LÝ THUYẾT VỆT ĐEN MẶT TRỜI ĐỐI VỚI CHU KỲ KINH TẾ, CHỨNG KHOÁN

  1. Ảnh hưởng của bão mặt trời và bão địa từ đối với thị trường chứng khoán

Ảnh hưởng lên con người

  •  Có nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực khi bão mặt trời hoạt động mạnh.

Vào năm 1934, nhà nghiên cứu người Đức là G. và B. Dull công bố số lượng người chết do nhiễm lao ở Hamburg, Copenhagen và Zurich, cao hơn vào những ngày mà hoạt động mặt trời đạt đỉnh so với những ngày trước vào sau. Họ cũng công bố cho biết sự gia tăng các bệnh thần kinh và tự vẫn trong những ngày vệt đen mặt trời đạt đỉnh.

Vào năm 1934, A.L.Tchijevsky, giáo sư lịch sử người Nga cho biết khi điều tra lịch sử giai đoạn từ 550 trước công nguyên đến 1900 sau công nguyên cho thấy bệnh dịch của thế giới có khuynh hướng xuất hiện trong những năm hoạt động vệt đen mặt trời đạt đỉnh.

Vào năm 1935, tiến sĩ O.Puig của Buenous Aires lưu ý sự gia tăng gấp 3 lần bệnh hô hấp vào những ngày mà hoạt động vệt đen mặt trời diễn ra mạnh ở phía bán cầu Nam.

Vào năm 1941 và 1951, giáo sư Maki Takata của Đại học Toho tại Tokyo, công bố chỉ số kết bông của huyết thanh máu tăng cao bất thường khi nhóm vệt đen mặt trời đi qua thiên đỉnh trung tâm của mặt trời. Chỉ số cũng tăng cao vài phút trước thời điểm mặt trời mọc mỗi ngày.

Vào năm 1955, tiến sĩ O.Lingemann công bố nghiên cứu ở Tây Đức trong suốt 1948-1952 cho thấy xuất huyết phổi gia tăng cùng với hoạt động vệt đen mặt trời.

Vào năm 1959, tiến sĩ vật lý người Pháp là J.Poumailloux và nhà khí tượng học R.Viart đã công bố đến Viện Y Khoa Paris cho thấy có tương quan cao giữa số lượng bệnh tim mạch với sự gia tăng bất thường trong hoạt động mặt trời vào năm 1957.

Vào năm 1960, bác sĩ chuyên khoa huyết học của Soviet là Nicholas Schulz công bố đến Viện Khoa Học USSR cho biết, hoạt động vệt đen mặt trời được theo sau bởi sự gia tăng bất thường một số thành phần trong máu, tế bào bạch huyết, trong khi các tế báo máu trắng giảm bất thường.

Vào năm 1960, giáo sư N.V.Romensky, giám đốc điều hành của Hội Đồng Sức Khỏe tại Sotchi ở Biển Đen, công bố rằng số lượng bệnh tim mạch tại các bệnh viện thuộc quyền quản lý của ông tăng gấp 10 lần vào ngày 18 tháng 5 năm 1959, sau khi có vụ nổ mặt trời vào ngày 17 tháng 5 năm 1959.

Vào năm 1960, Hội nghị Địa Vật Lý và Khí Tượng Học tại Ottawa, Canada, tiến sĩ A.Giordano công bố số lượng trường hợp bệnh tim mạch tại Pavia, Italia tăng từ 200 vào năm 1964 lên mức 450 vào năm 1958 tương ứng với sự gia tăng trong hoạt động vệt đen mặt trời.

Vào năm 1962, giáo sư Giorgio Piccardi, giám đốc điều hành của Viện Hóa Chất Vật Lý, Đại học Florence, Italia, công bố rằng tốc độ phản ứng hóa học trong nước và mãu thay đổi theo chu kỳ 11 năm của vệt đen mặt trời và vụ nổ mặt trời.

  • Có những dẫn chứng cho thấy bão từ cũng tác động tiêu cực đến con người:

Tiến sĩ L.J.Ravitz, nhà tâm thần học, công bố vào Hội Nghị Thường Niên tháng 10 năm 1962 tại Viện Khoa Học Mỹ, một bằng chứng bổ sung về ảnh hưởng của trường điện từ đối với con người và cho thấy tính chất chu kỳ của những lực này đối với các bệnh nhân tâm thần nhằm dự đoán sức khỏe của họ. Ravitz là học trò lâu năm của Bác sĩ H.S.Burr và F.S.C.Northrop của Trường Y Khoa Yale, người phát hiện tương quan giữa các lực ngoài vũ trụ và các thực thể sống, vào năm 1935 làm cơ sở cho Lý thuyết điện động lực của sự sống. Họ cũng phát hiện thấy trường điện từ trong con người có chuyển động định kỳ song song với dữ liệu được ghi lại trong khí quyển, trái đất theo: ngày đêm, hàng tháng, theo mùa, nửa năm, hàng năm, và chu kỳ vệt đen mặt trời.

Vào năm 1963, bác sĩ H.Friedman, R.O.Becker, C.H.Bachman của Đại Học Quốc Gia New York công bố, trên Nature, tại 8 bệnh viện tâm thần lớn ở New York có gia tăng bệnh nhân trong những ngày từ trường hỗn loạn nhất. Họ phát hiện thấy mối quan hệ xác định giữa các biến động tâm thần và một số yếu tố địa vật lý phù hợp với thay đổi trong từ trường trái đất.

Một số ví dụ khác do ảnh hưởng của bão từ chẳng hạn như: Các phi công bị căng thẳng cao động và khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh giảm dẫn đến sụt giảm nhanh kỹ năng bay trong giai đoạn bão địa từ. Tỷ lệ tử vong hàng ngày tăng 70% do bệnh tim tương ứng với giai đoạn bão địa từ so với những ngày địa từ hoạt động thấp.

  • Cơ chế tác động của vệt đen mặt trời/bão từ đến con người?

Nghiên cứu của Garcia-Matta và Shaffner (1934) cho biết:

1-    Tâm lý đám đông chịu ảnh hưởng của các làn sóng lạc quan và bi quan được gây ra bởi thay đổi trong số lượng tia cực tím phát ra từ mặt trời, mà biến động này được xác định bằng thay đổi trong vệt đen mặt trời và vệt sáng mặt trời.

