Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/2/2021, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 1083.18 điểm, giảm 43.73 điểm tương ứng với mức giảm 3.88%. Thanh khoản thị trường đạt hơn 635 triệu đơn vị cao hơn phiên ngày 5/2/2021. Thanh khoản thị trường gần mức bình quân 50 phiên, áp lực giảm điểm mạnh đến từ phiên sáng, có lúc chỉ số giảm hơn 50 điểm. Thị trường phân hóa mạnh, nhóm ngành ngân hàng, Vin đang là tội đồ phiên ngày 8/2/2021. Áp lực bán mạnh đến từ những cổ phiếu vốn hóa lớn như: VIC, VCB, VHM,VNM,SAB… đã góp phần làm thị trường giảm mạnh. Mức hồi phục nữa cuối phiên sáng và đầu phiên chiều khá yếu ớt, độ biến động của thị trường đang tăng lên.
Xu hướng thị trường đã chuyển từ “Xu hướng tăng được xác nhận” sang ” Xu hướng tăng có thể thay đổi”, thị trường xuất hiện 1 phiên phân phối mạnh sau ngày bùng nổ theo đà (FTD) đang cảnh báo xu hướng tăng của thị trường có thể thay đổi. Số lượng cổ phiếu dưới MA50 ngày đang cao hơn số lượng cổ phiếu trên MA50 ngày, trong khi phiên trước đó ngày 5/2/2021 số lượng cổ phiếu trên MA50 ngày đang cao hơn. Đây có xem là cú lật mặt nhanh hơn lật “bánh tráng” của thị trường. Điều chúng tôi đang quan sát đến những cổ phiếu đóng cửa dưới MA50 ngày trong phiên 8/2/2021 là có những cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số VNIndex như: VIC,VCB,HDB,SAB,NKG,VRE,BVH…. . Điều này đang làm tổn hại đến xu hướng thị trường.
Theo hướng dẫn của William O’Neil, sau ngày Bùng Nổ Theo Đà, nhiệm vụ của bạn là theo dõi số ngày phân phối. Nếu không có phiên phân phối nào trong 4-5 ngày tới, đó là một tín hiệu xác nhận khả năng thành công. Ngược lại, nếu 1-2 ngày tới có phiên phân phối mạnh, thì khả năng bị thất bại cao.
Hiện tại, Phiên phân phối ngày 8/2/2021 xuất hiện sau ngày thứ 3 của ngày bùng nổ theo đà cho thấy xác suất đến 80% ngày bùng nổ theo đà phiên 5/2/2021 có thể bị thất bại. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi thị trường ở những nhóm cổ phiếu dẫn dắt như: Công nghệ thông tin, ngân hàng, bất động sản, khu công nhiệp hạ tầng, và nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Cổ phiếu thuộc những nhóm này đang đóng cửa trên đường MA50 ngày, thậm chí một số cổ phiếu liên tục thiết lập đỉnh giá mới như: FPT,PDR,HU4,SJS, DGC,REE… Như vậy có thể thấy trong một nhóm ngành sẽ phân hóa mạnh, có thể lấy nhóm ngành ngân hàng làm ví dụ những cổ phiếu đóng cửa dưới MA50 ngày đang cho xu hướng giảm như BID, CTG, VCB,ACB... Còn những cổ phiếu vẫn giữ được MA50 ngày vẫn đang tích lũy khá tốt và đang tiến gần điểm Break out như: VPB,VIB,TCB,TPB…
Xem chi tiết: Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM” để hiểu chi tiết về ngày Bùng nổ theo đà và những hành động cần làm sau ngày Bùng nổ theo đà.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Hành động giá của chỉ số VNIndex đang đóng cửa dưới MA50 ngày đi kèm với khối lượng tăng mạnh ở mức bình quân 50 phiên đang cảnh báo Xu hướng của thị trường. Nếu thị trường xuất hiện thêm 1 phiên giảm điểm mạnh kèm thanh khoản lớn thì XU HƯỚNG GIẢM sẽ hình thành. Chúng tôi vẫn đang quan sát kịch bản thị trường thủng vùng MA50 ngày tức ngày FTD thất bại. Thị trường sẽ tìm điểm cân bằng ở vùng MA200 ngày tương ứng vùng 936 điểm.
TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU – LTG
Cổ phiếu LTG sau cú rũ bỏ khá mạnh ở vùng MA200 ngày tương ứng vùng 22.7. Cổ phiếu đang lấy lại được đà tăng, hành động giá tăng mạnh đi kèm với khối lượng lớn trên bình quân 50 phiên đã đưa LTG vào danh sách theo dõi của chúng tôi. Cổ phiếu đang ở vùng “Củng cố” sau một giai đoạn tích lũy hơn 11 tháng tương ứng gần 4 quý, với chất xúc tác đến từ kết quả kinh doanh đang thu hút nhà đầu tư đánh giá lại giá trị cổ phiếu LTG. Cổ phiếu LTG chiếm ưu thế về doanh thu và lợi nhuận so với các doanh nghiệp cùng ngành như TAR, NSC
Với kết quả kinh doanh quý 4 vừa mới công bố, doanh số quý 4 của LTG tăng trưởng hơn 77% so với quý 3 năm 2020. Trong khi lợi nhuận sau thuế 3 quý gần nhất đang có sự tăng tốc từ -22 % quý 2 năm 2020 tăng lên 120 % quý 3 năm 2020 và tăng mạnh lên 285% quý 4 năm 2020 . Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp của LTG 2 quý gần nhất đang có dấu hiệu thu hẹp, nguyên nhân các khoản chi phí như: Bán hàng, tài chính, quản lý doanh nghiệp tăng trong quý 3 và quý 4 năm 2020.
Trong 3 quý gần nhất, LTG đang có mức độ tăng trưởng EPS theo góc 45 độ, điểm nhấn nằm ở cú bức tốc ở quý 4 năm 2020. Trước đó LTG đã có 2 quý làm bàn đạp để bùng nổ mức độ tăng trưởng ở quý 4 năm 2020 với mức tăng hơn 286%.
Theo thống kê của CAFEF, thì các công ty nông nghiệp Lộc Trời, Vinaseed, Trung An có lãi tốt trong năm 2020.
Theo đó cả 3 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạo đều có doanh thu tăng trưởng trong năm 2020 trong đó Lộc Trời (LTG) bứt phá về doanh thu khi quý 4 thu về tới 3,631 tỷ đồng. Lộc Trời là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm vật tư nông nghiệp như (thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng) và thực phẩm (chủ yếu là gạo).
Riêng với mảng gạo, hiện Lộc Trời là doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín, từ giống, canh tác, vật tư nông nghiệp đến tiêu thụ và định hướng của Lộc Trời hướng đến phát triển gạo thương hiệu, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc có giá bán cao.
Đối với Vinaseed (NSC), sau 3 quý doanh thu tăng chậm đã có mức doanh thu tăng cao trong quý 4 đạt 703 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của NSC tăng 7.7% từ 1,518 tỷ đồng lên 1,635 tỷ đồng. Mảng giống cây trồng của NSC đóng góp hơn 93% vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó giống lúa chiếm chủ yếu. Trong năm 2020, Trung tâm Công nghiệp Chế biến hạt giống và nông sản Đồng Tháp được NSC đưa vào hoạt động, góp phần tăng hơn 40% năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp gạo khác là Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) cũng ghi nhận doanh thu thuần quý 4 đạt 613.1 tỷ đồng, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của Trung An đạt 2,713 tỷ đồng, tăng 47.7% so với năm 2019.
Nhờ doanh thu tăng cao mà cả 3 doanh nghiệp này cùng có lãi tăng trưởng trong năm 2020 trong đó Lộc Trời (LTG) đã báo lãi quý 4 đạt 164 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ và là quý lãi tốt nhất trong năm 2020. Luỹ kế năm 2020, Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 7,505,8 tỷ đồng giảm 9.7% so với cùng kỳ, nhờ giảm chi phí nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 369 tỷ đồng tăng 10% so với thực hiện trong năm 2019. Được biết, trong năm 2020, Lộc Trời đặt kế hoạch doanh thu 7,352 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 360 tỷ đồng.
Đối với Vinaseed (NSC) mặc dù có doanh thu tăng trưởng nhưng do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng lần lượt 15.6% và 10.5%, dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 6.3% còn 194.5 tỷ đồng, EPS đạt 10,817 đồng. Dù vậy kết quả này đã giúp NSC vượt 5% chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Kết thúc quý 4/2020, Trung An ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6.3 tỷ đồng, giảm mạnh 81% so với quý 4/2019. Trong đó, lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 7.45 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ 9 tháng đầu năm lãi tốt nên lũy kế cả năm lợi nhuận sau thuế đạt 88.2 tỷ đồng, tăng 46.5% so với năm trước và đạt 84% kế hoạch năm.
