Cho dù về mặt chỉ số mức giảm điểm ngày hôm nay là khá nhẹ, nhưng thực chất số đông cổ phiếu đều giảm điểm mạnh. Đây là một dấu hiệu thất bại sau phiên FTD hụt ngày hôm qua. Tuy nhiên, thanh khoản thấp lại mở ra một khả năng sự điều chỉnh này vẫn còn khá trật tự. Thị trường vẫn còn trong thời gian cho phép để chờ đợi ngày FTD thực sự.
ĐIỂM SÁNG TỪ CÁC NGÂN HÀNG QUỐC DOANH
Số cổ phiếu giảm vẫn chiếm áp đảo trên sàn HOSE. Cụ thể, số cổ phiếu giảm giá giảm là 335 mã, trong đó có 50 mã giảm sàn, gần gấp 3 lần số cổ phiếu tăng giá. Phần lớn các cổ phiếu midcap và penny đều giảm giá, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu bất động sản. NVL, PDR sau phiên khớp lệnh khủng hôm qua, lại tiếp tục bị nhốt sàn.
Điều này giải thích tại sao trong khi chỉ số VN-Index giảm -0.64% thì HNX-Index giảm đến -1.88%.
Điểm sáng hôm nay của thị trường là ở các cổ phiếu ngân hàng quốc doanh như CTG +2.1%, BID +2.61% trong khi VCB tham chiếu. Thị trường đang có tin đồn các ngân hàng quốc doanh sẽ được nới room tín dụng. Nhưng một số bài viết dẫn chứng nguồn tin này đã bị xoá link. Mặc dù thông tin có vẻ không chắc chắn nhưng hành động giá của thị trường đang đi theo hướng của tin đồn.
Hành động giá của BID là khoẻ nhất trong nhóm bank quốc doanh, không chỉ về mức tăng giá mà còn đi kèm khối lượng cao hơn. BID đã giành lại MA200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 9 và xây phần bên phải của Chiếc Cốc.
Mặc dù điểm pivot theo mẫu hình Chiếc Cốc truyền thống là 41,000 nhưng có thể hôm nay là điểm breakout mẫu hình 3C. Do đó, Team NĐT CANSLIM tiếp tục nâng tỷ trọng cổ phiếu này trong danh mục từ 7% NAV lên 10% NAV.
Hai cổ phiếu VNM và MSN lần lượt có sự thay đổi giá là -0.13% và +1.2%. Cả hai đều giữ trên MA50 ngày và xây nền giá bên phải.
Hôm nay là ngày nỗ lực hồi phục thứ sáu của VN-Index và không còn nhiều thời gian cho ngày FTD. Thường ngày FTD nên xuất hiện từ ngày 4-ngày 7 của đợt nỗ lực hồi phục và trường hợp bị muộn thì kéo dài đến ngày 10 hoặc 11 của đợt nỗ lực hồi phục.
Đường EMA 21 ngày đóng vai trò cản kháng cự cho VN-Index. Hôm qua là một ngày stalling Day (ngày chững lại) cho thấy lực cung bán ra từ nhà đầu tư chuyên nghiệp khi thị trường chung phấn khởi nghĩ về ngày FTD. Chính lực bán đã đó đã làm chùn tay phe mua và phiên giảm điểm tiếp theo hôm nay không có gì là ngạc nhiên.
Tuy nhiên, nhờ sự đỡ giá của một số cổ phiếu Blue Chip nền nhìn chỉ số VN-Index không giảm sâu và biên độ giá hẹp. VN30 chỉ giảm –0.72% chứ không phải bị đè bán như mấy hôm trước.
Thanh khoản hôm nay rất thấp so với ngày hôm trước mở ra hy vọng đây chỉ là sự chùn tay tạm thời của bên mua, còn lực cung không quá khốc liệt và cơ hội cho ngày FTD vẫn còn.
Vietnam Bond Yield kỳ hạn 10 năm tiếp tục xu hướng đi ngang trong tháng 11 và hiện đang ở mức 5.15%/năm. Vấn đề của thị trường lúc này là chờ đợi gói giải cứu cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có biện pháp nào cụ thể được đưa ra, chủ yếu vẫn là các tin đồn và dòng tiền hiện tại đã quan tâm đến thị trường chứng khoán khi mức định giá rẻ. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ khi lãi suất huy động của các NHTM tiếp tục tăng. Hôm nay, một số ngân hàng như Techcombank, VPBank tiếp tục nhích thêm 0.3% trong lãi suất huy động.
Nếu chưa có biện pháp triệt để để giải quyết vấn để ở trái phiếu doanh nghiệp, Việt Nam vẫn còn chọn lối đi riêng. Trong khi các TTCK từ Mỹ cho đến Á đều xanh đẹp, thì Việt Nam vẫn nhuốm sắc đỏ.
TRUNG QUỐC BỊ LÀN SÓNG COVID CÀN QUÉT
Trong khi các thị trường chứng khoán Châu Á và Mỹ có thể phớt lờ thông tin về Covid tại Trung Quốc, thì Việt Nam vẫn đang bị các vấn đề nội tại đè nặng.
Theo dữ liệu của Financial Times, số ca nhiễm covid tại Trung Quốc đã chạm đỉnh hồi tháng 4 và khiến cho con đường tái mở cửa của quốc gia này trở nên khó khăn[1]. Theo CNBC đánh giá, Trung Quốc đang khó giữ chính sách Zero Covid và khả năng tái mở cửa phải rơi vào quý 3/2023.
Vấn đề Trung Quốc duy trì Zero Covid sẽ khiến nguồn cung bị ảnh hưởng, trong đó có Iphone 14 mà các nhà bán lẻ Việt Nam đang quan tâm. Liệu có đủ nguồn cung Iphone 14 cho mùa lễ tết tới sẽ là câu chuyện chính cho nhóm bán lẻ. Theo quan điểm của Team NĐT CANSLIM, với việc các công ty bán lẻ lớn như MWG, DGW, FRT nhập trực tiếp tại hang thì sẽ được ưu tiên nhận hàng hơn so với các chuỗi bán lẻ nhỏ. Vì thế, các lãnh đạo của công ty vẫn khá tự tin về kế hoạch quý 4, trái ngược với sự hoài nghi của thị trường.
Cổ phiếu FRT hôm nay giảm hơn -2%. DGW tham chiếu và MWG tăng nhẹ 0.7%. Điểm chung của hành động giá hôm nay là đều nằm trong biên độ giá ngày hôm trước và đi kèm khối lượng thấp hơn. Một Inside Bar cho thấy tình trạng lưỡng lự cho hướng đi breakout tiếp theo.
- Còn tiếp, xem chi tiết tại Zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM
[1] https://vneconomy.vn/covid-19-bung-manh-trung-quoc-nang-phong-toa-len-muc-ky-luc.htm