THỊ TRƯỜNG TĂNG ĐIỂM NHẸ TRONG BIÊN ĐỘ HẸP, NHIỀU CỔ PHIẾU THỦY SẢN, THÉP TÍM.

Dòng tiền vẫn chưa đổ vào thị trường, chỉ loay hoay đẩy qua đẩy lại một số cổ phiếu trong nhóm ngành ngân hàng, rồi xoay tua các lĩnh vực để giữ thị trường. Hôm nay là ngày của cổ phiếu thủy sản. Dòng tiền yếu là điều không ủng hộ cho sự tăng trưởng của thị trường. Có vẻ như cần một cú giảm điểm để “chia lại ván mới”.

CMX, VHC, ANV đóng cửa trong sắc tím. Báo cáo tài chính quý 4.2021 của các doanh nghiệp thủy sản này vừa công bố trong những ngày giáp tết âm lịch với các bức tranh trái ngược. LNST của CMX trong quý 4 đạt 18.2 tỷ đồng, tăng 23.7% yoy. Trong khi LNST của ANV đạt 54.5 tỷ, giảm -38% yoy. Chỉ duy nhất có VHC là chứng tỏ mình là leader thực sự của ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng khi LNST vượt kỳ vọng của giới phân tích, đạt 454 tỷ đồng, tăng +197%.

VHC cho biết cả sản lượng và giá bán đều tăng mạnh trong quý 4. Lũy kế cả năm VHC đạt 1,110 tỷ đồng LNST, tăng 54% so với năm 2020. Con số này vượt dự báo CTCK SSI trong báo cáo ngành thủy sản ngày 4.1.2021 cho rằng VHC chỉ có thể tăng trưởng 25.7% trong năm 2021 mà thôi.

VHC đang hình thành Nền Giá Dốc Lên (Ascending Base) sau khi hai lần kéo ngược về MA50 ngày với khối lượng thấp. Đây là nền giá số 2 của VHC.

Các CTCK đều cảm thấy còn nhiều thác thức và không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng của ngành thủy sản trong năm 2022. Kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 vẫn ở mức khiêm tốn 8.73 tấn tương đương 9 tỷ USD, tức không hề tăng trưởng so với năm 2021. Câu chuyện của ngành thủy sản trong năm 2022 vẫn như năm 2021 ở ba khía cạnh (1) Nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế; (2) khả năng thiếu nguyên liệu kéo dài và (3) chi phí vận chuyển vẫn còn ở mức cao dù được dự báo sẽ giảm từ quý 2.2022 khi tình trạng ách tắc tại các cảng được giải quyết.

Theo CTCK SSI, giá cá nguyên liệu đã tăng 13% yoy trong quý 4.2021 do thiếu hụt diện tích nuôi cá từ Q3.2021. Dữ liệu AgroMonitor cho thấy nguồn cung cá tra giảm -14% yoy trong 11 tháng đầu năm 2021. Theo VASEP, với viện diện tích cá tra giảm 30%-50% so với cùng kỳ, tình trạng thiếu nguyên liệu còn kéo dài đến quý 2.2022 (do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng). Điều này sẽ làm tổn hại biên lợi nhuận trong ngành cá tra.

CTCK KIS cho rằng việc xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể còn gặp nhiều khăn khi quốc gia này vẫn kiên định đường lối chống dịch gắt gao cho Thế Vận Hội Olympic. Một số quốc gia khác cũng hồi phục đe dọa thị phần của Việt Nam. Định giá ngành thủy sản cũng ở mức cao với P/E trượt 29 lần và P/B trượt là 1.93 lần, cao hơn bình quân 3 năm qua. Có vẻ như ngành thủy sản đã định giá phù hợp với triển vọng thị trường.

Một số cổ phiếu thép như HSG, TLH. SMC cũng đóng cửa tím, HPG +5.1%. Các cổ phiếu thép đã gãy trend từ hồi tháng 11.2021 sau khi công bố lợi nhuận quý 3 đột biến. Sau đó, các cổ phiếu thép giảm mạnh và hiện đã để mất mốc MA200 ngày. Có vẻ như các nhà đầu tư đã chiết khấu trước sự suy yếu của báo cáo tài chính tài chính quý 4. Ngay khi báo cáo quý 4 vừa được công bố giáp tết âm lịch. Các cổ phiếu thép bắt đầu hồi phục.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý 4 của SMC đạt 47.1 tỷ đồng, giảm -68.2% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của SMC kể từ quý 2.2020. Tương tự, HSG đạt 638 tỷ LSNT trong quý 4, và chỉ tăng nhẹ 11.6% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý 3.2020. LNST trong quý 4 của HPG chỉ đạt 7400 tỷ đồng, tăng +59% yoy. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong năm 2021. Trong quý 3.2021, HPG đạt mức lợi nhuận kỷ lục trên 10,000 tỷ đồng.

HÀNH ĐỘNG GIÁ NGÀY HÔM NAY

Chỉ số VN-Index chỉ nhích nhẹ 0.22% với spread giá hẹp. Mặc dù thanh khoản có tăng so với phiên trước nhưng nhìn chung vẫn ở thấp hơn thanh khoản bình quân 50 ngày.