2-    Thay đổi trong hoạt động mặt trời gây ra thay đổi trong trường điện từ trái đất tác động lên trường điện từ con người. Tiến sĩ E.D.Adran của Đại học Yale, vào năm 1929, và E.G.Weaver và C.W.Bray, vào năm 1930, đã phát hiện thông qua thí nghiệm với mô thần kinh tồn tại có dòng điện trong cơ thể con người. Thay đổi trong trường điện từ của con người có thể là kết quả của thay đổi sinh học tác động đến tâm lý lạc quan hoặc bi quan.

H1- Cơ thể con người phản ứng với những thay đổi trong trường địa từ, bão mặt trời

Tác động của vệt đen mặt trời đối với TTCK Mỹ

Nghiên cứu của Theodore Modis (2007), các đỉnh của TTCK thường xuất hiện trước đỉnh của vệt đen mặt trời trung bình khoảng 2.48 năm.

H2- Mối quan hệ giữa DJIA và vệt đen mặt trời

Tác động của hoạt động địa từ đến hành vi mua bán trên thị trường tài chính.

Những nghiên cứu trên cho thấy, bão địa từ có ảnh hưởng đến sự con người. Điều này cũng có nghĩa rằng, các lực tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của nhà đầu tư, bởi họ cũng là con người.

H3- Mô phỏng ảnh hưởng của bão từ đến hành vi mua/bán

Khi bão từ xuất hiện, nhà đầu tư sẽ chịu nhiều áp lực căng thẳng, họ sẽ bán ra. Ngược lại, khi địa từ yên tĩnh, nhà đầu tư sẽ bình tâm, thoải mái, vui vẻ và họ thường đưa ra quyết định mua vào. Điều này có thể đưa ra một chiến lược giao dịch cho việc xác định điểm đảo chiều là: Mua tại đỉnh địa từ và bán tại đáy địa từ.

Theo nghiên cứu của James A.Marusek (2007): “Solar storm threat Analysis- Phân tích mối đe dọa cơn bão mặt trời” kết luận: “Các cơn bão địa từ tác động đến hành vi, sự nhìn nhận và quyết định của con người đối với rủi ro. Nghiên cứu đã chứng minh những liên kết giữa đình trệ kinh tế với các vấn đề như: sự căng thẳng quá độ, rối loạn giấc ngủ, tuần hoàn máu, là những yếu tố tác động đến những đánh giá trừu trượng chẳng hạn như đánh giá rủi ro, hành vi cẩn trọng quá mức và tỷ lệ ngày càng tăng của các bệnh tâm thần.”

Theo nghiên cứu của Anna Krivelyova, Đại học Boston, và Cesare Robotti, Ngân hàng dự trữ liên bang tại Atlanta trong “ Playing the Field: Geomagnetic Storms and stock market”: “ Có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng cho thấy bão địa từ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán: Khi hoạt động địa từ ở mức cao bất thường sẽ có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê lên tỷ suất sinh lợi theo tuần đối với TTCK Mỹ. Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy bằng chứng tỷ suất sinh lợi cao hơn đáng kể đối với TTCK thế giới ở trong giai đoạn địa từ hoạt động thấp.

Tại Hội thảo sử dụng phần mềm Wave59 vào Tháng 3.2011 tại Las Vesgas, một astro-trader là Lars Von Thienen (người Đức), đã thử nhìn nhận lại trong thời gian gần đây. H5 mô tả hoạt động của bão từ và phóng to giai đoạn 1999-2010.

H5- Hoạt động bão từ năm 1932-2010

Diễn biến thực tế từ năm 1999-2010 như sau:

Để giúp bạn đọc bám sát với hoạt động của bão từ, tôi xin giới thiệu trang web của Diego Ratti, một astro-trader người Đức. Trang website này thường update hoạt động của bão từ và tác động lên thị trường chứng khoán.

http://www.astro-trading.net/2011/01/geomagnetic-storms-and-stock-market.html

hoặc một trang web khác của Lunatic trader:

http://lunatictrader.com/?Geomagnetic_Storms

Kết luận: Các giai đoạn có hoạt động địa từ hoặc bão mặt trời hoạt động mạnh khiến cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.

Nguồn tài liệu tham  khảo:

  1. http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/solar/sunspot.html
  2. http://en.wikipedia.org/wiki/Geomagnetic_storm
  3. Wave59 PowerUse Conference (Hội thảo sử dụng phần mềm Wave59) vào Tháng 3.2011 tại Las Vesgas: Đề tài: “Identifying turning points in the stock market with major geomagnetic Reversal dates” của Lars Von Thienen.
  4. Sách “Financial Astrology” của David William, Tháng 6.1984
  5. “Sunspots, GDP and the stock market”, Theodore Modis, Tháng 6.2007

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của vệt đen mặt trời đến chu kỳ kinh tế, vui lòng đọc chi tiết cuốn sách

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
David William sinh ngày 20 tháng 9 năm 1897, tại Leeds, Anh Quốc. Biểu đồ tử vi của tác giả có Mặt Trời nằm ở cung Xử Nữ, Mặt Trăng nằm ở cung Con Cua, và đỉnh nhà cung Sư Tử nằm ở vị trí Ascendatnt (gọi là Leo Rising). Tác giả đến Mỹ vào lúc 7 tuổi.
Được đào tạo trở thành một kỹ sư điện tử, tác giả làm việc tại công ty Consolidated Edison tại New York trong 43 năm, lúc đầu là ở Bộ Phận Kỹ Thuật và sau đó chuyển sang Bộ Phận Thu Mua. Tác giả nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1963.
Nghĩa vụ quân sự của tác giả từng phục vụ tại Chiến dịch Biên Giới Mexico vào năm 1916 và trong Thế Chiến Thứ Nhất vào năm 1918. Tác giả là Đại Úy Hải Quân tại Lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II, với vai trò thu mua thiết bị điện tử cho Hải Quân khi đóng tại thủ đô Washington, và sau đó trở thành nhân viên điều hành và tiếp theo là nhân viên cung cấp dưới quyền chỉ huy của Sở Chỉ Huy Hậu Cần Hải Quân tại Vịnh Milne, New Guinea.
Williams đã thuyết giảng và viết rất nhiều về chiêm tinh học, kinh tế và chu kỳ thị trường chứng khoán, so sánh tôn giáo, tâm lý đám đông, và viết các cuốn sách “ Thiên văn học giản đơn cho các nhà chiêm tinh”, “Chiêm tinh học-Kinh tế Học,” và “Dự báo chu kỳ kinh tế”.
Tác giả là một thành viên của Viện Điện Tử và Kỹ sư điện tử Mỹ và là thành viên của Viện Khoa Học New York, và là biên tập của Nền Tảng Nghiên Cứu Chu Kỳ (The Foundation of Study of Cycles), chủ tịch của Hội Chiêm Tinh Châu Mỹ, và là chủ tịch của Hiệp Hội các nhà chiêm tinh Mỹ.
—-
Trích dẫn Chương 3: LÝ THUYẾT VỆT ĐEN MẶT TRỜI ĐỐI VỚI CHU KỲ KINH TẾ

