ĐÁNH GIÁ TỪ CTCK BVSC (THÁNG 5/2020)
- CTI công bố KQKD 1Q20 sụt giảm – Doanh thu thuần đạt 153,3 tỷ đồng (- 20,0% y/y) và LNST sau CĐTS đạt 17,1 tỷ (-27,1% y/y). Nguyên nhân chính: 1) KQKD các mảng kinh doanh chính kém hiệu quả; và 2) BLN gộp thu hẹp.
- Triển vọng kinh doanh Quý 2 dự báo khả quan nhờ khoản thu nhập bất thường từ bán mỏ đá Tân Cang 8 (TC8) hồi tháng 4. Theo CTI, với giá bán mỏ đá vào khoảng 400 tỷ đồng, LNTT ước đạt 70 tỷ. Tiền nhận được từ thương vụ trên sẽ được dùng cho 1) Chi trả cổ tức tiền mặt FY18 (1.200 đồng/cp; tỷ suất cổ tức 6,4%) trong khoảng tháng 6/ 2020 (trước khi ĐHCĐ năm 2020); 2) Mua lại cổ phiếu quỹ; và 3) Tài trợ cho các mỏ đá còn lại và các dự án KCN đang phát triển.
- Ở kịch bản cơ sở (Covid-19 được kiểm soát cuối Quý 2), BVSC dự báo doanh thu thuần FY20 đạt 1.011,4 tỷ (+27,0% y/y) và LNST sau CĐTS đạt 157,3 tỷ (+95,4% y/y; bao gồm khoản thu từ TC8). Dự báo LNST sau CĐTS năm 2020 (không tính khoản thu từ TC8) là 101,3 tỷ (+25,4% y/y). Các nguồn thu nhập chính (thu phí; xây lắp; cống) kỳ vọng duy trì tăng trưởng khả quan. Ghi nhận KQKD từ dự án nhà ở xã hội Tam Hoà cao hơn mức sụt giảm của mảng khai thác đá khi không còn mỏ đá TC8.
- Quan điểm đầu tư: CTI đóng cửa ở mức 18.850 đồng/cp ngày 26/5/2020, điều chỉnh hơn 18% YTD, hiện đang giao dịch ở mức P/E FY20F là 7,5 lần (dựa trên dự báo LNST-CĐTS FY20, bao gồm khoản thu nhập không thường xuyên từ việc bán mỏ TC8). Khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu là 23.100 đồng/cp (mức LN kỳ vọng 22,5%), định giá cổ phiếu ở mức P/E FY20F là 9,3 lần. Chúng tôi kỳ vọng CTI ghi nhận KQKD Q2 2020 đột biến, nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần từ việc bán mỏ TC8 (Quy mô giao dịch: 400 tỷ đồng; LNTT ước tính 70 tỷ). Cùng với việc chi trả cổ tức tiền mặt 1.200 đồng/cp, sẽ thúc đẩy tâm lý tích cực đối với cổ phiếu trong thời gian tới. Việc ghi nhận KQKD của dự án nhà ở xã hội Tam Hòa và doanh thu xây dựng QL 91 sẽ mở ra câu chuyện tăng trưởng tích cực cho CTI trong 6 tháng cuối năm. Về dài hạn, chúng tôi tin rằng CTI ở vị thế tốt để hưởng lợi từ việc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, nhờ chuỗi giá trị tích hợp mạnh theo chiều dọc, từ vật liệu xây dựng (đá, bê tông, cống và nhựa đường tự sản xuất) đến xây dựng và cơ sở hạ tầng. Theo chúng tôi, điều này sẽ củng cố lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu của Công ty. CTI cũng được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhờ những nỗ lực phát triển các KCN Tân An và Phước Bình.
- Nếu không tính khoản thu bất thường từ việc bán TC8 trong tháng 4, LNST sau CĐTS năm 2020 sẽ đạt 101,3 tỷ đồng (+25,4% y/y).
