Tưởng chừng một cú sụp đổ lại xảy ra trên thị trường tài chính toàn cầu khi dữ liệu CPI ở Mỹ tăng 9.1% được công bố vào tối hôm qua. Các chỉ số thị trường thế giới chỉ giảm điểm nhẹ sau khi dữ liệu được công bố, một tín hiệu lạc quan khi các tin tức xấu được thị trường đón nhận khá tích cực. TTCK Việt Nam giảm điểm nhẹ đầu phiên nhưng nhanh chóng lấy lại đà tăng giá và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY
Chỉ số VN-Index có ngày tăng điểm khá tốt trong ngày mà bank, chứng khoán, thép và bất động sản đều đồng loạt tăng giá để kéo thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,182.17 (tăng 0.7%) với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước.
Chỉ số VN-Index đang có dấu hiệu phân kỳ dương với chỉ báo MACD, trong khi chỉ số VN-Index tạo đáy thấp hơn thì MACD histogram tạo đáy cao hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan sát thấy MACD Histogram đã cắt lên 0, đồng thời đường MACD (màu đỏ) cắt lên đường Signal (màu xanh) => Các dấu hiệu tạo đáy đã dần xuất hiện ngày một rõ hơn.
Mặc dù ngày Bùng nổ theo đà (FTD) vẫn chưa xuất hiện, tuy nhiên các dấu hiệu tạo đáy trên chỉ số VN-index đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều. Chúng tôi quan sát thấy chỉ số VN-Index đang có phân kỳ liên thị trường với chỉ số HNX-Index. Bối cảnh hiện tại, chúng tôi đã quan sát thấy 4/5 dấu hiệu tạo đáy của thị trường:
- Phân kỳ dương giữa giá và chỉ báo RSI
- Mẫu hình tạo đáy: Ba đáy
- Phân kỳ liên thị trường giữa HNX-Index và VN-Index
- Ngày đảo chiều chiêm tinh: 21.07.2022 +-3 đến 5 ngày giao dịch.
- MA5 cắt lên MA20 (còn thiếu)
Khoảng thời gian mà ngày Bùng nổ theo đà (FTD) thường hay xuất hiện bắt đầu cạn kiệt dần. Trong các thống kê về các ngày FTD xuất hiện trên chỉ số VN-Index trước đây, ngày FTD xuất hiện nhiều nhất từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của đợt nỗ lực hồi phục. Đôi khi ngày Bùng nổ theo đà đến trễ, trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 11, ngày FTD xuất hiện càng sớm thì xác suất thành công của Uptrend càng cao.
Đường EMA21 ngày đang cong xuống và tiệm cận gần về đường giá. Chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ nhanh chóng lấy lại EMA21 ngày và ngày FTD nên xuất hiện ngay lập tức ở thời điểm này để củng cố thêm cho sự thành công của Uptrend lần này.
Nếu không có ngày Bùng nổ theo đà xuất hiện, khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ tạo đáy mới thấp hơn. Tuần tới sẽ là thời điểm phán quyết quan trọng đối với nhiều thị trường. Cuộc họp FED sẽ diễn ra vào ngày 26/27-07 và xác suất cao FED sẽ lại tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản nữa sau khi chỉ số về CPI, lạm phát được công bố.
Bối cảnh hiện tại không cho phép các nhà giao dịch theo sau xu hướng hoạt động năng động. Cần hạn chế giao dịch trong thời điểm các sự kiện kinh tế quan trọng được tổ chức. Jesse Livermore’s đã từng nói: “Chúng ta không thể kiếm tiền đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần trên thị trường tài chính”. Lời nhắc nhở từ một huyền thoại chứng khoán chưa bao giờ là sai, trader nên biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào thì cần giao dịch năng động.
Độ rộng thị trường có nhiều sự cải thiện so với phiên hôm qua, tuy nhiên số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn đang ở mức thấp so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày.
Hôm nay số lượng cổ phiếu phá đáy 52 tuần sụt giảm mạnh, tổng cộng chỉ còn 2 cổ phiếu phá đáy và có 2 cổ phiếu tham gia vào danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần.
SỐ LIỆU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM CÓ NHỮNG GÌ CẦN LƯU Ý?
– GDP của Việt Nam tăng 7.72% trong quý 2 năm 2022, mức tăng trưởng quý 2 cao nhất trong một thập kỷ. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế với mức tăng 8.9%, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3.0% và dịch vụ tăng mạnh 8.6%. Tính chung 6 tháng, tăng trưởng GDP tăng 6.42%, cao hơn mức tăng 6 tháng của năm 2021 và 2020 nhưng thấp hơn mức tăng 6 tháng của năm 2019 và 2018.
-Xét theo tăng trưởng GDP của từng ngành, dựa trên đồ thị có thể nhận thấy các nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giai đoạn đầu năm là công nghiệp, bán buôn, nông lâm ngư nghiệp và ngân hàng.
-Lĩnh vực sản xuất (+11.5%) tiếp tục là ngành đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế trong quý 2 nhờ dòng vốn FDI tăng mạnh cùng với sự phục hồi của sản xuất công nghiệp. Đứng thứ 2 là bán buôn, bán lẻ và sửa chữa phương tiện có tốc độ tăng trưởng 8.3%.
-Dịch vụ lưu trú và ăn uống (+25.9%) nhờ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, Logistics (+9.4%) tiếp tục tăng trưởng cùng với việc nối lại nhiều hoạt động xã hội theo chiến lược “sống chung với COVID-19”, Tài chính ngân hàng (+9.2%) nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ mặc dù đến cuối tháng 5 nhiều ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng.
-Nông lâm ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng +3.0%, riêng ngành thủy sản có bước đột phá lớn trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung cá cho EU.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 0.69% so với tháng trước và tăng 3.7% so với cùng kỳ năm trước. Các đợt tăng giá hàng hóa và dịch vụ đều do tác động của việc giá xăng dầu và nguyên vật liệu tăng mạnh trong những tháng gần đây. Chỉ số lạm phát cơ bản thu hẹp mức tăng 0.44% so với tháng trước và tăng 1.98% so với cùng kỳ năm trước.
(còn tiếp)
CÁC DẤU HIỆU LỖI NỀN GIÁ MÀ TRADER CẦN PHẢI BIẾT.
Bên cạnh việc nhận diện thuần thục các mẫu hình giá quen thuộc như VCP, Cốc tay cầm, Cốc, Hai đáy (W),.. trader cần phải học cách nhận diện các mẫu hình giá bị lỗi để tránh đi những khoản lỗ không đáng có.
Các nền giá bị lỗi dấu hiệu nhận diện dễ dàng nhất là bạn không xác định chắn chắn được mẫu hình trên cổ phiếu đó là mẫu hình gì. Dấu hiệu thứ hai đó chính là số lượng tuần giảm giá với khối lượng lớn nhiều hơn số tuần tăng giá với khối lượng lớn khi hình thành mẫu hình.
(Còn tiếp)
Tham gia Team Nhà đầu tư CANSLIM để đọc chi tiết Bản tin Nhịp đập thị trường hoặc tham gia khóa học Trend trader, Zalo liên hệ: 0977.697.420