Hãy tin rằng không có điều gì không thể xác minh được. Nhưng lý do và bằng chứng nào để bảo đảm cho kết luận, hãy tin mọi thứ và gạt bỏ định kiến. Tìm kiếm sự thật trong mọi cơ hội và tán thành nó theo hướng ngược lại cho thế giới.— Andrew Jackson Davis

 GIỚI THIỆU

Một trong những dự báo kinh tế chính xác nhất trong thế kỷ 19 không phải là của một nhà kinh tế mà bởi một nhà thiên văn học Sir Wiliam Herschel (1738-1822), người trở nên nổi tiếng khi phát hiện ra hành tinh Thiên Vương Tinh vào năm 1781. Trong lúc bài nghiên cứu được diễn thuyết tại Hội Hoàng Gia Luân Đôn (Royal Society of London) vào ngày 16 tháng 4 năm 1801. Herchel gây sự chú ý về mối liên hệ giữa hoạt động vệt đen mặt trời và giá lúa mì. Từ nghiên cứu của ông trong sáu giai đoạn từ năm 1650 đến 1800, Herschel kết luận rằng trong giai đoạn ít hoặc không có vệt đen mặt trời, lúa mì trở nên khan hiếm và do đó giá ở mức cao; ngược lại, trong giai đoạn vệt đen mặt trời hoạt động mạnh, mùa màng bội thu và giá nằm ở vùng đáy.

Mặc dù số liệu của ông là còn ít và sơ sài để có được một kết luận chặt chẽ, nhưng Herschel đã dự báo chính xác khi giai đoạn vệt đen mặt trời hoạt động mạnh lần kế tiếp cũng trùng với một mùa bội thu. Trung bình tương đối số lượng vệt đen mặt trời (The Mean Relative Sunspot Numbers) đã tăng từ mức đáy 4.1 trong năm 1798 tới mức cao 47.5 vào năm 1804. Sản xuất nông nghiệp tăng mạnh từ mức đáy vào mùa hè ẩm ướt 1799, và giá tiếp tục tăng cho đến năm 1801, khi hoạt động sản xuất quá mức đã gây nên một sự sụt giảm cho tới đợt hồi phục bởi cuộc chiến tranh Napoleon vào năm 1803. Năm 1809 là năm thu hoạch tồi tệ như 1799, và tiếp theo sau cũng là ba năm thất bát. Không có vệt đen mặt trời vào năm 1810 và giá tiếp tục tăng cho đến khi đạt đỉnh vào năm 1813.

Ở đây, cần giải thích về vệt đen mặt trời. Vệt đen mặt trời là rất lớn tạo nên cơn bão trên bề mặt của mặt trời giống như lốc xoáy hoặc vòi rồng trên trái đất, đã được chứng minh là do các vệt tối mặt trời và đi kèm với những khu vực sáng, bất thường, lớn được gọi là vệt sáng mặt trời, vệt sáng và vệt tối tạo nên cái gọi là “focculi” và phát tán một lượng lớn khí gas vào khí quyển đến độ cao khoảng 1 triệu mét gọi là “sự bùng nổ (prominence)”.

Tính định kỳ của vệt đen mặt trời được chú ý lần đầu bởi Samuel Heinrich Schwabe, tại Dessau, Đức, vào năm 1844 đã đưa ra kết quả về quan sát của ông trong khoảng thời gian từ 1826 đến 1843, ước tính tạm thời về chu kỳ vệt đen mặt trời là 10 năm. Giáo sư Rudolph Wolf của Zurich, Thụy Sĩ đưa ra một phân tích vào năm 1852 từ tất cả các quan sát có được về vẹt đen từ năm 1610 đến năm 1850 và ước tính chiều dài trung bình của chu kỳ này là 11.11 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn nhất là 9 năm và khoảng thời gian dài nhất là 13.6 năm.

Tiến sĩ D.Justin Schove, vào tháng 6 năm 1955, trên Tạp chí nghiên cứu địa vật lý (Journal of Geophysical Research) tính toán chu kỳ trung bình là 11.11 năm, với khung dao động tối thiểu là 8 năm và dài nhất là 16 năm. Cho đến thế kỷ hiện nay, trung bình là khoảng 10 năm. Schove đã đưa ra một kết luận quan trọng: “Kiểm định cuối cùng của tất cả các lý thuyết và tạo ra công thức phải năm trong dự đoán. Dự đoán về số lượng và chu kỳ vệt đen mặt trời trong tương lai là quan trọng nhưng phân tích điều hòa đã không đạt được kết quả và có rất ít sự đồng thuận giữa các nhà khoa học để sử dụng làm cơ sở hợp lý cho các dự báo.”

Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao tiến sĩ Clarke không thể phát hiện bất cứ khoảng thời gian thiên văn nào phù hợp với chu kỳ 10 năm được phát hiện vào năm 1838 và chu kỳ 11 năm được phát hiện vào năm 1847 vì ước tính của Schwabe về chiều dài của chu kỳ vệt đen mặt trời là 10 năm không được công bố cho đến năm 1844 và ước tính chu kỳ 11.11 năm của Wolf không được công bố cho đến năm 1852. Bằng chứng cho thấy tiến sĩ Clarke đã đi trước thời đại của mình.

Một giải thích khác về lý thuyết vệt đen mặt trời là nhà kinh tế người Anh William Stanley Jevons (1835-1882), nhận thấy rằng các biến động tài chính có thể phụ thuộc vào những thay đổi trong sản xuất thực phẩm. Ông đã nghiên cứu trong 12 năm để đưa ra một quy tắc vật lý cơ bản về các biến động thương mại, trình bày trong nghiên cứu: “Khoảng thời gian mặt trời và giá bắp- The solar Period and the Price of Corn,” trình bày trước cuộc họp Bristol của Hiệp hội Anh Quốc (British Association) vào năm 1875.