CÁC THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý:
- Công ty lợi nhuận mỗi năm chỉ tầm khoảng 100 tỷ nhưng đang đăng kí mua cổ phiếu quỹ tới 300 tỷ, khoảng 15 triệu cổ phiếu, chiếm 24.5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Theo nguyên tắc CANSLIM, bất cứ khi nào doanh nghiệp mua vào trên 10% số lượng cổ phiếu quỹ là phải theo dõi. Việc mua cổ phiếu quỹ với quy mô lớn như vậy được nhiều bên nghi ngờ là để CHỐNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Được biết, lãnh đạo công ty đã bán rất mạnh khi cổ phiếu ở vùng đỉnh. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, trong vòng 1 năm qua, ban lãnh đạo đã bán ra 14 triệu cổ phiếu, trong khi mua vào 2.6 triệu cổ phiếu, như vậy lượng mua ròng là 11.4 triệu cổ phiếu.
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THU PHÍ BOT
Điểm qua một số dự án BOT, bao gồm:
(1) Dự án BOT tuyến quốc lộ 1A: Tổng mức đầu tư 1.506 tỷ đồng, doanh thu vào khoảng 236 tỷ/năm, lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 12% cho phân đoạn 1 và 14% cho phân đoạn 2, thời gian hoàn vốn 15 năm 7 tháng.
(2) Dự án BOT QL91 – 91B Cần Thơ An Giang: Dự án bao gồm QL91 có chiều dài tuyến khoảng 38km và QL 91B là 15km. Tổng đầu tư dự án 1.720 tỷ đồng, doanh thu vào khoảng 158 tỷ đồng/năm, lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 12%/năm, thời gian hoàn vốn điều chỉnh 34 năm.
(3) Dự án đường chuyên dụng vận chuyển VLXD: Toàn tuyến có tổng chiều dài hơn 6km, tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng, dự kiến tháng 6/2019 sẽ được thu phí hoàn vốn.
(4) Dự án nút giao 319 và cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây: Tổng chiều dài phần tuyến và cầu vượt là 9,46km, tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng, khối lượng thi công đã đạt khoảng 48%, dự kiến quý 1/2020 sẽ đưa vào khai thác và thu phí.
(5) Dự án đầu tư chuyển giao dự án BOT 319 – Phan Thiết, Đồng Nai: Dự án có tổng chiều dài phần tuyến 114 km nằm trên hai địa bàn Đồng Nai và Phan Thiết, tổng giá trị trúng thầu 1.708 tỷ đồng, thủ tục chuyển giao dự án sẽ thực hiện trong tháng 7/2019.
- Dự án BOT QL-91 Cần Thơ An Giang do Liên danh Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) làm chủ đầu tư. Theo đó, dự án sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp QL-91 theo 2 phân đoạn theo hình thức hợp đồng BOT, với tổng mức đầu tư là hơn 1.720 tỷ đồng. Dự án BOT QL-91 bắt đầu thu phí từ năm 2016, thời gian thu phí hoàn vốn ban đầu là 15 năm, 9 tháng, 25 ngày. Sau đó thời gian thu phí hoàn vốn được điều chỉnh lên 34 năm, 4 tháng, 23 ngày. Tính từ năm 2016 đến ngày 31-5-2019, chủ đầu tư đã thực hiện thu phí dự án được gần 500 tỷ đồng. Trong các năm trước, lợi nhuận từ dự án này đã làm cải thiện kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, từ khi cầu Vàm Cống được khánh thành, thông xe, đưa vào khai thác sử dụng (19-5-2019) thì liên tục gặp phải sự phản ứng của các tài xế khi qua trạm thu phí T2 của dự án. Đến ngày 25-5-2019, chủ đầu tư buộc phải tiến hành xả trạm T2 cho đến nay để chờ phương án xử lý. Theo báo SGGP, tháng 7-2019, Chủ đầu tư BOT QL-91 kiến nghị hoàn trả chi phí dự án hoặc hỗ trợ 880 tỷ đồng. CTCK BVSC dự báo doanh thu có được từ dự án này ở mức thấp 20% trong năm 2020.
- Các tài xế dừng xe trên làn thu phí để phản ứng các bất cập tại trạm BOT T2
- Trong một chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch HĐTV Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang cho biết, doanh nghiệp đều lỗ xấp xỉ khoảng trăm tỷ đồng kể từ khi thu phí (sau khi trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công).
- Dự án BOT Tuyến Quốc lộ 1A, đoạn tránh thành phố Biên Hòa có thể là điểm sáng năm 2020 giúp bù đắp sự sụt giảm lợi nhuân từ dự án Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang. Đây là dự án giúp doanh nghiệp lãi lớn trong nhiều năm qua.
