Trong báo cáo ra ngày 11 tháng 10, CTCK SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của FPT trong quý 3/2022 đạt mức +23% nhờ đóng góp chủ yếu của mảng công nghệ.
Trong đó, lợi nhuân trước thuế từ mảng công nghệ thông tin trong nước tăng +13.4%yoy, cải thiện so với mức giảm -14% trong quý 2/2022. Điều này là do có tín hiệu phục hồi từ mảng CNTT trong nước vào tháng 7 và tháng 8.
Ban lãnh đạo FPT cho rằng, doanh nghiệp vẫn có khả năng hướng tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 20% trong năm nay nhờ backlog nửa cuối năm đã có sẵn là 5,000 tỷ. Do đó, FPT sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm bất chấp suy thoái kinh tế.
Triển vọng năm 2023 vẫn được lãnh đạo đánh giá cao. Theo SSI, lãnh đạo FPT vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng doanh số 25% trong năm 2023 và hướng tới doanh số đạt 1 tỷ đôla cho mảng CNTT nước ngoài.
Thứ nhất, điều này là do FPT tin rằng chi phí của họ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở Châu Á như Ấn Độ khoảng 25% nên bối cảnh lạm phát càng làm lợi thế này trở nên nổi bật. Chính ưu thế chi phí thấp giúp FPT giành được hợp đồng trị giá 100 triệu USD từ khách hàng bên mỹ (COX automotive).
Thứ hai, doanh số của FPT tại thị trường EU chỉ chiếm 8% mảng công nghệ thông tin nước ngoài và chỉ chiếm 3% tổng doanh số đầu năm. Thị trường Nhật Bản, sau đó là động lực từ Mỹ thông qua thương vụ M&A Intellinet, mới là thị trường chính của FPT. Do đó, ngay cả khi cuộc chiến Nga-Ukraine căng thẳng, FPT không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Thứ ba, FPT đã phòng ngừa các rủi ro tỷ giá bất lợi do sự mất giá của đồng JPY. Doanh thu tính bằng Yên Nhật chiếm 40% trong tổng doanh thu nước ngoài. Biên lợi nhuận của mảng CNTT nước ngoài trong nửa đầu năm 2022 là 15.8%, chỉ thấp hơn mức 15.9% của cùng kỳ năm ngoái. SSI nhận thấy dấu hiệu tích cực khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế của mảng CNTT nước ngoài cải thiện 90 điểm cơ bản trong thời gian từ tháng 7 và 8 so với tháng 6 năm 2022.
Thứ tư, Luật An Ninh Mạng được thông qua theo nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022, buôc các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt nam phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, trong khi trước đây họ lưu trữ dữ liệu ở Singapore hoặc Hongkong. Khi nhu cầu trung tâm dữ liệu tăng lên các đơn vị cung cấp dịch vụ này sẽ hưởng lợi như FPT.
SSI đưa ra giá mục tiêu 96,700 đồng/cổ phiếu trong kỳ báo cáo này, tăng 5.6% so với giá mục tiêu trong kỳ báo cáo tháng 8. Nhưng thực ra, mức giá mục tiêu của SSI là thấp hơn so với nhiều công ty chứng khoán khác trong tháng 9, nên ngay cả khi SSI nâng giá mục tiêu thì cũng còn thấp hơn mức giá mục tiêu của nhiều công ty chứng khoán khác, dù họ giảm giá mục tiêu.
Theo dữ liệu của Wichart, giá mục tiêu trung bình của các công ty chứng khoán là 109,000, và đặc biệt có nhiều khuyến nghị mua trong tháng 9. Thị trường vẫn kỳ vọng FPT duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong cả năm 2022 và 2023. Đó là một kết quả đáng khích lệ trong cơn bão suy thoái toàn cầu.
Xem lại các bài viết cũ về FPT
FPT: HSC nâng khuyến nghị giá mục tiêu thêm 16% lên mức 127,500
Team NĐT CANSLIM cho rằng, FPT có những đặc điểm của một công ty thành công trong lĩnh vực công nghệ. Chi tiết 5 dấu hiệu thành công này trong kênh Youtube. Liên hệ Team NĐT CANSLIM qua zalo 0977.697.420 để biết tín hiệu giao dịch tại cổ phiếu này tại thời điểm thích hợp.
Pingback: THANH KHOẢN BIẾN ĐI ĐÂU MẤT? FPT GÁNH THỊ TRƯỜNG - Elibook.vn - Tri thức đầu tư