Trong nghiên cứu này Jevons đã phát biểu: “Đúng như ngài John Mills đã nói trong một nghiên cứu xuất sắc dựa trên Chu kỳ tín dụng trong các giao dịch của  Hội thống kê thành phố Manchester (1867-1868) chứng minh rằng các đợt sụp đổ mang tính định kỳ này thực sự là do yếu tố tinh thần, điều phụ thuộc vào thay đổi của thất vọng, niềm tin, kích động, bi quan và hoảng loạn. Nhưng đối với tôi, dường như các trạng thái này là các suy nghĩ thương mại, mặc dù đang tạo nên một phần cơ bản của hiện tượng nhưng có thể được kiểm soát bởi các sự kiện bên ngoài, đặc biệt là kết quả thu hoạch mùa vụ.”

Nhưng điều gì ảnh hưởng đến thu hoạch mùa vụ? Jevons tự hỏi” “Nó đã được chứng minh khá muộn, vượt ngoài tất cả các nghi ngờ hợp lý, rằng có thay đổi định kỳ trong hoạt động của mặt trời, phát hiện đầu tiên là tăng và giảm liên tiếp của vệt đen măt trời và sau đó xuất hiện cực quang, bão từ, lốc xoáy và những biến động khí tượng khác. Hiện nay có ít hoài nghi về việc lượng mưa và hiện tượng khí hậu khác ở bất cứ nơi nào ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hoạt động của mặt trời, mặc dù chúng ta chưa biết chính xác biến động của hệ mặt trời cũng như cách thức mà chúng tác động lên thời tiết tại bất cứ quốc gia nào.

“Bây giờ, ở mức độ nào đó, nếu như thời tiết phụ thuộc vào hoạt động hệ mặt trời thì rõ ràng việc thu hoạch và giá ngũ cốc sẽ phụ thuộc ít nhiều vào thời gian hệ mặt trời (solar period), và cũng trải qua các biến động mang tính định kỳ giống như khoảng thời gan của vệt đen mặt trời.”

Jevons sử dụng bảng đối với lúa mì, lúa mạch, yến mạch, đậu, đậu hà lan, đậu tằm và lúa mạch đen được rút ra từ tác phẩm kiệt xuất của giáo sư James E.Thorold Roger Lịch sử nông nghiệp và giá cả ở Anh từ năm 1259 đến 1793 (History of Agriculture and Prices in England from 1259 to 1793) được phát hành vào năm 1866. Việc mô tả giá ngũ cốc được tính theo giá bạc nhằm mục đích loại bỏ ảnh hưởng yếu tố tiền tệ trong suốt 140 năm qua, Jevons có được chu kỳ 11.11 năm phù hợp với chiều dài trung bình của vệt đen mặt trời. Giá của lúa mì được sử dụng như là một chỉ số sản xuất nông nghiệp trong hơn 1,000 năm ở Anh. Giá trái phiếu Consol lãi suất 3% (Trái phiếu chính phủ vĩnh viễn Anh Quốc) được sử dụng như là chỉ số của lãi suất.

Giáo sư Jevons sau đó đưa ra những dự báo: “Giả định rằng những biến động trong tín dụng thương mại và doanh nghiệp thực sự là trạng thái tinh thần, liệu cần phải có bất cứ sự kiện bên ngoài nào để kích thích niềm tin tại một thời điểm hoặc sự thất vọng và bi quan ở thời điểm khác? Nó có thể rằng các loại thương mại của nước Anh, như đã cấu thành hiện nay, tạo nên một thực thể, phù hợp bởi các yếu tố tinh thần và điều kiện khác, trải qua một dao động động hoàn chỉnh trong một khoảng thời gian gần như tương đồng với vệt đen mặt trời. Trong những điều kiện như vậy, một biến động ít cạnh tranh hơn của giá thực phẩm, lặp lại theo cách tương tự, tại một điểm tương đồng của dao động, sẽ đủ để tạo nên tác động mạnh mẽ.

Hình 1a. Biểu đồ Jevons về kinh tế Anh và chu kỳ lúa mì 1731-1769

Hình 1b. Biểu đồ Jevons về Kinh tế Anh và Chu kỳ lúa mì 1770-1808

“Sau đó, nếu thị trường tiền tệ của Anh phù hợp một cách tự nhiên với dao động hoặc vòng quay trong khoảng thời gian 10 hoặc 11 năm, các biến động nhỏ có tính cạnh tranh trong kết quả thu hoạch mùa vụ sẽ giống như khoảng thời gian đủ tạo nên những thay đổi liên tiếp của đình trệ, năng động, kích thích và sụp đổ sẽ xuất hiện trong một cuộc suy thoái. Tôi cảnh báo rằng hoạt động đầu cơ này có thể là tinh tế nhưng các đợt sụp đổ thị trường tài chính đã lặp lại gần như đều đặn trong 50 năm qua, hoặc là điều này hoặc những giải thích khác là cần thiết.

Hình 1c. Biểu đồ Jevons về Kinh tế Anh và Chu kỳ lúa mì 1809-1846

Hình 1d. Biểu đồ Jevons về Kinh tế Anh và Chu kỳ lúa mì 1847-1863

Thật tò mò khi nói rằng nếu những hoạt động đầu cơ này là có giá trị, chúng ta phải quay lại với những cái mà được cho là sai lầm của chiêm tinh thời kỳ trung cổ. Giáo sư Balforu Stewart chỉ ra nhiều lý do để tin rằng khoảng thời gian vệt đen mặt trời được liên kết bởi chuyển động của các hành tinh. [vì tôi đã đọc hồi ký của giáo sư Stewart về chủ đề này và tôi nghiêng về mối quan hệ giữa các hành tinh và biến động hệ mặt trời là một trong những nguyên nhân tự nhiên sâu xa.]

“Bây giờ, nếu các hành tinh ảnh hưởng đến mặt trời và mặt trời chi phối thời kỳ hái nho và các mùa vụ, từ đó chi phối giá thực phẩm và các nguyên liệu thô, tình trạng của thị trường tiền tệ, có thể nói rằng hình thể của các hành tinh có thể được chứng minh là nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng thương mại.