Team NDT CANSLIM vẫn cho rằng chỉ số VN-Index đang có đặc điểm khối lượng của vai phải (thanh khoản thấp) trong mô hình Vai Đầu Vai.

Phân Tích Mẫu HÌnh Biểu Đồ- bí quyết giúp dan zanger biến 11,000 usd thành 42 triệu đôla trong 23 tháng

Đây là ngày 6 của đợt nỗ lực hồi phục và việc thiếu vắng ngày FTD (Bùng Nỗ Theo Đà) sẽ có nguy cơ dẫn tới một đợt nỗ lực hồi phục thất bại, và khiến thị trường tiếp tục quay trở lại xu hướng giảm.

Có 14 cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên ngày hôm nay, cao hơn 1 mã so với phiên ngày hôm qua.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò giữ thị trường, với VPB +2.75%, TCB +1.89%, ACB +3.03%. Cổ phiếu ACB nằm trong watchlist của Team NĐT CANSLIM khi sắp tiến tới điểm breakout của mẫu hình VCP qua 4 vòng thu hẹp. Khối lượng giao dịch hôm nay của ACB đạt mức 32 triệu cổ phiếu, đột biến so với thanh khoản bình quân. Đây là mức thanh khoản cao kỷ lục của ACB như hồi tháng 2 và tháng 7 năm 2021.

Sự tăng giá của nhóm ngành ngân hàng giúp chỉ số VN30 tăng mạnh hơn, với mức tăng 0.6%, cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index.

Các cổ phiếu đầu cơ nóng vẫn tiếp tục giảm sàn như CII, NBB, CEO, DIG, L14. Sự nguội lạnh của các cổ phiếu đầu cơ nóng trong thời gian qua khiến chỉ số HNX-Index giảm -0.34%.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾP TỤC TIÊU HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 4.

Vẫn còn hơn 50% doanh nghiệp ở HOSE đang sắp sửa công bố báo cáo tài chính quý 4. Khi báo cáo tài chính quý 4 lộ ra, nhiều nhà đầu tư mới nhận ra, sự kỳ vọng của họ trong quý 3 về sự phục hồi của các doanh nghiệp là khá lạc quan (nếu có thể thì gọi là “hố hàng”)

Cổ phiếu FCN vừa công bố lợi nhuận quý 4 chỉ đạt 43.8 tỷ đồng, giảm -13.3% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm lợi nhuận sau thuế của FCN là 115 tỷ đồng, thấp nhất trong 10 năm. Cổ phiếu FCN từng làm mưa làm gió trong cơn sóng tăng hồi quý 4 (+261% từ đáy tháng 7.2021) nhờ kỳ vọng sóng đầu tư công. Mực lợi nhuận sau thuế của FCN thực sự thấp hơn so với kỳ vọng của các CTCK, ví dụ VNDirect dự phóng 175 tỷ lợi nhuận và Team NĐT CANSLIM thậm chí còn dự phóng tới 200 tỷ lợi nhuận. Cổ phiếu FCN đã giảm -44% từ đỉnh tháng 1.2021 và giảm hơn -6% sau khi báo cáo lợi nhuận quý 4 được công bố.

Cổ phiếu HBC cũng “lau sàn” ngày hôm nay, và tiếp tục giảm sau khi báo cáo lợi nhuận quý 4.2021 được công bố.  LNST quý 4 của HBC đạt 17.9 tỷ đồng và lũy ké cả năm đạt 92 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 40% kế hoạch lợi nhuận. Sự hồi phục của HBC trong quý 4 nằm trong kỳ vọng về sóng đầu tư công và backlog của doanh nghiệp tăng trở lại (dự kiến hơn 19,000 tỷ đồng). Việc cổ phiếu HBC gãy MA50 ngày với khối lượng cao đột biến trong phiên hôm nay cho thấy dòng tiền thông minh đã rút khỏi cổ phiếu này.

Cổ phiếu HTN đang kéo về MA50 ngày và được giữ tại đây. Lợi nhuận quý 4 của HTN đạt 98.3 tỷ đồng, tăng 67% trong khi doanh thu tăng gấp 2.6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế cả năm, LNST của HTN đạt 241 tỷ đồng, tăng 32.6% so với năm 2020. Đây là doanh nghiệp xây dựng hiếm hoi trên sàn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao. HTN chỉ giảm giá nhẹ hơn 1.1% trong phiên hôm nay và vẫn giữ được MA50 ngày.

  • Còn tiếp

Phân tích cổ phiếu CTR- còn tiếp

THAM GIA TEAM NĐT CANSLIM ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG-ZALO 0977..697.420

One thought on “THỊ TRƯỜNG TĂNG ĐIỂM NHẸ TRONG BIÊN ĐỘ HẸP, NHIỀU CỔ PHIẾU THỦY SẢN, THÉP TÍM.

  1. Pingback: TTCK BỊ BÁN THÁO MẠNH CUỐI PHIÊN. THỦY SẢN, DẦU KHÍ NGƯỢC DÒNG TĂNG GIÁ. - Elibook.vn - Tri thức đầu tư

Trả lời