VN-INDEX LƯỠNG LỰ TẠI MA50 NGÀY & NHỮNG CỔ PHIẾU NÀO ĐƯỢC KỲ VỌNG HƯỞNG LỢI TỪ TÁI MỞ CỬA NỀN KINH TẾ.

Thị trường chứng khoán chốt phiên giao dịch đầu tháng 9 bằng phiên tăng điểm nhẹ 0.24% với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước. Đường MA50 ngày đang phẳng nằm ngang (sau một thời gian dài dốc lên) và tạo nên điểm chặn đối với VN-Index. Sự kháng cự này tạo ra sau phiên giảm ngày 20.8.2021 (ngày phân phối mạnh), bởi tin đồn thất thiệt Sài Gòn bị Lockdown. Để xu hướng tăng tiếp tục, chỉ số VN-Index cần nhanh chóng vượt qua mức kháng cự này. Nên nhớ, hiện chỉ số VN-Index đang có 4 ngày phân phối và nằm dưới MA50 ngày, nếu thất bại vượt qua mức kháng cự này, đèn vàng có thể chuyển sang đèn đỏ.

Chúng tôi cho rằng tâm lý lưỡng lự của các nhà đầu tư tại ngưỡng MA50 ngày là dễ hiểu vì thị trường Việt Nam bước vào kỳ nghỉ lễ quốc khánh và đó cũng là điểm rơi của thông tin về tình hình dịch bệnh. Nếu các nhà đầu tư chú ý đến diễn biến thông tin thì cứ tầm 2 tuần (khoảng ngày 15 và cuối tháng) sẽ có những thông tin quan trọng về tình hình dịch bệnh và quyết sách của chính phủ như tăng cường giãn cách hay không… Quận 7 và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát được dịch bệnh mở ra niềm hy vọng trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Phát biểu trong ngày 2.9.2021, thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra thông điệp: “Không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được.” Nhà đầu tư kỳ vọng chính phủ sẽ nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa sau thời điểm 15/9/2021 theo lộ trình 30%-50%-70%. Đây là một thông tin tích cực cho các nhà đầu tư khi trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ lễ.

Bảng RRG (Relative Rotation Graph- Biểu Đồ Vòng Xoay Sức Mạnh Giá Tương Đối), một công cụ trực quan hóa phân tích Sức Mạnh Giá Tương Đối (RS-Relative Strength) của các ngành theo ngày, cho thấy sự mạnh lên của ngành y tế, điện, bảo hiểm, du lịch giải trí (hàng không) trong khi ngành vận tải  và ngành chứng khoán đang suy yếu. Bảng RRG đo lường Sức Mạnh Giá Tương Đối (RS) và Đà Tăng Trưởng (Momentum) của các cổ phiếu, và chúng tôi lựa chọn so sánh với VNAllshare. Trong bảng RRG, khu vực ô màu xanh lá cây (green) là các cổ phiếu dẫn dắt (leading) với RS tăng lên (+) và Momentum tăng lên (+). Còn khu vực màu xanh dương (blue) là các cổ phiếu có RS yếu (-) nhưng Momentum đang cải thiền dần (+). Chúng ta đầu tư vào hai khu vực màu xanh này. Trong khi đó khu vực màu vàng (yellow) là các cổ phiếu có RS vẫn cao (+) nhưng momentum giảm dần (-). Còn khu vực màu đỏ (red) là các cổ phiếu đội sổ hay bị thị trường lãng quên (lagging), các cổ phiếu này có RS giảm (-) và Momentum cũng giảm (-). Chúng ta không mua và bán ra các tài sản nằm trong màu vàng và đỏ.

Bảng phân ngành ICB của Fireant. Dữ liệu ngày. Tính toán dựa trên phần mềm Optuma

Xem hướng dẫn cài đặt chỉ báo RRG trên phần mềm Optuma hoặc Market Analyst 

Chúng tôi thích quan sát trên biểu đồ tuần để thấy rõ sức mạnh trong dài hạn của các nhóm ngành. Các nhóm ngành vận tải, kho bãi và vận tải biển đã có RS cao kéo dài và momentum đang phẳng dần ra. Chúng ta có thể gác ngành chứng khoán lại khi momentum đã mất dần. Đây không còn là thời điểm thích hợp để mua các cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán.  Thép và ngân hàng đang hướng tới khu vực màu đỏ.

Khai khoáng, y tế là hai ngành mạnh nhưng phần lớn các cổ phiếu có thanh khoản thấp.

Chúng tôi đặc biệt chú ý tới nhóm ngành bán lẻ khi có sự cải thiện mạnh mẽ của RS và momentum. Đây sẽ là ngành được hưởng lợi trực tiếp từ sự mở cửa trở lại của nền kinh tế sau một thời gian dài giãn cách. Sản xuất thực phẩm, công nghiệp, dịch vụ tiêu dùng, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cũng là những nhóm ngành được hưởng lợi.

Bảng phân ngành ICB của Fireant. Dữ liệu tuần. Tính toán dựa trên phần mềm Optuma

 Chúng tôi vẫn đang nắm giữ các cổ phiếu điện khi đây đang là nhóm ngành chuyển từ màu xanh dương sang xanh lá cây.

Hai nhóm ngành mới nổi (từ khu vực đỏ sang xanh dương) là du lịch và giải trí (chủ yếu là hàng không) với kỳ vọng giải cứu từ chí phủ và các công ty đầu cơ và phát triển bất động sản. Thực ra, nhóm ngành bất động sản nếu loại trừ VHM và VIC (có giá trị vốn hóa lớn vượt trội so với ngành) thì thực chất ngành bất động sản đã có sự bứt tốc về cả RS và Momentum. Đây là nhóm ngành dẫn dắt thị trường trong thời gian qua.

 Độ rộng thị trường đang ủng hộ đà đi lên của thị trường với số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày gấp 3 lần số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày. Có 50 cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần, cao hơn con số 40 cổ phiếu của phiên trước đó. Danh sách các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn tập trung ở nhóm bất động sản,  hóa chất, khai khoáng, điện, vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công.

NHÓM NGÀNH ĐIỆN VẪN TIẾP TỤC ĐƯỢC NẮM GIỮ

 Các cổ phiếu ngành điện đang đươc Team NĐT CANSLIM nắm giữ như PC1, REE, BCG vẫn đang tăng giá tốt, với mức tăng từ 10%-20% từ điểm pivot. Bản đồ RRG cho thấy, các cổ mạnh trong ngành điện như BCG, TV2, PC1, REE đang dẫn đầu đà tăng. Chủ yếu đây là điện tái tạo và thủy điện nhờ được hưởng lợi, trong khi các cổ phiếu nhiệt điệu yếu thế hơn.

(-còn tiếp)

ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI TEAM NĐT CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420

Trả lời