[Nhật Báo IBD, 13/7/2021] TTCK đảo chiều giảm; Báo Cáo CPI mang tới nỗi lo ngại lạm phát. Phù thủy Mark Minervini chê thị trường

Chỉ có mỗi các cổ phiếu công nghệ trụ được trong ngày thứ ba, trong khi hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm trước một phiên giao dịch có những thông điệp trái ngược nhau về triển vọng nền kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cú đảo chiều giảm của các chỉ số chứng khoán chính cho thấy sự leo dốc của thị trường chứng khoán đang chậm lại, nếu không muốn nói là tạm ngừng. Các chỉ số chứng khoán đóng cửa gần gần đáy thấp nhất phiên khi khối lượng tăng vọt và độ rộng thị trường tệ nhất trong những tuần qua.

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng vọt, bắt đầu lúc 1 p.m EST đã làm tăng tốc sự bán tháo cổ phiếu. Lợi suất tăng từ 1.36% lên 1.42% trong vòng thời gian chưa tới 45 phút. Vào cuối ngày thứ ba, lợi suất trái phiếu được yết ở mức 1.82%, tăng 5 điểm cơ bản.

Chỉ số Nasdaq rớt 0.4% từ đỉnh cao mọi thời đại. Sự vượt trội của các cổ phiếu công nghệ không đủ để cân lại sự yếu kém của nhiều lĩnh vực khác như hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, vân vân.

Technology Select Sector SPDR (XLK) đã có lúc tăng tới 1.1% trong phiên nhưng chốt phiên chỉ còn tăng 0.4%. Chỉ duy nhất lĩnh vực này tăng giá trong ngày thứ ba bất chấp sự yếu đi của các cổ phiếu bán dẫn và phần mềm.

Chỉ số SP500 rớt gần 0.4% sau khi các cổ phiếu chu kỳ và tài chính nguội lạnh. Chỉ số DJIA giảm 0.3% sau kết quả kinh doanh nghèo nàn của  Boeing (BA) (more production problems), Caterpillar (CAT), Home Depot (HD), JPMorgan (JPM) và Goldman Sachs (GS).

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ bị đạp tơi tả nhất, khi chỉ số Russell 2000 bị bán tháo 1.9% và sự hồi phục của ngày thứ sáu bị xóa sạch. Nó cũng là chỉ số giảm mạnh nhất kể từ ngày 18 tháng 6.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẮT ĐẦU TRẢI QUA SỰ PHÂN PHỐI

Khối lượng cao hơn đã khiến cho chỉ số Nasdaq có thêm một ngày phân phối. Cùng lúc đó, ngày phân phối 15 tháng 6 cũng bị xóa đi vì chỉ số này có lúc tăng hơn 5% so với giá đóng cửa của ngày phân phối đó. Khối lượng tăng trên sàn NYSE, cũng khiến cho SP500 có thêm ngày phân phối thứ 4.

Cả sàn NYSE và Nasdaq đều có số cổ phiếu giảm gấp 3 lần số cổ phiếu tăng.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Lạm phát- lo lắng lớn nhất hiện nay của thị trường chứng khoán- một lần nữa lại tăng nóng hơn so với kỳ vọng. Chỉ số CPI tháng 6 tăng 5.4% so với năm ngoái, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2008. Chỉ số giá lõi, tức loại trừ thực phẩm và năng lượng, tăng 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cấc nhà kinh tế chỉ kỳ vọng ở mức 5% ở chỉ số CPI và 4% ở chỉ số lạm phát lõi.

Jennifer Lee, Nhà Kinh Tế Trưởng Cấp Cao tại BMO Capital Markets, nói rằng, dữ liệu mới nhất cho thấy những tranh cãi mạnh mẽ hơn về tác động kéo dài của lạm phát.

Cô lưu ý Điều tra The National Federation of Independent Business tháng 6 cho thấy 44% các doanh nghiệp có kế hoạch nâng giá bán, là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1979. Giá của các nhà sản xuất trong tháng 5 đã tăng nóng hơn 5% so với năm 2019, giá nhập khẩu tăng 4%, và Beige Book nhật thấy các doanh nghiệp kỳ vọng chi phí sản xuất tăng và có kế hoạch tăng giá trong những tháng tới. Vì thế, tranh cãi liệu lạm phát chỉ là tác động nhất thời hay không thật đáng hoài nghi. – “Thực sự, lạm phát đang nóng hơn một chút”.

Trong khi báo cáo này cho thấy sự lo lắng lạm phát, thì nó cũng không hoàn toàn là lý do chính khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm trong ngày thứ ba. Các chỉ số mở cửa giảm nhưng sớm tăng trở lại. Chỉ số Nasdaq có lúc tăng 0.5% và SP500 tăng 0.2% trước khi lực bán bắt đầu xuất hiện trở lại từ lúc 1 p.m EST.

Báo cáo quý hai bắt đầu đổ vào dồn dập trong tuần này, và báo cáo của Golman Sachs cũng như JP Morgan đã đánh bại kỳ vọng. Lợi suất trái phiếu giảm đã tiếp tục kéo lê nhóm ngân hàng, trong khi doanh số giao dịch đang bình thường trở lại sau đại dịch. Nhưng doanh số IPO và M&A tăng đã thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư.

LỢI NHUẬN CỦA SP500 ĐƯỢC KỲ VỌNG TĂNG MẠNH

Cổ phiếu Goldman Sachs giảm 1.2% và JP Morgan giảm 1.5%. Cả hai cổ phiếu này đang hình thành Nền Giá Phẳng, theo dịch vụ phân tích mẫu hình IBD MarketSmith.

Sau mức tăng lợi nhuận quý 1 là 52% của chỉ số SP500, chỉ số này được kỳ  vọng tiếp tục tăng 64% trong quý hai, theo dữ liệu của FactSet. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất kể từ quý 4/2009, khi EPS tăng tới 109.1%.

Chỉ số IBD50 giảm 0.8%. Một số cổ phiếu đã làm giảm chỉ số này như Century Communities (CCS) và Upstart (UPST),

Các cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục cao hơn sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chấp nhận vụ Tencent Holdings’ (TCEHY) mua lại 3.5 tỷ đô la của Sogou (SOGU), công ty tìm kiếm lớn nhất thứ hai của Trung Quốc . Động thái này cho thấy Trung Quốc đang phá bỏ dần các quy định kiểm soát. The iShares China Large-Cap ETF (FXI) tăng 1.1%.

Juan Carlos Arancibia is the Markets Editor of IBD and oversees our market coverage. Follow him at @IBD_jarancibia

PHÙ THỦY MARK MINERVINI CHÊ THỊ TRƯỜNG

Theo dõi bình luận của phù thủy Mark MInervini trên mạng xã hội Twitter cho thấy, phù thủy đang thận trọng với thị trường. Ông thấy thị trường dường như đang trở nên phòng thủ hơn. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục tăng mạnh. Nhưng vấn đề là nhiều cái tên tốt nhất đã tăng giá kéo dài. “Tôi không mua đuổi, ngược lại còn bán khi giá còn đang tăng.”

“Tôi tích cực thoát khỏi thị trường để cẩn trọng hơn trước. Lý do chính là vì tôi nhìn thấy có ít các tín hiệu mua ở các cổ phiếu chất lượng, và có ít hấp dẫn từ các điểm phá vỡ gần đây, dựa theo ý tưởng giao dịch của tôi.”

CÁCH TƯ DUY & GIAO DỊCH CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (THINK & TRADE LIKE A CHAMPION)- Những bí mật, quy tắc giao dịch của một PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN

Trả lời