giao dịch để trở thành người thầy của chính mình. Nếu bạn nghiên cứu nhiều cổ phiếu tăng trưởng tạo điểm breakout giả, bạn có thể tìm ra manh mối để phát hiện những tín hiệu cảnh báo lỗi về khả năng tạo điểm breakout giả.

Điểm breakout giả xuất hiện khi cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ từ một điểm mua hợp lý hay còn gọi là điểm pivot, sau đó giảm ngược trở lại hơn 8%. Điều này kích hoạt quy tắc cắt lỗ vàng của chúng ta: Không được phép khoản lỗ vượt quá 7%-8% so với giá mua của bạn.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Nên nhớ một điểm breakout giả không có nghĩa là cổ phiếu đã thất bại. Nhiều cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt sẽ hồi phục trở lại, xây lại điểm mua hợp lý và tăng giá mạnh mẽ. Trong một số trường hợp, mặc dù cổ phiếu đã sẵn sàng tăng giá, nhưng thị trường chung lại không thuận lợi khiến cho điểm phá vỡ của cổ phiếu bị thất bại.

Ví dụ về W.W.Graiger (mã GWW)

GWW là một công ty phân phối các thiết bị công nghiệp (industrial supplies), đã xây một chiếc cốc tay cầm lỗi vào tháng 7 năm 2011. Cụ thể, chiếc cốc trông giống như chữ V. Điểm được đánh dấu số 1 trên đồ thị sau cho thấy có nhiều phiên phân phối: Giá giảm mạnh với khối lượng lớn nằm ở bên trái chiếc cốc.

Tại điểm số 2, GWW cố gắng hình thành tay cầm với điểm mua 156.95 (pivot) và tạo điểm phá vỡ vào ngày 13 tháng 9 năm 2011. Cổ phiếu tăng giá được 3 ngày sau đó chạm mức đỉnh 165.55 và đảo chiều giảm trở lại. Trong các ngày tiếp theo, GWW giảm dưới 8% so với điểm pivot. Điều này kích hoạt quy tắc cắt lỗ đối với các cổ phiếu tăng trưởng.

GWW phá thủng đường MA50 ngày với khối lượng lớn nhưng sau đó tìm thấy điểm hỗ trợ tại MA200 ngày (điểm đánh dấu số 3).

Nhưng nếu bạn chăm chỉ nghiên cứu nền tảng cơ bản cổ phiếu này, bạn sẽ thấy các yếu tố cơ bản vẫn không bị tổn hại gì cả. Cổ phiếu này sau đó bật dậy từ MA200 ngày (xem điểm số 4). Giá tăng với khối lượng tăng là tín hiệu tốt nhưng chúng ta chưa mua ở đây.

Tại điểm số 5 vào ngày 18/10/2011, GWW tạo điểm phá vỡ đúng với mức tăng giá 7% đi kèm khối lượng tăng mạnh. Cổ phiếu này sau đó tăng 40% trong 5 tháng và đạt đỉnh 221.84.

Case study HBC năm 2015-2016

Tôi phát hiện ra mẫu hình chiếc cốc tay cầm đầu tiên của HBC vào năm 2015 nhưng đó một mẫu hình lỗi. Thành thực mà nói thì lúc đó kỹ năng nhận diện các mẫu hình lỗi của tôi còn nhiều hạn chế. Bạn thấy đấy có 3 điểm khiến cho mẫu hình chiếc cốc tay cầm này bị lỗi

  • Phía bên trái chiếc cốc có những phiên giảm mạnh với khối lượng lớn.
  • Thời giảm giảm giá nhiều hơn thời gian tăng giá khiến lượng cung chưa bị rũ bỏ hết.
  • Ngay tại đỉnh tay cầm có phiên giá giá mạnh với khối lượng lớn nhất kể từ khi niêm yết. (xem điểm số 1)

Mặc dù tay cầm vẫn hình thành với khối lượng thấp sau đó và điểm phá vỡ với khối lượng lớn tạo ra đà tăng giá 14% sau đó, nhưng rõ ràng các lực phân phối vẫn còn đeo bám khá nhiều. (xem điểm số 2).

