Chỉ số VN-Index tăng 0.69% với thanh khoản hôm nay đạt 569 triệu đơn vị, thấp hơn so với phiên trước. Cũng giống như mọi ngày, sàn HOSE lại tiếp tục đơ vào gần 14h, buộc các nhà đầu tư phải thích nghi bằng cách “sống chung với lũ”. Các giao dịch dường như đã được thực hiện đa số vào phiên sáng khi khối lượng giao dịch ở một số mã cổ phiếu đã đổ dồn vào rất mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch ATO. Nổi bật trong số đó phải kể đến sóng ngành Bất động sản với ngày tăng điểm khá ấn tượng đến từ các đầu tàu như VIC, VHM, PDR, AGG,.. cùng với dòng ngân hàng với sự trở lại của VCB, MBB, ACB, OCB,.. đã giúp VN-Index có ngày tăng điểm trở lại sau chuỗi ngày giảm điểm đầy lo ngại. Hành động giá của cổ phiếu Leader VHM – bật dậy từ Ma50 ngày càng chứng tỏ rằng thị trường vẫn đang ổn với chỉ duy nhất 1 ngày phân phối.
Nhóm ngành BĐS nổi sóng trở lại sau chuỗi ngày nghỉ ngơi khá dài nổi bật với một số cái tên như VHM (+1.73%), AGG (+2.63%), NDN(+9.9%). Trong khi đó dòng Ngân hàng cũng có một số mã tăng giá đến từ OCB, ACB và LPB, lần lượt là 5.2%, 2.2%, 1.6%. Cuối cùng cái tên không thể không nhắc đến trong ngày hôm nay đó là sóng ngành dầu khí với nổ lực hồi phục mạnh mẽ vào phiên đến từ các cái tên khá quen thuộc như BSR(+3.2%), OIL(+3.4%), .. đã giúp VN-Index có ngày tăng giá trở lại ấn tượng.
Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng với 1 ngày phân phối. Tuy nhiên, chúng tôi lại một lần nữa tiếp tục cảnh báo nhà đầu tư về việc thiếu chính xác của hành động của khối lượng khi Hose đang đối diện với tình trạng “đơ” vào mỗi phiên chiều nên chưa phản ánh hết tình hình giao dịch thực sự của thị trường.
Số lượng các mã cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn đang áp đảo so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Độ rộng thị trường đang ủng hộ đà tăng của chỉ số VN-Index.
Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi mẫu hình Cup and handle đối với chỉ số VN-Index. Hiện tại nền giá đang khá rộng và lỏng nhưng sau hành động giá tích cực của phiên hôm nay, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ tăng giá tiếp tục trong những ngày sắp tới và phá vỡ mẫu hình Cup and handle đưa thị trường vượt 1200 điểm.
TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU
NDN- CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng
Theo hệ thống CANSLIM, NDN hôm nay có điểm mua Pocket Pivot – điểm mua sớm bên trong Mẫu hình CUP mà chúng tôi đang theo dõi. Hiện nay thời gian hình thành mẫu hình mới 6 tuần, chưa đủ thời gian hình thành theo lý thuyết là 7 tuần. Tuy nhiên, cần nhớ mẫu hình CUP giờ đây đã rộng và lỏng hơn so với mẫu hình Cup and handle hồi tháng 10.2020.
Luỹ kế năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 859.8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 321.4 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 4,094.1% và 351.4% so với thực hiện trong năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận năm 2020 tăng từ 30.7% lên thành 38.9%.
NDN có mẫu hình Code 32, tăng trưởng doanh thu tăng tốc trong 3 quý gần nhất và biên lợi nhuận ròng mở rộng trong 3 quý gần nhất. -> Mô hình CANSLIM của chúng tôi tập trung vào chữ C hơn là chữ A.
NDN cũng đáp ứng tiêu chí chữ A theo CANSLIM khi có lợi nhuận sau thuế đạt 321 tỷ đồng, tăng 369% so với năm 2019.
Chúng tôi đánh giá thước đo SMR của NDN ở mức A (cao nhất). Với tỷ lệ Free float là 87.5%, chúng tôi đánh giá NDN đang có số lượng cổ phiếu trôi nổi khá cao.
CHẤT XÚC TÁC ĐẾN TỪ DỰ ÁN MORNACHY
Vị trí địa lý: dự án Mornachy nằm tại quận Sơn Trà, trung tâm thành phố Đà Nẵng. Với tổng mức đầu tư dự án Mornachy Block B gần 1,040 tỷ đồng bao gồm 800 căn hộ trong 3 tòa tháp.
Theo thông tin mà chúng tôi có được thì dự án này đã được mở bán từ năm 2018 và đã ghi nhận gần như 99% số lượng căn hộ mở bán thành công. Dự án đã được hoàn thiện và bắt đầu đưa vào bàn giao cho khách hàng trong năm 2020-2021.
Đáng chú ý, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn vẫn còn 967.1 tỷ đồng, chiếm 44,1% tổng nguồn vốn. Trong đó, 966.8 tỷ đồng là khách hàng trả trước khu phức hợp Monarchy – Block B. Trong khi đó, tồn kho dự án khu phức hợp Monarchy – Block B cũng chỉ là 564,4 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp tiếp tục có thể ghi nhận lợi nhuận trong quý I/2021 từ dự án này.
NDN thực sự chỉ còn phụ thuộc vào mỗi dự án Monarchy này để hoạch toán doanh thu, lợi nhuận trong những quý sắp tới trong năm 2021 và đang có một khoảng trống “dự án gối đầu trong thời gian tới”. Chúng tôi không thấy khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên chứng tỏ không còn dự án nào đang được triển khai trong thời gian sắp tới. Một điều đang lo ngại đối với những doanh nghiệp BĐS ở giai đoạn hiện tại.
Cụ thể, chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang của công trình A2.2 Phan Đăng Lưu vẫn đứng yên ở mức 16 tỷ đồng, không hề nhúc nhích so với cuối năm ngoái.
Bài viết được phân tích bởi
ĐỖ QUỐC HUY
PHÓ BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN KÊNH YOUTUBE TREND FOLLOWING