Phiên thứ hai liên tiếp chỉ số VN-Index kiểm tra lại đường trung bình di động MA50 ngày. Phe bò cố gắng níu giữ điểm số bằng cách đẩy trụ ngân hàng nhưng số đông các cổ phiếu đều giảm điểm, đặc biệt là ở các mã có tính đầu cơ cao, vốn hoá nhỏ. Thị trường đang cố gắng tiêu hoá dư chấn hậu FOMC của Mỹ
CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TOẢ SÁNG
STB +4.9%, VPB+2%, EIB +1.1%, ACB +1.1%, LPB +1.61%…là những cái tên trong ngành ngân hàng nổi lên trong ngày hôm nay để kéo chỉ số. Sự nổi bật của dòng ngân hàng đã giúp chỉ số VN30 giữ được sắc xanh và +0.32% vào cuối phiên, tốt hơn so với việc VN-Index giảm -0.42%.
Các cổ phiếu đầu cơ, vốn hoá nhỏ giảm điểm mạnh hoặc nằm sàn. Chỉ số HNX-Index giảm -1.48%.
Một phiên xanh vỏ, đỏ lòng khi số đông cổ phiếu trên sàn HOSE đều giảm điểm. Sổ cổ phiếu giảm gấp 2.5 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE. Trong khi giỏ VN30 gần như cân bằng cả bên tăng lẫn bên giảm.
Thanh khoản giảm trên sàn HOSE giúp VN-Index tránh được ngày phân phối. Tuy nhiên, mức thanh khoản hơn 14 nghìn tỷ là không hề tệ một chút nào. Nếu cứ duy trì mức thanh khoản này, dòng tiền vẫn đang ở lại với thị trường chứ không bỏ đi. Mặt bằng thanh khoản hiện nay vẫn tốt hơn rõ ràng so với hồi tháng 9-11, khi thanh khoản nằm ở mức quanh 10 nghìn tỷ mà thôi. Chỉ cần giữ chân được dòng tiền ở lại thị trường là vấn đề quan trọng để duy trì niềm tin đối với kênh đầu tư cổ phiếu, trong bối cảnh lãi suất ngày càng một tăng lên.
Đây là phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp của VN-Index và rõ ràng thị trường vẫn đang chịu dư chấn hậu FOMC. Thái độ diều hâu của FED đang tạo ra rủi ro cao về lãi suất tiếp tục tăng vào năm tới. Nhà đầu tư do đó, cần thời gian để tiêu hoá bớt thông tin này. Quyết định ngày hôm qua của ngân hàng BOJ về việc nới biên độ 50 điểm cơ bản quanh mục tiêu 0% của lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm là một bước đi cho thấy, Nhật Bản sắp rút chính sách tiền tệ mở rộng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán toàn cầu không chao đảo bởi hành động này vì nhà đầu tư đánh giá bước đi của BOJ là thận trọng, từng bước để thị trường thích nghi dần.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam vẫn tiếp tục đứng ở múc 5.12%, tỏ ra điềm tĩnh trước và sau cuộc họp FOMC. Những kỳ vọng giảm lãi suất huy động gần đây theo chỉ đạo của chính phủ tuy vẫn chưa thực hiện được nhưng vẫn là hy vọng để Việt Nam tránh rơi vào một cuộc đua lãi suất huy động mới. Như đã giải thích ở nhiều bản tin trước, chúng tôi không kỳ vọng lãi suất huy động của Việt Nam sớm giảm mà chỉ cần không tăng và cố gắng lập đỉnh là được. Thực tế của năm 2012 và 2016, phải mất rất lâu thì lãi suất huy động của Việt Nam mới giảm xuống.
Vẫn là hai yếu tố cũ đang hỗ trợ thị trường.
Thứ nhất, VN-Index vẫn cố gắng rút chân ngày thứ hai liên tiếp khi kiểm tra MA50 ngày.
