Chuỗi cung ứng làm chậm nền kinh tế? Thị Trường Chứng Khoán Mỹ không hề nghĩ nhiều về điều này.

Tuần công bố nhiều nhất báo cáo tài chính quý 3 đã kết thúc với các mức đỉnh cao kỷ lục của SP500 và Nasdaq Composite, mặc dù có bằng chứng mới cho thấy sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và chi phí cao hơn (lạm phát) đang làm tổn thương nhiều doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã bật tăng từ lúc mở cửa yếu và tăng điểm cho đến lúc đóng cửa.  Có vẻ như những tin tức lợi nhuận xấu đã được thị trường đón nhận và giải quyết xong, giống như cái cách mà các chỉ số đã lây lại các khoản lỗ và tiếp tục hướng tới đỉnh cao mọi thời đại.

Chỉ số Nasdaq đã lấy lại khoản lỗ 0.8% hồi đầu phiên và đóng cửa tăng 0.3%. Chỉ số SP500 tăng 0.2%. Thị trường có vể như không nhịp nhàng- có lẽ vì do sự điều chỉnh danh mục vào cuối tháng- nhưng nói chung toàn phiên là tích cực, tăng giá. Đây là ngày tăng giá thứ hai liên tiếp, chỉ số đóng cửa ở mức giá đỉnh cao nhất phiên.

Chỉ số DJIA tăng 0.2%. Chỉ số Russell 2000 giảm chưa tới 0.1%.

Tháng 10 không phải là tháng nổi tiếng trên Phối Wall nhưng nó lại là tháng tăng giá tốt nhất trong năm 2021. Chỉ số Nasdaq tăng 7.3% và SP500 tăng 6.9% trong tháng vừa rồi. Cả hai mức tăng này là tốt nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Nó cũng là tháng tăng thứ 8 liên tiếp trong 9 tháng qua.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN KHÔNG GẶP PHẢI CHƯỚNG NGẠI.

Số ngày phân phối vẫn duy trì ở mức thấp, kích thích nhà đầu tư tiếp tục tăng sự hiện diện trên thị trường chứng khoán. Nhưng kẻ thù kép như lạm phát và tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang đe dọa phá hỏng buổi tiệc.

Apple (AAPL) và Amazon.com (AMZN) đã công bố báo cáo tài chính đáng thất vọng vào thứ năm tuần trước. Cả hai đều đổ lỗi cho vấn đề chuỗi cung ứng. Nhưng cả hai cổ phiếu này đều nhanh lấy số điểm giảm đã mất.

CEO Tim Cook của Apple nói rằng sự thiếu hụt linh kiện khiến công ty bị tổn thất khoảng 6 tỷ đôla doanh số tiềm năng trong quý vừa rồi. Con số có thể cao hơn cho quý nhiều ngày nghỉ lễ sắp tới.

Doanh số và lợi nhuận quý 3 của Amazon cũng không đáp ứng được kỳ vọng, và triển vọng quý 4 của công ty có vẻ khá mờ nhạt. CEO Andy Jassy nói rằng, Amazon kỳ ovngj sẽ chi hàng tỷ đôla cho vấn đề thiếu hụt lao động, tăng lương, vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí vận chuyển cao hơn.

Starbucks (SBUX) rớt xuống mức đáy thấp nhất kể từ ngày 5 tháng 3 sau khi chuỗi cà phê này không đáp ứng được mục tiêu doanh số, Công ty nói rằng lạm phát và lương công nhân tăng đã làm bóp nghẹt biên lợi nhuận trong năm này, và mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Cổ phiếu này nằm trong số những mã cổ phiếu có thành tích tệ nhất trong chỉ số SP500.

LỢI NHUẬN TÍCH CỰC THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

5 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đã công bố lợi nhuận trong tuần vừa rồi.

Microsoft (MSFT) thiết lập đỉnh cao mới sau khi con số lợi nhuận công bố tối thứ ba thúc đẩy sự tăng giá cổ phiếu. Vào ngày thứ 6, Microsoft trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất ở Mỹ. Vốn hóa của gã khổng lồ công nghệ này đã chạm ngưỡng 2.44 nghìn tỷ đôla, vượt qua mức định giá cao nhất của Apple. Microsoft giờ đây đã tăng giá kéo dài từ điểm mua 305.42 của Nền Giá Phẳng.

Chỉ số IBD 50 chiến thắng thị trường với mức tăng 1.6%. Các cổ phiếu tăng trưởng đã tăng mạnh trong tháng 10, một lý do quan trọng dẫn tới tháng tăng giá mạnh mẽ này.

Nhưng các điểm phá vỡ mới có diễn biến trái chiều. Ví dụ, CrowdStrike (CRWD), TechTarget (TTGT), Cadence Design Systems (CDNS) and ServiceNow (NOW) không cho thấy sự tăng giá nối đà.  CrowdStrike đã giảm 0.6% trong tuần trước. Nhưng Enphase Energy (ENPH), Tesla (TSLA), Dutch Bros (BROS) and Saia (SAIA) đã tăng 20% từ điểm phá vỡ.

Có vẻ như trừ khi các cổ phiếu đạt chất lượng cao thì nó mới tăng giá nhanh sau điểm phá vỡ, còn lại thị các điểm phá vỡ khác không tăng giá kéo dài được.

Juan Carlos Arancibia is the Markets Editor of IBD and oversees our market coverage. Follow him at @IBD_jarancibia

Trương Minh Huy lược dịch từ Nhật Báo IBD

 

Trả lời