HÀNG TRĂM CỔ PHIẾU NẰM SÀN LA LIỆT, LẠI THÊM MỘT NGÀY THỨ HAI ĐEN TỐI KHÁC. LIỆU CÓ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN KHOẢNG TRỐNG KIỆT SỨC?

Vẫn là kịch bản cũ-thứ hai là ngày nguy hiểm nhất trong downtrend.

 HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY- GAP DOWN TIẾP TỤC SINH GAP DOWN

Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm -4.49% và đóng cửa tại mức 1269 điểm. Gần như nỗ lực hồi phục từ ngày 26 tháng 4 gần như sắp bị xóa bỏ hoàn toàn khi VN-Index chỉ còn cao hơn đáy cũ đúng 5 điểm.

Chỉ số VN-Index hồi phục với khối lượng thấp, cho thấy dòng tiền thông minh đã ngoảnh mặt ngó lơ trong thời gian qua. Và đã đến ngày 8 của đợt nỗ lực hồi phục nhưng không có ngày FTD (bùng nổ theo đà) nào xuất hiện là dấu hiệu rõ ràng cho một bẫy bull trap.

Gap Down sẽ tiếp tục sinh ra gap down với tốc độ ngày càng nhanh. Đó là lý do tại sao thị trường giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Tuy nhiên, chúng tôi đang theo dõi khả năng thị trường xuất hiện khoảng trống kiệt sức.

Hơn 223 mã cổ phiếu giảm sàn trên sàn HOSE, thị trường giảm điểm mạnh ngay từ đầu phiên và liên tục yếu dần trong phiên. Việc VN-Index đóng cửa tại mức đáy thấp nhất phiên với khối lượng cao hơn phiên hôm trước cho thấy hành động giá tiêu cực.

Dòng tiền thời gian qua rời khỏi thị trường cơ sở và trú ẩn ở phái sinh.

LIỆU CÓ KHOẢNG TRỐNG KIỆT SỨC HAY KHÔNG?

Chỉ số VN-Index giảm 18% và sắp sửa bước vào thị trường con gấu, thường được định nghĩa là giảm trên 20%. Vị phạm dọc diễn ra thường hay cảnh báo về khả năng bước vào thị trường con gấu. Theo nghiên cứu tại thị trường Mỹ, xác suất 80% thị trường hay gặp phải con gấu mỗi khi có vi phạm dọc.

Khi gặp phải vi phạm dọc, các FTD (Bùng Nổ Theo Đà) đầu tiên cũng rất dễ thất bại. Vì vậy, hãy thận trọng với các FTD nếu xuất hiện trong thời gian tới nhưng chưa có nhiều leader xây nền giá.

Chỉ số VN-Index tạo ra gap down và đây lại là nhịp giảm theo sóng 5 tính từ đỉnh đầu tháng 4. Đây lại là tuần thứ 6 từ đỉnh, trong đó có 5 tuần giảm liên tiếp. Trong một Bear Market lớn, thị trường thường có khả năng tạo đáy nhỏ ở tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7. Vì vậy nhà đầu tư cần quan sát khả năng đó trong tuần này hoặc tuần sau.

Hiện chúng tôi theo dõi khả năng xuất hiện phân kỳ dương giữa giá và Stochastic Oscillator trên đồ thị ngày.

Nếu quan sát trên đồ thị tuần, các chỉ báo dao động hiện nay đã đi vào vùng bán quá mức. Ví dụ RSI tuần đã về mức 28 điểm. Ngoài trừ Covid 2020 và khủng hoảng 2008, thì RSI tuần ở mức 28 điểm thường gắn liền với một đáy cho chỉ số VN-Index.

Sự thực, mức P/E trailing hiện nay đang tương đồng với nhiều mức đáy trong quá khứ. Ngoại trừ Covid 2020, thì P/E 14.7 là ở mức thấp khá hấp dẫn. P/E forward 2022 là 12.3 lần theo thống kê của CTCK VN-Index.

Nếu VN-Index không gặp phải một cú sốc lớn, tương tự như Covid 2020, thì mức định giá thị trường hiện tại rất hấp dẫn và các lực bán tháo cũng đã rất quá mức.

Rủi ro của thị trường hiện nay chính là lạm phát và khả năng FED tăng lãi suất nhanh hơn kỳ vọng để tạo ra cú sốc tương tự như Covid 2020. FED vừa mới tăng thêm lãi suất 0.5%/năm và nhà đầu tư lo ngại khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhanh hơn trong vài tháng tới.

Hiện tại giá dầu thô thế giới đang ở mức 108 USD/thùng và rủi ro vụt tăng mạnh lên 140-150 USD/thùng sẽ dễ gây ra lạm phát cao hơn trên toàn cầu.

Theo O’Neil, các lần tăng lãi suất thứ ba trở lên của FED thường rất dễ dẫn tới Bear Market.  Thường các năm FED có 4-6 lần tăng lãi suất đều hay xảy ra trong Bear Market. FED hiện mới tăng lãi suất hai lần vào tháng 3 và tháng 4.

Trả lời