Pin Bars- Vũ khí lợi hại của các Trend Trader

Tôi từng thắc mắc, vào đầu thế kỷ 20 khi máy tính chưa có, việc thu thập dữ liệu giá khó khăn, chẳng có cả rừng indicator như bây giờ, thì Jesse Livermore đọc đồ thị giá như thế nào. Vâng! Chỉ cần giá, khối lượng và đường trung bình di động, Jesse Livermore có thể hiểu được toàn bộ diễn biến của thị trường. Ngày nay, cũng ta gọi đây là “naked chart”, tức chỉ có trần trụi cái đồ thị giá.

Pin Bars là chiến lược giao dịch cực kỳ lợi hại đối với các Trend Trader. Trong giới hạn một bài viết, tôi giới thiệu một vài cách giao dịch theo Pin Bar.

Trước hết, bạn phải hiểu rằng Pin Bar là không đơn thuần chỉ là cây nến Nhật Bản. Mặc dù nó sẽ có hình dạng như Búa (Hammer), nhưng nó nên được kết hợp với khối lượng và bối cảnh giá. Pin Bar là hành động giá của nhà đầu tư tổ chức nhằm rũ bỏ các nhà đầu tư yếu. Khi giao dịch nến Pin bar cần quan sát các vùng giá quan trọng như: vùng hỗ trợ và kháng cự, cung và cầu, đường xu hướng và đường trung bình động

  1. Khi Pin Bar xuất hiện khả năng nền giá sắp hoàn tất.

Nếu Pin Bar đi kèm với khối lượng lớn và xuất hiện trong một nền giá, hãy tin rằng Nền Giá sắp hoàn tất và điểm breakout xuất hiện. Dưới đây là đồ thị của VEA vào thời điểm đầu năm 2019. Ngày 25/12/2019, VEA có cây Pin Bar với khối lượng giao dịch lớn, nằm trong Nền Giá Phẳng (Flat Base). Đây chính là dấu hiệu tôi nhận ra nền giá phẳng sắp kết thúc và có điểm Breakout xuất hiện sau đó.

Bối cảnh ở đây chính là mức hỗ trợ 36.6 tạo bởi đỉnh của nền giá phẳng trước đó. Bên bán cố gắng rũ bỏ nhà đầu tư yếu bằng cách bán mạnh cho giá thủng hỗ trợ này nhưng sau đó gom hàng trở lại. Khi giá chối bỏ hành động giảm giá, bạn có thể nhảy vào mua, ngay trước khi điểm breakout của nền giá xuất hiện.

Hay ví dụ như VCB vào tháng 6/2019. Pin Bar xuất hiện trước điểm breakout của mô hình hai đáy (W)

2. Pin Bar cơ hội mua sau khi test điểm pivot của nền giá

Đây là kiểu giao dịch tôi ưa thích. Phần lớn các điểm breakout là giả hoặc giá thường test lại điểm pivot. Theo thống kê của O’Neil có đến 67% xác suất xảy ra khả năng test lại điểm pivot sau điểm breakout.

Đồ thị dưới cho thấy HPG có điểm Breakout từ mẫu hình chiếc cốc (Cup) vào ngày 30/11/2017. Nhưng sau đó giá lại giảm, thậm chí có phiên thủng điểm pivot. Đó chính là lúc Pin Bar xuất hiện đi kèm với khối lượng lớn. Việc Pin Bar giữ được đường MA20 ngày cho thấy bên mua đã thắng thế. Những trader yếu đã chuyển hàng sang cho trader mạnh. Đó là lúc HPG có cú tăng vọt.

Hay ví dụ gần đây là của BCM. Sau điểm Breakout, BCM test lại điểm pivot. Cây Pin Bar xuất hiện cho thấy bên mua giữ được giá cổ phiếu.

3. Sử dụng Pin Bar để lướt theo trend

Khi lướt theo trend, điều quan trọng là tìm các ngưỡng hỗ trợ, đường trung bình di động. Nếu có nhiều Pin Bar xuất hiện, lực càng mạnh. Dưới đây chính là ví dụ của VJC trong mấy ngày gần đây.

4. Sử dụng Pin Bar để bắt đáy

Tôi không phải là fan của kiểu chiến lược này nhưng một số môn đệ của tôi tại lớp Trend Trader đã áp dụng thành công cách giao dịch này. Hai cây nến Pin Bar ở dưới xuất hiện khi giá test lại đáy 20. Lưu ý, khi các pin bar liên tục xuất hiện, vùng hỗ trợ càng mạnh và khả năng thắng càng cao. Trong đồ thị dưới, các pin bar ở giá 25 là cách giao dịch theo điểm hỗ trợ.

Ngày 26/6/2019, VIB có mẫu hình cây Pin Bar, với đáy thấp nhất của cây Pin Bar chạm vào đáy cũ trước. Nó được gọi là mẫu hình Cái Đuôi Con Chuột Túi của Elder.

Trong Amibroker có sẵn bộ kiểm tra Pin Bar cho anh em sử dụng

http://www.elibook.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-trend-trader/

Trả lời