Tại điểm số 3, HBC mặc dù không kích hoạt lệnh cắt lỗ vì không giảm 7% so với điểm pivot nhưng nó khiến cho giao dịch này không có lãi. (nguyên nhân khiến cho HBC không chạy được xa là do thị trường chung điều chỉnh mạnh từ đỉnh tháng 11/2015). Giá liên tục test điểm pivot và nằm dưới MA50 ngày với khối lượng thấp. Đây là dấu hiệu tích cực vì nó không cho thấy dấu hiệu bán tháo. HBC sau đó tăng 20% từ điểm pivot.

Trường hợp của HBC không hoàn toàn là một điểm breakout giả tại điểm số 2 nhưng đó là một điểm breakout yếu vì mẫu hình chiếc cốc-tay cầm không hoàn hảo. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh mạnh của thị trường chung vào tháng 11/2015 khiến cổ phiếu này phải kéo về MA50 ngày.

Bài học rút ra: Sau các điểm breakout yếu, nếu giá không thủng MA50 ngày với khối lượng lớn thì có cơ hội để mua lại. Trong trường hợp của HBC, giá thủng MA50 ngày với khối lượng thấp và sau đó bật tăng 20%. (điểm số 3).

Nhưng có một góc nhìn khác, tôi lại xem toàn bộ quá trình điều chỉnh từ đỉnh tháng 11/2015 là việc hình thành một mẫu hình Nền Giá Phẳng (Flat base) nằm chồng trên chiếc cốc tay cầm cũ. Tôi đánh dấu điểm số 3.2 là điểm breakout của mẫu hình Nền Giá Phẳng. Đây là lúc chỉ số VN-Index tạo Ngày Bùng Nổ Theo Đà vào ngày 25/1/2016. Lúc đó tôi đã mua vào HBC với hy vọng đây là cổ phiếu dẫn dắt.

Nhưng không. HBC lại có điểm breakout fail. Về sau, tôi mới nhận ra một yếu tố khác khiến cho mẫu hình Nền Giá Phẳng bị lỗi là: giá tập trung nhiều ở nửa dưới Nền Giá Phẳng. Điểm breakout vào ngày 26/1/2016 bị fail và tôi phải cắt lỗ HBC ngay cả khi nhiều mã cổ phiếu khác bùng nổ mạnh. HBC kích hoạt lệnh bán khi giá thủng 8% so với điểm pivot, đặc biệt là quy tắc: Giá phá thủng MA20 ngày với khối lượng lớn.

Thành thực mà nói thì tôi lãng quên HBC ngay sau đó. Đặc biệt là khi giá phá thủng cả MA50 ngày tại điểm số 4. Những tín hiệu tích cực từ ĐHĐCD năm 2016 với kế hoạch kinh doanh đột biến đã làm thay đổi mạnh mẽ yếu tố cơ bản của doanh nghiệp này (NGày 25/4/2016). Đó là lúc tôi bắt đầu chú ý trở lại với HBC.

Bài học ở đây là: Thời gian xây dựng lại nền giá sẽ lâu hơn với xây lại điểm mua pivot. Trong trường hợp của GWW, giá chỉ xây lại điểm pivot nên không tốn quá lâu thời gian. Còn trong trường hợp của HBC, giá hình thành lại mẫu hình mới là W hoặc 3C và phải mất 3-4 tháng mới xong nền giá mới. Tại điểm số 5, giá breakout mẫu hình 3C và đây là điểm phá vỡ đúng. Sau đó tiếp tục tạo điểm phá vỡ chuẩn theo mô hình W tại điểm số 5. Yếu tố cơ bản của HBC mạnh lên vào thời điểm này.

Trả lời