Kể từ đầu năm 2021 tới nay, giá gạo thế giới đang cho thấy xu hướng tăng khá mạnh. Nếu như đầu năm 2021 giao dịch vùng 12,400 USD/tạ thì tới hiện tại là 13,400 USD/tạ, tức tăng gần 9% so với đầu năm. Giới đầu tư đang kỳ vọng nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể tận dụng được đà tăng của giá gạo để xuất khẩu trong thời gian tới và có kết quả kinh doanh tích cực ngay trong quý đầu tiên của năm 2021.
1.1. Kỳ vọng thời tiết thuận lợi thúc đẩy sản xuất lúa gạo
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina gây mưa được kỳ vọng tiếp diễn tới T03/2021, sau đó có xu hướng giảm dần và chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021. Như vậy, tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL trong mùa khô năm 2021 được dự báo sẽ ít nghiêm trọng hơn so với năm 2019/20, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa gạo tại khu vực.
Đối với khu vực phía Bắc, rét đậm rét hại được dự báo kéo dài tới T02/2021 có thể sẽ tác động tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo dự báo của FitchSolutions, sản lượng gạo sản xuất trong năm 2021F đạt hơn 27.4 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng +1.1% yoy.
1.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam được kỳ vọng tăng nhẹ +1.6% yoy trong năm 2021F
Theo dự báo của USDA, với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao. Dự báo trong năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn
cầu ước đạt 44.79 triệu tấn (+1.0% yoy). Trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (+13%), Bờ Biển Ngà (+9.1%), Ghana (+5.6%) và EU (+2.1%), đây là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Riêng thị trường Trung Quốc và Malaysia, nhờ sản lượng gạo sản xuất nội địa phục hồi, nhập khẩu được dự báo giảm hơn 4% trong năm 2021F.
Trong khi đó, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu gạo thứ #3 thế giới, sản lượng xuất khẩu tăng trưởng nhẹ ở mức +1.6% yoy nhờ (i) Sản xuất phục hồi; (ii) Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh chính (như Thái Lan với mức dự báo tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo đạt lần lượt +5.35% yoy và +27.3% yoy nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi).
Theo dự báo của World Bank, giá gạo thế giới dự báo sẽ bình ổn và khó tăng mạnh trong giai đoạn 2021 – 2024F do nguồn cung gạo tại các quốc gia sản xuất lúa gạo chính tại khu vực Châu Á tăng trưởng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn trong năm 2021. Giá gạo được kỳ vọng tiếp tục ở mức giá cao, khoảng 490 – 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, cao hơn 22.7% so với mức giá thấp trong giai đoạn 2015 – 2019.
Trong năm 2021, chúng tôi cho rằng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ TIẾP TỤC ỔN ĐỊNH, kỳ vọng doanh thu toàn ngành tăng trưởng ở mức +1,6% yoy với các yếu tố:
• Sản xuất phục hồi nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi;
• Giá gạo thế giới tiếp tục ở mức cao, tăng trưởng xuất khẩu ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp đem lại giá trị gia tăng cao từ các hiệp định thương mại. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống tại khu vực Châu Á và Châu Phi, ngành gạo Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản (gạo thơm, gạo nếp, gạo lứt, gạo hữu cơ…) với giá bán gạo cao hơn từ 20 – 50% so với gạo trắng, kỳ vọng đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa. Một số hiệp định thương mại với tiềm năng nâng cao giá trị xuất khẩu ngành lúa gạo Việt Nam.
Bài viết được phân tích bởi
HOÀNG HỮU HUẤN
TRƯỞNG BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN WWW.TINHHOATAICHINH.VN
NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN BIẾT THÊM CHI TIẾT VỀ CÁC CỔ PHIẾU ĐANG NẰM TRONG TẦM NGẮM CỦA CHÚNG TÔI, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI ĐỘI TƯ VẤN ĐẦU TƯ DÀNH CHO CÁC TÀI KHOẢN GIAO DỊCH TẠI SSI DO ELIBOOK QUẢN LÝ (0977.697.420)