“Một thực tế kỳ lạ, nhưng không được hiểu biết một cách đầy đủ, rằng điện báo là ước mơ của các nhà vật lý và những người theo chủ nghĩa lãng mạn vào thế kỷ 16 và 17. Tương tự, thật thú vị nếu giả khoa học[1] của chiêm tinh học là điềm báo thắng lợi mà sự chính xác và các nghiên cứu cẩn thận vẫn chưa được công bố, về các nguyên định kỳ không rõ ràng tác động đến sức khỏe chúng ta khi chúng ta nhận thấy nó.” Ông kết luận: “Tôi không mạo hiểm để khẳng định chắc chắn rằng các biến động trung bình như đã nêu trong bảng trước hoàn toàn là do các biến động trong năng lượng mặt trời. Chúng dường như cho thấy rằng chủ đề này xứng đáng để nghiên cứu sâu hơn, điều tôi mong muốn thực hiện khi có thời gian rảnh rỗi.”

Tại cuộc họp Dublin của Hội Đồng Anh Quốc tổ chức vào ngày 19 tháng 8 năm 1878, Jevon đã công bố một nghiên cứu, “Tính Định Kỳ của Khủng Hoảng Thương Mại và Lý Giải Vật Lý”, trong đó ông nói:  “Cách đây 3 năm, tại Hội Nghị Bristol của Hội Đồng Anh Quốc, tôi đã công bố kết quả nghiên cứu cho một nổ lực mới được kỳ vọng nhằm chứng minh giả thiết mối tương quan do Herchel đã nêu ra. Nghiên cứu sau đó cho tôi biết rằng các dữ liệu không ủng hộ cho kết luận mà tôi rút ra từ nghiên cứu, và do đó tôi đã rút lại kết quả nghiên cứu. Từ đó, tôi thực hiện một số nghiên cứu khác để khám phá tính định kỳ đều đặn trong giá ngũ cốc ở Châu Âu, nhưng không thành công. Tuy nhiên, từ lâu tôi đã tin rằng tính định kỳ mười năm có thể được theo dõi trong hoạt động thương mại và sự lặp lại của các cuộc khủng hoảng thương mại.”

Jevons sau đó liệt kê những năm sau mà thương mại của Anh đạt mức cao nhất:

1701, 1711, 1721, 1732, 1742, 1753, 1763, 1772, 1783, 1795, 1805, 1815, 1825, 1837, 1847, 1866. Xem hình 1a và 1d, trong đó những năm khủng hoảng được khoanh tròn. Trong những năm đó, ông nói, “Những năm này, sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng thương mại là gần giống với dự báo của tôi, những năm tương đồng, và các khoảng thời gian thay đổi từ 9 đến 12 năm. Điều này tồn tại trong khoảng thời gian 165 năm, được chia thành 16 giai đoạn, chiều dài trung bình của giai đoạn này là khoảng 10.3 năm.”

Bằng cách loại bỏ năm 1701 và 1711, mà tác giả xem là không thể hiện tốt, Jevons có được khoảng thời gian 10.43 năm, gần tương đương với khoảng thời gian vệt đen mặt trời tại thời điểm đó là 10.45 năm. Jevons kết luận: “Đánh giá kết quả trùng khớp này theo lý thuyết xác suất, có thể có xác suất cao hai hiện tượng định kỳ, thay đổi gần như trong cùng một khoảng thời gian trung bình như nhau, được liên kết như là nguyên nhân và hệ quả.” Tuy nhiên, kết luận này không có được bằng chứng khoa học tại thời điểm đó.

Trong “Khủng Hoảng Thương Mại và Vệt Đen Mặt Trời”, do Nature xuất bản vào ngày 14 tháng 11 năm 1878, Jevons lặp lại gần như nghiên cứu từng nêu trong nghiên cứu tại Hội Đồng Anh Quốc. Ông phát biểu: “ Nhiều lý do khác nhau được dùng giải thích tại sao thương mại hiện nay phát triển mạnh mẽ và một lần nữa rơi vào suy thoái, sụp đổ. Nhưng, trong suốt một thời gian dài, các nguyên nhân trên là khác nhau và không có tính liên kết, do đó không có cách giải thích nào tốt về tính đều đặn và tính định kỳ của các sự kiện đang diễn ra. Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên nếu các cuộc khủng hoảng thương mại sẽ có khoảng thời gian trung bình là 10.466 năm. Hơn nữa, sự trùng khớp gần như hoàn hảo của khoảng thời gian này với ước tính của Broun về vệt đen mặt trời (10.45 năm) chính là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy hiện tượng này có liên kết theo quan hệ nhân quả. Bản chất thật sự của liên kết không phải là tại thời điểm hình thành.”

Vào năm 1959, tác giả được thông tin từ một thành viên thân thiết của The Foundation for the Study of Cycles, tiến sĩ Carlos Garcia-Mata, rằng ông đã nói cho H.S.Jevons biết cha của ông ấy, William Stanley Jevons, bị ép phải rút lại nghiên cứu năm 1875 về “Lý Thuyết Vệt Đen Mặt Trời” và sau đó mất vì bệnh đau tim do những lời chỉ trích cay độc từ các người bạn kinh tế học. Điều này hiển nhiên dấy lên sự giận dữ của Jevons (con) trong những đoạn văn gạch chân không chính giáo trong nghiên cứu vào năm 1875.

Một bước phát triển xa hơn của Jevons con (H.Stanley Jevons), người viết một bài nghiên cứu với tiêu đề: “Nhiệt Độ của Mặt Trời và Hoạt Động Thương Mại”, công bố vào tháng 8 năm 1909 trên Contemporary Review, trong đó ông tóm tắt như sau: “Nhiệt độ phát ra từ Mặt trời thay đổi không lường trước, tăng và giảm theo cách mà khoảng thời gian từ một đỉnh nhiệt cao nhất đến đỉnh nhiệt cao kế tiếp, trung bình vào khoảng 3 ½ năm. Cứ ba biến động là rất quan trọng vì hình thành biến động lớn trong mỗi 11 năm, gần khớp với biến động của vệt đen mặt trời.

“Khi cho rằng, 11 năm hay là khoảng thời gian vệt đen mặt trời, là yếu tố quan trọng xác định chu kỳ thương mại và sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng thương mại. Có thể khoảng thời gian vệt đen mặt trời có một số ảnh hưởng; nhưng nó là 3 ½ năm, hoặc là  giai đoạn  “bùng nổ của mặt trời” mà chúng ta cần quan tâm nhiều trong khi giải thích các biến động thương mại.

