KHÔNG CÓ ÔNG GIÀ NOEL NÀO XUẤT HIỆN ĐỂ PHÁT QUÀ. CHỈ SỐ VN-INDEX TIẾP TỤC ĐI NGANG TRONG BIÊN ĐỘ HẸP.

Một ngày giao dịch khá tẻ nhạt khi không có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền lớn, sự mất hút của khối ngoại trong vài phiên gần đây đã khiến thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh về MA50 ngày trong hơn 2 tuần. Sự kỳ vọng của sóng tăng giá lần này tập trung vào nhóm ngân hàng, các ngành khác vẫn đang có lượng cung treo lơ lửng lớn và cần có thêm thời gian để tiêu hoá.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Mùa giáng sinh năm nay có lẽ là một mùa giáng sinh đáng buồn với nhiều nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán lại một lần nữa rơi vào tình cảnh khá khó khăn trong nỗ lực tăng giá. Trong hai mùa noel gần nhất, TTCK Việt Nam có đợt sóng tăng mạnh mẽ từ đầu tháng 12 giúp trader kiếm được khá nhiều lợi nhuận, năm 2022 là một năm đáng để quên đi của nhiều trader không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 6 tại 1,020.34 (giảm 0.23%) với khối lượng giao dịch thấp hơn phiên hôm trước, chính điều đó đã không tạo nên thêm một ngày phân phối cho thị trường. Chỉ số tiếp tục có ngày giao dịch trong biên độ hẹp, tổng cộng đã có 4 phiên liên tiếp thị trường giao dịch với spread khá hẹp ngay tại khu vực MA50 ngày. Một sự tích luỹ để bùng nổ sau lễ Giáng sinh hay một lời cảnh báo về sự thiếu hụt của dòng tiền, tất cả sẽ được thị trường giải đáp trong các phiên sắp tới, công việc của trader cần làm là ngồi quan sát thật kỹ biến động của toàn bộ thị trường để tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình.

Một mẫu hình Zig Zag bên trong Kênh giá song song đang hình thành trên chỉ số VN-Index, với hành động giá trong vài phiên gần đây đã cho thấy thị trường đang tích luỹ hơn là phân phối. Đã có 3 nhịp sóng được chúng tôi đánh dấu a-b-c trên VN-Index, thế nhưng đừng quên rằng có những biến thể về sóng như việc thị trường có thể sẽ xuất hiện mẫu hình sóng a-b-c-X-A-B-C.

Thị trường có thể tăng giá lên vượt qua hoặc chạm vào đường trendline nhưng cũng sẽ mau chóng bị giảm xuống theo đặc thù của sóng giảm giá a-b-c-X-A-B-C. Rõ ràng kịch bản này vẫn có thể xảy ra trên chỉ số VN-Index khi mà cú giảm giá từ đỉnh hồi tháng 4.2022 chỉ mới trải qua 2 chân giảm, vẫn còn thiếu kịch bản 1 chân giảm giá nữa để hoàn thành 3 cái chân giảm mà William O’Neil vẫn hay đề cập trong các thị trường con gấu mà ông đã từng trải qua.

Một cú điều chỉnh xuyên thủng đáy vào giữa tháng 11.2022 sau đó kéo lên để hoàn tất đủ 3 chân giảm có vẻ là hợp lý trong bối cảnh này. Khi không có nhiều cổ phiếu Leader xuất hiện thì kịch bản giảm giá sẽ được đặt cửa nhiều hơn, trong đầu tư tăng trưởng quan trọng nhất là tìm thấy các cổ phiếu dẫn dắt để xác định xu hướng của thị trường chung.

Nếu thị trường thủng ngưỡng hỗ trợ MA50 ngày thì thị trường có thể đi theo kịch bản mà cá nhân tôi đề cập ở trên, còn nếu vẫn giữ được MA50 ngày thì kịch bản thị trường tăng giá và kéo về ngay tại MA150 ngày (vùng 1,150 điểm) là điều có thể.

Vẫn có tổng cộng 4 ngày phân phối đang hiện hữu và chưa có ngày nào sắp được xoá. Vì vậy nhà đầu tư cần thật sự thận trọng trước khi đưa ra kế hoạch mua cổ phiếu ở bối cảnh hiện tại.

Độ rộng thị trường tạm thời không có nhiều sự thay đổi so với các phiên giao dịch trước. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày hiện tại vẫn chiếm ưu thế so với số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày nhưng điều chúng tôi cần nhìn thấy là ngày càng có nhiều cổ phiếu giành lại MA50 ngày hơn nữa thay vì một sự thụt lùi về số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày trong các phiên qua.

CÁC CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG ĐÃ TÍCH LUỸ ĐỦ LÂU? THỜI CƠ SẮP ĐẾN.

