THANH KHOẢN TRỞ LẠI LÀ TÍN HIỆU TÍCH CỰC CHO THỊ TRƯỜNG CHUNG

Vẫn quá sớm để kỳ vọng về một Uptrend nhưng những tín hiệu phát ra từ thị trường trong vài phiên trở lại đây đã nhen nhóm nhiều hy vọng cho nhà đầu tư. Một thị trường con gấu lớn kết thúc thường sau 3-4 chân giảm và đáy là nơi các thông tin tiêu cực bao trùm lấy thị trường.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch bùng nổ về thanh khoản trong hành trình “dò đáy” sau giai đoạn giảm giá. Điểm đáng chú kỳ, chỉ số VN-Index có phiên đảo chiều ngoạn mục khi đầu phiên thì giảm điểm khá mạnh nhưng đến cuối phiên chỉ số hồi phục và đóng cửa bằng điểm với phiên trước đó. Dễ dàng nhận thấy chỉ số VN-Index quay trở lại kiểm tra vùng gap up mà chỉ số tạo ra ở phiên tăng giá trước đó và nhanh chóng bật tăng trở lại.

Khối lượng giao dịch lớn cho thấy áp lực chốt lời của các nhà đầu tư bắt đáy là khá mạnh, tuy nhiên cuối cùng lực bán cũng được các nhà đầu tư tổ chức hấp thụ toàn bộ. Thị trường vẫn có khả năng kiểm tra lại vùng đáy của cây Pin bar hôm nay trước khi bước vào xu hướng tăng giá mới.

Trên đồ thị tuần chỉ số VN-Index đóng cửa tuần tại  969.33 (tăng 1.54%) – đóng cửa ở gần mức cao nhất tuần. Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên 33.8% so với KLGD bình quân, đây là mức thanh khoản mà bạn không thể tìm thấy ở các tuần tăng giá trong xu hướng giảm trước đó của thị trường chung. Một nỗ lực rất lớn về khối lượng giao dịch trong bối cảnh “khác thanh khoản” của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đường trung bình di động MA10 trở thành vùng support cho chỉ số VN-Index trong nỗ lực hồi phục lần này nhưng chúng tôi cần chỉ số nhanh chóng vượt qua MA20 ngày để xác nhận thị trường có thể bắt đầu một xu hướng tăng giá mới. Nếu điều này không xảy ra, xác suất cao thị trường lại còn những đáy còn thấp hơn nữa và Uptrend lần này là điều không thể.

Tìm kiếm cổ phiếu dẫn dắt ở thời điểm này dường như là vô nghĩa vì có quá ít cổ phiếu nằm trên MA50 ngày. Các cổ phiếu đa số đều bị bán tháo quá mạnh từ đỉnh tạo nên những mẫu hình xấu xí khi phục hồi từ đáy lên trong vài phiên gần đây. Như đã đề cập ở các bảng tin trước, nếu thị trường có ngày Bùng nổ theo đà (FTD) thì nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi ít nhất là hai tháng để tìm kiếm cổ phiếu dẫn dắt thực sự. Vẫn có thể có một vài cổ phiếu xây xong mẫu hình sớm và trở thành cổ phiếu dẫn dắt nhưng số lượng đó chắc chắn sẽ không nhiều (nếu không cẩn thận bạn sẽ phải chọn cổ phiếu lỏm thay vì một Leader thực thụ).

Hãy quan sát các cổ phiếu tạo phân kỳ dương với thị trường chung, có chỉ số RS cao và đưa chúng vào danh sách theo dõi. Sử dụng bộ lọc theo 7 chữ cái CANSLIM để chọn ra những cổ phiếu tốt nhất – một cách rút gọn nhanh và không để sót các siêu cổ phiếu ở lại.

Chờ đợi ngày Bùng nổ theo đà (FTD) với tâm thế bình thản, không cần quá mong đợi hay vội vàng giải ngân nếu ngày FTD xuất hiện. Mọi cơ hội tốt nhất thường xuất hiện sau khi ngày Bùng nổ theo đà có hiệu lực và không bị thất bại sau đó.

Hôm nay số lượng cổ phiếu tăng giá gấp 2 lần số cổ phiếu giảm giá, số mã tăng trần là 162 mã cổ phiếu trong khi có 67 mã giảm sàn.

Độ rộng thị trường có chuyển biến tích cực trong 3 phiên gần đây, tuy vẫn chưa có nhiều mã cổ phiếu lấy lại MA50 ngày nhưng với đà tăng giá hiện tại chúng ta có quyền kỳ vọng sẽ có nhiều cổ phiếu nhanh chóng giành lại MA50 ngày trong thời gian sắp tới.

Danh sách cổ phiếu phá đáy 52 tuần rút ngắn mạnh xuống còn 66 cổ phiếu. (ít hơn con số cũ là 106 cổ phiếu)

NGÂN HÀNG ĐƯỢC VÍ NHƯ LÀ XƯƠNG SỐNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ BÊN CẠNH BẤT ĐỘNG SẢN. CƠ HỘI NÀO CHO NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI?

Một nền kinh tế mạnh không thể vắng bóng của các ông chủ ngân hàng, bởi họ chính là một chủ thể luôn gắn liên với các doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh hay các tập toàn,…Thế nhưng hiện tại các ngân hàng đang khá khó khăn trong việc cho vay khi lãi suất huy động đang ngày một tăng, một bài toán khó cho cả doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay rẻ và ngân hàng. Lãi suất cả huy động và cho vay đang ngày một tăng càng làm khó cho các doanh nghiệp sắp đến thời gian đáo hạn khoản vay hay các doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn vay mới.

Nhìn vào con số về lãi suất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng sẽ khó để các ngân hàng có thể duy trì đà tăng trưởng như các quý trước. Thế nhưng điều ngược lại đã xảy ra, theo số liệu thống kê từ WGroup thì tốc độ tăng trưởng của toàn bộ ngành ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao so với Quý cùng kỳ, cụ thể tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng là 53%. Trong đó, hoạt động cho vay vẫn tăng trưởng tốt nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác chậm lại, cộng với khoản lỗ từ chứng khoán kinh doanh khiến tổng thu nhập hoạt động đi ngang so với quý trước.

Tăng trưởng tiền gửi của khách hàng lần đầu tiên khi nhận mức âm trong Q3/2022 kể từ năm 2018 (-0.09% QoQ). Trong khi, nhu cầu cho vay vẫn tăng cao đang gây áp lực làm tăng tỷ lệ vốn cho vay khách hàng trên vốn huy động (LDR).

Tính đến Q3/2022, có gần 68% các ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có số ít ngân hàng lớn đạt mức tăng trưởng CASA dương là MSB, VCB, CTG. Mặc dù ghi nhận sự sụt giảm mạnh song TCBMBB vẫn đang là hai ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống tính đến quý 3 năm nay.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng quý thứ 4 liên tiếp và đạt mức 1.60% toàn hệ thống ngân hàng nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước dịch. Sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu chủ yếu đến các khoản nợ có khả năng mất vốn đã tăng mạnh hơn 30,000 tỷ (+70%) so với đầu năm.

=> Chúng tôi cho rằng xu hướng gia tăng nợ xấu sẽ tiếp tục tăng khi bất động sản tiếp tục đóng băng và nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Hãy tránh các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, nhất là có liên quan đến nhóm bất động sản và các bank có nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp/vốn chủ cao.

(còn tiếp)

Tham gia Team NĐT CANSLIM để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo liên hệ: 0977.697.420

 

 

Trả lời