“Biến động 3 ½  năm trong nhiệt độ của mặt trời có ảnh hưởng đáng kể lên thời tiết trên trái đất. Thực sự, các nhà khí tượng học chỉ ra áp suất không khí trung bình do phong vũ biểu ghi lại ở nhiều nơi trên trái đất thay đổi theo khoảng thời gian 3 ½ năm, và biến động của áp suất không khí và tình trạng ẩm ướt không khí cũng xuất hiện trong cùng một khoảng thời gian như trên. Nói cách khác, mặt trời, do thay đổi của chính nó, tạo ra thay đổi luân phiên trong thời tiết khô nóng và thời tiết lạnh, ẩm ướt. Những năm khô, nóng- là những năm mà bề mặt trái đất nhận được nhiều nhiệt lượng nhất từ mặt trời, từng xuất hiện trong những năm gần đây: 1889, 1882-1883, 1896-1897,1900, 1902-1904, 1907; trong khi những năm lạnh và ẩm ướt nhất, nằm giữa những năm nói trên, bao gồm: 1891, 1895, 1896-1899, 1902, 1905,1909.

Điều này cho thấy mặt trời phát ra một dòng hạt electron, đạt mức cực đại tại mỗi lần có vệt đen mặt trời. Tác động lên khí quyển của chúng ta bằng những đợt bom công phá của các hạt electron và làm tăng sự cô động của hơi nước, do đó gây ra thời tiết nhiều mây, làm tăng lượng mưa, và giảm nhiệt độ.

“Bằng chứng tôi thu thập về chủ đề này đưa đến kết luận rằng, cha tôi (William Stanley Jevons), với khả năng trực giác nhạy cảm, hoàn toàn chính xác trong việc xác định tương quan giữa các cuộc khủng hoảng và sự xuất hiện của các biến động thương mại với thay đổi trong nhiệt độ mặt trời, và thậm chí thực tế này còn phức tạp hơn nhiều so với điều mà cha tôi nghĩ. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh một điểm đặc biệt trong nghiên cứu của mình rằng, trong khi tôi thành công trong việc phát triển những kết luận của cha tôi về lý thuyết này, chỉ dựa trên các nghiên cứu thiên văn, khí tượng học và công bố của các thống kê mùa vụ chi tiết, thì các dữ liệu này là không có sẵn ở thời kỳ cha tôi.”

Vào tháng 1 năm 1923 trên Review of Economic Statistics, nhà kinh tế người Mỹ Joseph Kitchin, xác nhận phát hiện của Jevons cha. Ông phát hiện chu kỳ có chiều dài trung bình 3 1/3 năm, hoặc 40 tháng, dựa trên những đo lường tỉ mỉ về các chỉ số trong suốt những năm 1890-1922 ở ở Vương Quốc Anh và Mỹ. Chu kỳ này do đó được gọi là “Chu kỳ Kitchin.” Ông cũng phát hiện ra những chu kỳ chính chủ yếu là sự tổng hợp của hai, hoặc đôi khi là ba chu kỳ nhỏ và giới hạn của các chu kỳ chính được ký hiệu bởi đỉnh cao nhất của mỗi chỉ số, và đôi khi là các đợt bán hoảng loạn. Chiều dài trung bình của các chu kỳ chính trên theo ông là 8 năm, và khoảng thời gian phổ biến là 7 hoặc 10 năm. Các chu kỳ chính trên được gọi là “Chu kỳ Juglar”, như đề cập trước đây.

Trong một nghiên cứu, “Nguyên Nhân của Những Biến Động trong Hoạt Động Công Nghiệp và Giá Cả,” công bố tại Hiệp Hội Thống Kê Hoàng Gia (Royal Statistical Society), vào ngày 16 tháng 5 năm 1933, Jevon con có một bước tiến khác, ông nói: “Khuynh hướng của kinh tế-thương mại, công nghiệp và tài chính- đối với các biến động mạnh một phần là do tình trạng tâm lý mà điều kiện kinh tế hiện tại tạo ra cho các nhóm nhà doanh nhân, và cũng một phần vì những phản ứng xuất hiện từ thói quen tín dụng và tài chính và cách thức tổ chức của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, chu kỳ 3 ½ năm là đủ mạnh để buộc các dao động thương mại và công nghiệp phù hợp với khoảng thời gian này, đến nỗi mà các quả bom hoặc đỉnh cao của chu kỳ thương mại phải trùng với đỉnh của chu kỳ nhỏ.”

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều xem thường “Lý Thuyết Vệt Đen Mặt Trời” cho đến khi tiến sĩ Carlos Garcia-Mata và tiến sĩ Felix I.Shaffner báo cáo trong Quarterly Journal of Economics (Tạp Chí Kinh Tế Học Hàng Quý), vào tháng 11 năm 1934, một kết quả nghiên cứu tỉ mỉ và công tâm về mối tương quan giữa hoạt động mặt trời và chu  kỳ kinh tế. Họ phát hiện thấy có mức độ tương quan cao giữa chu kỳ 11 năm của hoạt đông mặt trời và khoảng thời gian của sản xuất nói chung, loại trừ nông nghiệp, trong giai đoạn từ 1875 đến 1930. Ngoại lệ chỉ phát hiện thấy trong thời kỳ đình đốn 1903-1904 và 1913-1914, vì một lượng bụi núi lửa khổng lồ thổi vào khí quyển trong giai đoạn núi lửa Pelee bùng nổ vào năm 1902-1903 và núi lửa Mount Katmai vào năm 1912-1913.

Garcia-Matta và Shaffner sử dụng diện tích vệt đen mặt trời và vệt sáng mặt trời được cung cấp bởi Đài Quan Sát Greenwich của Hiệp Hội Thiên Văn Hoàng Gia dưới dạng chỉ số hoạt động mặt trời (solar activity), và chỉ số màu vụ, khai khoáng và sản xuất công nghiệp của tiến sĩ Warren M.Persons ở Mỹ trong giai đoạn từ 1875 đến 1930. Các đường cong này minh họa trong hình 2 cho thấy bất kể sử dụng dữ liệu thô hoặc dữ liệu được làm phẳng, tồn tại mối tương quan rõ ràng giữa chỉ số hoạt động mặt trời và chỉ số sản xuất, cũng như chỉ số sản xuất chung, loại trừ mùa vụ, nhưng có tương quan yếu với chỉ số mùa vụ.