Thứ hai, khối ngoại lại vẫn là tố hỗ trợ thị trường. Khi VN-Index liên tiếp kiểm tra MA50 ngày, khối ngoại đều mua vào với khối lượng lớn. Hôm nay khối ngoại mua ròng gần 1700 tỷ, trong đó riêng thương vụ ở EIB là 1250 tỷ thông qua giao dịch thoả thuận. Như vậy, mức mua ròng còn lại gần 500 tỷ cũng khá tương đương với mức mua ròng bình quân mỗi ngày từ đầu tháng.
EIB đang có game thay máu cơ cấu cổ đông khi Sumitomo và Novaland có khả năng sẽ thoái khỏi và thay vào đó là Dragon Captial, một đại gia tên Tuấn và bà Mai.
Vào ngày thứ hai, Team NĐT CANSLIM đã hạ triển vọng chỉ số VN-Index xuống đèn vàng khi có 4 ngày phân phối trong thời gian 10 ngày, đánh mất EMA 21 ngày. Vì thế, nhà đầu tư vẫn cần phải cẩn trọng khi các cổ phiếu leader vẫn còn tỏ ra rất chật vật.
Cổ phiếu PVT giảm nhẹ -2.8% với thanh khoản thấp hơn phiên trước, và đang cố gắng giữ quanh điểm mua pivot 20,700 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Triển vọng thị trường chung yếu là lý do các cổ phiếu khó có thể thực hiện các điểm breakout thành công.
Chúng ta sẽ phải tiếp tục theo dõi các cổ phiếu khác có diễn biến ra ra sao sau hành động breakout nền giá để hiểu rõ về xu hướng của thị trường chung. Dòng ngân hàng đang là leader của thị trường và STB hôm nay đang tiến sát đến điểm mua Pivot truyền thống =23,650 của mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Mặc dù chưa có điểm breakout, nhưng STB đã có hai điểm mua Pocket Pivot liên tiếp trong hai ngày giao dịch gần đây, mang lại điểm mua sớm trước khi breakout.
Trước STB, đã có một vài cổ phiếu ngân hàng quốc doanh khác như BID, CTG, VCB cố gắng breakout nền giá nhưng không thành công. Mặc dù các cổ phiếu này vẫn giữ trên EMA 21 ngày nhưng diễn biến hành động giá gần đây khá đáng thất vọng khi cuối phiên thường đóng cửa ở đáy thấp ngày, một dấu hiệu cho thấy cổ phiếu bị bên bán đè.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC MỞ CỬA ĐẾN CÁC DÒNG CỔ PHIẾU CỦA VIỆT NAM- HPG, FRT, PHR
Nếu dư chấn từ FOMC tan đi thì thị trường cần câu chuyện mới để tiếp tục kéo thị trường đi lên. Thực tế, cuộc họp FOMC cũng là cái cớ tốt để nhà đầu tư chốt lãi dòng bank, chứng, thép, bất động sản hay nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh +50% đến +70% từ đáy tháng 11.
Trong nước, chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư công hay cố gắng giảm lãi suất. Tuy nhiên, nội lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để tự giải quyết và vẫn cần phải chất xúc tác mạnh từ bên ngoài.
Việc Trung Quốc đang có kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế là một key mà các nhà đầu tư nên theo dõi vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của nhiều ngành ở Việt Nam. Theo đánh giá của CTCK VNDirect, việc Trung Quốc mở cửa sẽ giúp một số ngành phục hồi như Hàng Không, Thuỷ Sản, Xi Măng, Cao Su, Thép, Dệt May, Bán Lẻ và Gạo. Trong khi ngành phân bón chịu tác động tiêu cực.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam nên các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu cao su lớn sang Trung Quốc như PHR sẽ được hưởng lợi. CTCK VNDirect cũng cho rằng, PHR sẽ được hưởng lợi nhờ quỹ đất KCN lớn dù tốc độ chuyển đổi sẽ chậm lại trong vài năm tới. Team NĐT CANSLIM dự phóng PHR vẫn có khả năng duy trì lợi nhuận trên 1000 tỷ trong năm 2022 và 2023. Theo một số thông tin rumor, lợi nhuận của PHR trong 11 tháng đã đạt gần 800-900 tỷ.
- Còn tiếp, theo dõi chi tiết qua room zalo 0977.697.420 của Team NĐT CANSLIM