Trong bối cảnh thị trường chung rơi vào giai đoạn điều chỉnh, nhiều cổ phiếu thuộc nhiều ngành nghề khác nhau cũng không thoát khỏi cảnh tương tự, chỉ riêng số ít một vài cổ phiếu thuộc nhóm điện như hôm nay có đà tăng giá khá mạnh mẽ. Như đã đề cập ở các bảng tin trước, sóng ngành ngân hàng vẫn là điểm đến của dòng tiền và là nhóm được chúng tôi ưa thích để đưa vào danh sách theo dõi nhất. Các cổ phiếu này cũng đã trải qua hơn 2 tuần giảm giá cùng với thị trường, khối lượng giao dịch ngày càng cạn kiệt khi cổ phiếu này giảm về các vùng hỗ trợ cho thấy không có áp lực bán tháo nào xuất hiện ở bên mạn phải của các cổ phiếu này.

Đầu tiên, cổ phiếu LPB nằm trong danh sách theo dõi đang hình thành phần tay cầm trong 2 tuần với khối lượng khá cạn kiệt. Điểm đến của cổ phiếu này trong đợt điều chỉnh là MA20 ngày, hành động giá trong vài phiên gần đây được đánh giá là chặt chẽ, hiện tại cổ phiếu đang giao dịch trên đường trung bình di động MA200 ngày. Điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc tay cầm là 14.3, trader có thể mở vị thế sớm nếu cổ phiếu LPB breakout khỏi đường trendline bên trong phần tay cầm với khối lượng giao dịch lớn.

Điều tương tự cũng đang xảy ra đối với cổ phiếu CTG, phần tay cầm của CTG được đánh giá là chặt chẽ hơn cả về hành động giá lẫn khối lượng so với các cổ phiếu ngân hàng khác. Cổ phiếu CTG hình thành phần tay cầm trong hơn 2 tuần với khối lượng giao dịch dường như mất hút, một sự chuyển giao có trật tự giữa các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tay chơi lớn.

Điểm pivot vẫn là 28.9 và trader có thể mở vị thế sớm ở điểm breakout đường trendline bên trong phần tay cầm.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất trong nhóm ngân hàng đó chính cổ phiếu BID, cổ phiếu này cũng trải qua hơn 2 tuần điều chỉnh về đường EMA21 ngày với khối lượng giao dịch ở mức thấp. Cổ phiếu BID xuất hiện một cây Pin bar rũ bỏ vào ngày thứ ba cho thấy dấu hiệu rủ bỏ của tay chơi lớn, nhà đầu tư có thể mở vị thế sớm khi giá cổ phiếu đóng cửa trên cây Pin bar này.

Tương tự nếu cổ phiếu BID breakout sớm khỏi đường trendline bên trong tay cầm, trader có thể tiến hành bổ sung vị thế. Điểm pivot vẫn là 42.3

Cùng nhìn lại về kết quả kinh doanh của cổ phiếu BID trong Quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022:

  • Kết quả kinh Quý 3 ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 14,098 tỷ VND (-3.5% QoQ, +15.5% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3,456 tỷ VND (-1.9% QoQ, +13.6% YoY) khiến TOI đạt 17,555 tỷ VND (-3.2% QoQ, +15.1% YoY). CIR đạt 31.1%, giảm 220 bps YoY trong khi chi phí trích lập dự phòng giảm, đạt 5,429 tỷ VND (-15.8% QoQ, -27.6% YoY) khiến LNTT 3Q2022 đạt 6,673 tỷ VND (+2.8% QoQ, +149.6% YoY). Lũy kế 9 tháng đầu năm, LNTT đạt 17,677 tỷ VND, tăng 64.7% YoY với tăng trưởng tín dụng 3Q2022 đạt 10.1% YTD.

 

  • NIM Q3.2022 đạt 2.93% (-3bps QoQ, -11bps YoY) trong đó lãi suất bình quân đầu ra tăng 6bps QoQ nhờ tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ và khối doanh nghiệp, giảm tỷ trọng cho vay tổ chức tài chính. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1,441 tỷ VND (-4.0% QoQ, -9.6% YoY); lãi từ hoạt động FX tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 801 tỷ VND (+28.2% QoQ, +75.4% YoY) trong khi đó hoạt động đầu tư – kinh doanh chứng khoán có lãi không đáng kể, đạt 57 tỷ VND trong khi thu nhập từ hoạt động khác đạt 1,057 tỷ VND (- 20.9% QoQ, +33.1% YoY) khiến NOII 3Q2022 đạt 3,456 tỷ VND, tăng 13.6% YoY. NII/TOI duy trì ở mức cao, đạt 80.3%.

(Con tiep)

Tham gia Team NDT CANSLIM de doc chi tiet ban tin, Zalo: 0977.697.420

Trả lời