Nghiên cứu của Garcia-Mata và Shaffner xác nhận lý thuyết Herschel-Jevons, mặc dù những người đi trước sử dụng diện tích vệt đen mặt trời và vệt sáng mặt trời, trong khi những người hậu thế sử dụng số lượng vệt đen mặt trời (sunspot numbers) làm thước đo cho hoạt động của mặt trời. Mối tương quan yếu giữa dữ liệu Garcia-Matta/Shaffner với mùa vụ là rõ ràng vì mức độ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ ngày càng giảm dần. Giá trị của sản xuất nông nghiệp tại thời điểm của các nghiên cứu trên chỉ là 10% tổng sản lượng hàng năm, trong khi vào thời kỳ của Herschel và Jevons, 40% dân số Anh Quốc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mặc dù Jevons không phát triển thành công một lý thuyết về mối quan hệ nhân quả mà ông phát hiện nhưng Garcia-Matta và Shaffner phát triển thành hai lý thuyết sau:

1/ Tâm lý đám đông chịu ảnh hưởng của các làn sóng lạc quan và bi quan được gây ra bởi thay đổi trong số lượng tia cực tím phát ra từ mặt trời, mà biến động này được xác định bằng thay đổi trong vệt đen mặt trời và vệt sáng mặt trời.

2/ Thay đổi trong hoạt động mặt trời gây ra thay đổi trong trường điện từ trái đất tác động lên trường điện từ con người. Tiến sĩ E.D.Adran của Đại học Yale, vào năm 1929, và E.G.Weaver và C.W.Bray, vào năm 1930, đã phát hiện thông qua thí nghiệm với mô thần kinh tồn tại có dòng điện trong cơ thể con người. Thay đổi trong trường điện từ của con người có thể là kết quả của thay đổi sinh học tác động đến tâm lý lạc quan hoặc bi quan.

Tuy nhiên, Garcia-Matta và Shaffner nói rằng: “chúng tôi không thể xác định liệu mối tương quan tốt nhất là với đường cong của tổng số lượng hỗn loạn mặt trời với độ trễ vài năm, hoặc với chu kỳ được tạo ra bởi tăng hoặc giảm hàng năm trong sự hỗn loạn của bề mặt mặt trời (vệt đen, vệt sáng…), hoặc với sự tồn tại hoặc không có của vệt đen mặt trời bắn đến trái đất ở vùng trung tâm mặt trời, hoặc thông qua các đặc điểm khác của chu kỳ mặt trời.”

Vào năm 1940, tiến sĩ Garcia-Matta phát hiện mức độ tương quan khá ấn tượng giữa dao động 40 tháng trong kinh tế và thay đổi trong điện từ trái đất. Những biến động trong cả hai chỉ số này gần như trùng khớp với dao động trong tổng diện tích vệt tối (dark foccili) tại vùng trung tâm mặt trời.

[1] Giả khoa học là một niềm tin hoặc một thực tế được trình bày dưới dạng khoa học nhưng không sử dụng phương pháp khoa học, thiếu các bằng chứng hỗ trợ, không thể thực hiện các kiểm tra đáng tin cậy. Xem thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Pseudoscience

Hình 2. Vệt đen mặt trời của Garcia-Mata/Shaffner so với chu kỳ kinh tế

Điều này được lưu ý trong hình 3, khi so sánh chỉ số kinh tế Silberling-Ayres General Business Index với số lượng vệt đen mặt trời Zurich trong giai đoạn 1750-1958 không ủng hộ cho giả thiết có tương quan mạnh trong toàn bộ giai đoạn này. Ví dụ, mặc dù mối tương quan rõ ràng có vẻ như tồn tại vững chắc trong một vài thập kỷ trong khoảng thời gian Jevons và Garcia-Matta nghiên cứu, (1875-1930), nhưng nó đã bị đảo ngược tại giai đoạn khác ví dụ như: Thế chiến thứ II và Chiến Tranh Triều Tiên. (Chỉ số kinh tế The General Business Index do M.J.Silberling xây dựng trong Dynamics of Business (Kinh Tế Năng Động) trong giai đoạn 1750-1940, đã bổ sung chỉ số Ayres của công ty Cleveland Trust. Chỉ số vệt đen mặt trời được tính từ trung bình tương đối số lượng vệt đen mặt trời của Đài Quan Sát Zurich tại Thụy Sĩ.)

Lý Thuyết Vệt Đen Mặt Trời về Chu Kỳ Kinh Tế không được cộng đồng các nhà kinh tế học chấp nhận rộng rãi. Do đó, Paul A.Samuelson, giáo sư kinh tế học, tại Viện cộng nghệ Massachusetts, viết trong cuốn sách của ông, Kinh tế Học (economics), như sau: “Chu kỳ kinh tế là lực đẩy chung của gần như tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế và tất cả quốc gia công nghiệp. Các chuyển động trong thu nhập quốc gia, thất nghiệp, sản xuất, giá cả, và lợi nhuận không đều đặn và có khả năng dự báo như quỹ đạo của các hành tinh hoặc dao động của con lắc, và không có phương pháp ma thuật nào dự báo được điểm đảo chiều của hoạt động kinh tế.”

“Thật không may, lĩnh vực kinh tế học không phải là vật lý hoặc toán học cổ điển. Trong kinh tế học, việc minh họa dễ dàng các lý thuyết vệt đen mặt trời về chu kỳ kinh tế là chuyện hoang tưởng, ví dụ như liệu người đề xướng có sẵn sàng mất cả đời thực hiện các thống kê cho đến khi chúng được chấp nhận. Thực tế đáng buồn này là quan trọng, không phải vì chúng tôi thấy khó khăn để bác bỏ lý thuyết vệt đen mặt trời- nghĩa là ngày nay không mấy ai thực sự quan tâm nhiều đến lý thuyết vệt đen mặt trời- mà còn vì chúng tôi cho rằng các lý thuyết đúng hơn và tốt hơn phải luôn dựa trên các nhiều quan sát trong bối cảnh phức tạp của việc quan sát và dữ liệu kinh tế, nên khó để bác bỏ lý thuyết này là tồi hoặc chứng minh lý thuyết kia là tốt.”