- Ngoài ra, CTI còn có nguồn thu từ dự án đường chuyển giao BOT 319- Phan Thiết, ĐỒng Nai. Năm 2019, HĐQT đã thông qua phương án thành lập doanh nghiệp quản lý – CTCP BOT Cường Thuận CTI. Vốn góp chủ sở hữu vào dự án khoảng 400-450 tỷ đồng, CTI góp 75%; còn lại Công ty tiến hành vay ngân hàng 1.200 tỷ đồng. Được biết, dự án này mục đích đầu tư xây dựng công trình cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 Phan Thiết – Đồng Nai theo hình thức BOT, dự kiến doanh thu hàng năm 300 tỷ và lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 12,5% trên vốn chủ sở hữu tham gia.
- Dự án đường chuyên dùng vân chuyển vật liệu xây dưng và 319 Long Thành – TP.HCM cũng bắt đầu cho nguồn thu trong năm 2019 hoặc 2020. Theo Idico, Đường 319 nối cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ vận hành trong quý 1/2020 rút ngắn thời gian di chuyển từ Nhơn Trạch đến TP.HCM còn 30 phút. dDoanh thu dự kiến 80-100 tỷ/năm.
VỀ MẢNG ĐÁ, CÂU CHUYỆN CỦA NĂM 2020
Đây là câu chuyện được kỳ vọng nhất năm 2020 nhờ hưởng lợi chương trình đầu tư công, đặc biệt xây sân bay Long Thành của chính phủ.
Mỏ Tân Cang 8 đã được bán thành công cho công ty TNHH Xây dựng Hùng Vương trong tháng 4/2020 vừa qua, với giá trị giao dịch khoảng 400 tỷ đồng. LNTT ước tính khoảng 70 tỷ đồng, sẽ được ghi nhận hoàn toàn trong Quý 2. Trong quá khứ, mỏ Tân Cang 8 (tổng công suất hàng năm 800.000 m3) đóng góp khoảng 70% doanh thu đá xây dựng hàng năm (~110 tỷ đồng năm 2019). Chúng tôi hiểu rằng khoản thu nhập một lần này sẽ giúp CTI giảm bớt áp lực nhu cầu vốn đối với các dự án đầu tư hiện tại như các KCN và các mỏ đá còn lại.
Theo CTI, tiền nhận được từ việc bán mỏ Tân Cang 8 sẽ được dùng cho các hoạt động chính sau: ▪ Tài trợ cho hoạt động mở rộng mỏ đá Thiên tân (Công suất: 900.000 m3 hàng năm; hiện chỉ sở hữu 1 máy khai thác so với 5 máy của mỏ Tân Cang 8) cũng như giải phóng mặt bằng cho KCN Tân An. Theo chúng tôi, điều này sẽ cung cấp dòng thu nhập định kỳ ổn định trong tương lai, bù đắp cho doanh thu từ Tân Cang 8. ▪ Chi trả cổ tức tiền mặt FY18 (1.200 đồng/cp; tương ứng tỷ suất cổ tức 6,4%, so với mức giá hiện hành), sẽ được thực hiện trong tháng 6, trước khi ĐHCĐ 2020 diễn ra.
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC
- thành lập cụm công nghiệp Tân An gần 49 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 435 tỷ đồng.
- Bàn giao dự án CTI Tower, dự kiến mang về 300 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020. Với biên lợi nhuận ròng theo đúng quy định Nhà nước là 10%, doanh thu ước tính của toàn bộ dự án hơn 300 tỷ đồng và lợi nhuận trên 30 tỷ đồng. ĐÂY LÀ DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI. CHÚNG TÔI ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN NÀY GIÚP CÔNG TY XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.
ĐỒ THỊ GIÁ
CTI từng là cổ phiếu có sóng tăng rất tốt trong chu kỳ giá 2014-2017. Tuy nhiên, từ khi mảng BOT gặp khó khăn cùng với sự suy giảm của TTCK, CTI gần như bị lãng quên. Chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư có thể theo dõi CTI dựa trên sự bất thường trong việc mua lại cổ phiếu quỹ theo nguyên tắc CANSLIM và câu chuyện đầu tư công.
CTI đang hình thành cái nêm