Hình 3, Số lượng vệt đen mặt trời và chu kỳ kinh tế 1750-1980

H.T.Davis, trong Phân tích chuỗi thời gian kinh tế (The analysis of Economic Time Series), không đồng ý với quan điểm của giáo sư Samuelson, khi ông nói rằng lý thuyết của Herschel/Jevons/Garcia-Mata Shaffner trong việc giải thích các cuộc khủng hoảng và đình trệ theo biến động của hệ mặt trời là hoàn toàn có thể “điều không thể nghi ngờ vì có mối tương quan chặt chẽ.” Sau đó, ông nói tiếp: “Tuy  nhiên, lợi ích đối với kinh tế học trong vệt đen mặt trời là nằm trong một hướng đi khác. Trong các dữ liệu này, chúng ta có một hiện tượng, được thể hiện dưới dạng một chuỗi thời gian, mà không có một giải thích trước đó được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà thiên văn. Hiện tượng về tính định kỳ là không thể nghi ngờ, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về bản chất của tính định kỳ. Do đó, dữ liệu vệt đen mặt trời cung cấp một ví dụ gần như hoàn hảo để kiểm tra phương pháp phân tích biểu đồ định kỳ (periodogram analysis), điều có thể ứng dụng cho nhiều biến số và hiện tượng kinh tế ít có tính định kỳ.

“Trong lịch sử, nghiên cứu về chuỗi thời gian bắt đầu từ các nhà thiên văn và thật hữu ích đối với chúng ta để ghi nhớ điều này. Vấn đề của các nhà thiên văn và của các nhà kinh tế cơ bản là giống nhau, nên các phương pháp được sử dụng trong giải quyết chuyển động và tương tác phức tạp của các thực thể trên bầu trời chứa đựng nhiều điều hữu ích khi phân tích các hành vi phức tạp trong chuỗi thời gian kinh tế.”

TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỆT ĐEN MẶT TRỜI VỀ CHU KỲ KINH TẾ

Lịch sử những nổ lực đầu tiên nhằm liên kết hoạt động của vệt đen mặt trời với chu kỳ kinh tế theo mối quan hệ nguyên nhân và hệ quả gặp nhiều trở ngại vì thiếu dữ liệu chính xác xác nhận thực tế của mối liên kết này. Do đó, Sir William Herchel vào năm 1801 không thể có được kết quả từ dữ liệu về chu kỳ vệt đen mặt trời, mà sau này mới được công bố rộng rãi trên toàn thế giới bởi Heinrich Schwabe vào năm 1844. Mặc dù Carrington vào năm 1863 có được kết quả từ một dữ liệu khá tốt về vệt đen mặt tròi, nhưng ông cũng gặp phải trở ngại vì thiếu các dữ liệu kinh tế chính xác.

Mặc dù Jevons, vào năm 1875, có lẽ là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế vĩ đại người Anh ứng dụng phương pháp thông kê vào kinh tế học, nhưng ông gặp phải sai lầm khi cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa chiều dài ước lượng của chu kỳ vệt đen mặt trời và chu kỳ kinh tế.

Nghiên cứu của Garcia-Mata/Shaffner vào năm 1934 cũng xác nhận rõ nỗ lực ban đầu của Herchel/Jevons (1801-1875) về mối quan hệ giữa chi kỳ kinh tế và chu kỳ vệt đen mặt trời trong định kỳ 11 năm, và nghiên cứu vào năm 1940 của Garcia-Mata, xác nhận nghiên cứu đầu tiên của Jevons (1909) về chu kỳ 3 ½ năm, có thể phát triển ý tưởng của chúng ta về nguồn gốc của tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Điều này là do những nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác cũng tái ủng hộ niềm tin rằng thời điểm của các dao động kinh tế là kết quả của các lực tự nhiên.

Đối với lý thuyết vệt đen mặt trời, H.T.Davis, trong Phân tích chuỗi thời gian kinh tế (1941)  kết luận: “Thật rõ ràng nếu hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài đến bản thân các định chế, mối quan hệ như vậy đầu tiên phải được quan sát giữa các chu kỳ bên trong và bên ngoài. Nhưng thiết lập mối tương quan như trên không đủ đưa ra kết luận nếu không có các nghiên cứu khác bổ sung cho mối quan hệ nhân quả nêu trên. Tranh cãi này cho thấy, mối quan hệ thực nghiệm được phát hiện trong chuỗi thời gian kinh tế là vấn đề cơ bản trong xác suất đảo ngược cũng có ý nghĩa ở đây. Mặc dù mối tương quan cao có thể quan sát được giữa các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và đỉnh hoặc đáy của vệt đen mặt trời nhưng vẫn chưa đủ chứng minh một cách khoa học rằng, mối quan hệ nhìn thấy ở trên là có thực và có thể được sử dụng nhằm dự báo các đợt đình đốn kinh tế.

“Những ai hiện nay ủng hộ lý thuyết này, đang nhận ra điểm yếu của tranh cãi trên về mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và vệt đen mặt trời, đã cố gắng xây dựng mối quan hệ trực tiếp giữa vệt đen mặt trời và các yếu tố tâm lý chẳng hạn như sự lạc quan và bi quan. Ví dụ như nếu có thể minh họa được điều này thì tầng khí quyển bị ion hóa cao khẳng định ảnh hưởng trực tiếp đối với trạng thái tinh thần của con người, sau đó có thể trở thành nền tảng hợp lý để chấp nhận luận điểm cho rằng, hoạt động của vệt đen mặt trời có thể tạo nên các nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan với phản ứng phụ thuộc của họ tác động lên chu kỳ kinh tế.

“Cản trở lớn nhất để chấp nhận lý thuyết này là thiếu bằng chứng chỉ ra cơ chế biến động hệ mặt trời tác động đến các biến động kinh tế. Manh mối tốt nhất hiện nay được phát hiện trong đường cong tia cực tím nhưng trên thực tế, dữ liệu này rất hiếm và chuỗi các nguyên nhân, tác động đến tâm lý con người thực sự còn hời hợt.

“Tuy nhiên, lý thuyết này đủ cho thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn. Hy vọng rằng, đầu tiên, chúng ta có thêm nhiều thời gian thu nhập đủ dữ liệu, cụ thể như biến động của tia cực tím trên mặt trời thông qua một khung tần suất rộng hơn, và thứ hai là có nhiều khám phá hơn về ảnh hưởng của tia cực tím đến hành vi con người.

“Phát triển một ngành khoa học mới đòi hỏi quá trình lâu dài và là một nhiệm vụ khó khăn vì mối liên hệ giữa các hiện tượng quan sát cần phải được phát hiện bằng một loạt thí nghiệm trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Khó khăn trong việc xây dựng môn khoa học xã hội là lớn hơn nhiều so với xây dựng môn khoa học vật lý vì mối quan hệ ban đầu hiếm khi là chính xác.”

Vậy điều gì gây nên vệt đen mặt trời? Câu trả lời sẽ có ở chương kế tiếp.

Trả lời